(NB&CL) “Cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm”… có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”- nhấn mạnh ấy của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Chống lãng phí” có thể nói là lời hiệu triệu của Đảng ta trước vấn nạn lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ đích danh là “thứ giặc ở trong lòng”. Và để cuộc chiến ấy thành công, đối diện với cuộc chiến ấy phải là sự tuyên chiến hết sức mạnh mẽ quyết liệt của hết thảy chúng ta.
Sau thời gian chuẩn bị, sáng ngày 13/11/2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày trước Quốc hội Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án, bởi sẽ mang lại những hiệu quả và tác động như Đảng và Chính phủ đã nêu.
Tuy nhiên, do đây là dự án rất lớn, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, nhiều đại biểu cho rằng cần có những chỉ đạo đánh giá kỹ về hiệu quả kinh tế. Nhiều đại biểu như đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bày tỏ băn khoăn về vấn đề thời gian và đội vốn. Ông cũng dẫn chứng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khởi công chính thức năm 2011 dự kiến hoàn thành 2015, nhưng sau 12 lần lỡ hẹn mới chạy chính thức. Dự kiến nguồn vốn ban đầu dự án là 553 triệu USD nhưng sau đó lên 868 triệu USD. Dự án Nhổn - ga Hà Nội cũng 14 lần lỡ hẹn, khởi công năm 2006 dự kiến hoàn thành 2010, nhưng tới nay chưa vận hành toàn tuyến. “Cả hai dự án đường sắt đô thị nội đô dù không thể so với đường sắt tốc độ cao nhưng đều kéo dài thời gian và đội vốn. Do đó, cần sự chuẩn bị rất kỹ để hoàn thành dự án đường sắt tốc độ cao” - đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng băn khoăn.
Không khó để thấu hiểu những băn khoăn của các đại biểu Quốc hội như đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng. Không chỉ có hai dự án đường sắt đô thị nội đô của Hà Nội, việc hàng loạt dự án trước đây vẫn còn đắp chiếu, gây lãng phí không còn là sự hiếm. Thậm chí không khó để nhận biết công trình, dự án chậm tiến độ, bị đội vốn, bị “treo”, “bị đắp chiếu” tại nhiều địa phương trong cả nước, gây rất nhiều hệ luỵ, hậu quả khó có thể đong đếm.
Đơn cử như tại TP. Hồ Chí Minh, tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) có tổng vốn đầu tư gần 47.900 tỷ đồng, đã lùi kế hoạch khởi công đến năm 2025, chậm hơn 10 năm so với kế hoạch ban đầu; dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm TP. Hồ Chí Minh (vốn đầu tư 800 tỷ đồng) khởi công năm 2013, dự kiến hoàn thành năm 2015, nhưng sau 11 năm vẫn chưa hoàn thành phần thô…. Tại nhiều tỉnh, thành phố, còn vô số nhóm công trình giao thông, xây dựng dân dụng…, được liệt vào danh sách các công trình có vốn đầu tư công chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chưa thể xác định thời hạn hoàn thành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong phần trình bày báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV mới đây đã thẳng thắn nhìn nhận: “lãng phí trong quản lý tài sản công, đất đai… còn lớn”.
Không chỉ là lãng phí từ những công trình dự án, đội vốn, trong bài viết chống lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm còn chỉ rõ “một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay”, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm…
Hệ luỵ của sự “lãng phí gay gắt” này, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại biểu Quốc hội, là vô cùng nguy hiểm bởi nó gây ra những hệ luỵ khó có thể đong đếm, định lượng được, đó là sự suy giảm lòng tin của người dân. ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) từng cho rằng, các dự án “trùm mền”, công trình “đắp chiếu” không chỉ lãng phí hàng trăm nghìn tỷ đồng, lãng phí nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển… mà còn lãng phí niềm tin của Nhân dân.
“Đây mới chỉ là con số về mặt tài chính, còn những lãng phí, hệ luỵ xoay quanh nó như: lãng phí về nguồn lực đất đai, lãng phí về cơ hội phát triển của doanh nghiệp, của đất nước… thì không đo đếm hết và trên hết đó là lãng phí niềm tin của Nhân dân” - ĐBQH Nguyễn Hữu Thông nhấn mạnh. Tiến sĩ Nhị Lê – nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cũng từng khẳng định: Thứ lãng phí chúng ta dễ nhìn nhận ra rõ nét nhất chính là lãng phí về tài sản, vật chất, tiền bạc – những thứ có thể định lượng được.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nhị Lê, có những thứ lãng phí không thể đong đếm hay quy đổi ra được bằng vật chất mà thiệt hại của nó có khi còn đặc biệt nghiêm trọng như lãng phí thể chế, lãng phí cơ hội, lãng phí nguồn lực con người, lãng phí thời gian, lãng phí niềm tin… và rất nhiều những dạng thức lãng phí “tai hại” khác... ĐBQH Đào Hồng Vận (tỉnh Hưng Yên) sau khi chỉ ra tình trạng nhiều dự án chậm triển khai, không thể đưa vào hoạt động gây lãng phí, thiệt hại lớn cho người dân và doanh nghiệp cũng đã cho rằng: “Ở đây chúng ta không chỉ gây lo lắng về lãng phí mang tính vật chất và tiền bạc mà nguy hiểm hơn là lãng phí về niềm tin”.
Như vậy, rõ ràng, lãng phí về niềm tin nguy hiểm hơn lãng phí tiền bạc. Và để để ngăn chặn mối nguy hiểm ấy, không có con đường nào khác hơn chính là việc phải bắt đầu từ sự tuyên chiến sao cho đủ quyết liệt, đủ mạnh mẽ với nạn lãng phí.
Vậy thế nào là đủ mạnhh mẽ, đủ quyết liệt? Trong bài viết “Chống lãng phí”, đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ một số giải pháp trọng tâm, trong đó có việc: Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực công, khu vực tư về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để….
Thứ hai, tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công…. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí; xây dựng cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Thứ ba, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân dân và phát triển đất nước.
Thứ tư, xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hằng ngày”….
4 giải pháp mà người đứng đầu Đảng ta đã đưa ra thiết nghĩ đã khá toàn diện và thấu đáo. Triển khai sao cho hiệu quả, thực chất 4 nhóm giải pháp ấy chính là sự tuyên chiến quyết liệt với thứ “giặc nội xâm”, giặc “trong lòng” trong mỗi con người chúng ta. Thắng được loại giặc nguy hiểm này, ấy là mỗi người dân đang góp phần thiết thực nhất vào sự chuyển mình đi lên của đất nước.
(CLO) Tối 14/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công điện 8669/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định cùng các bộ ban ngành liên quan về việc ứng phó với bão Usagi gần biển Đông.
(CLO) Song song với việc dùng đá, cát lấp vị trị sụt lún ở đập thủy lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, Gia Lai), lực lượng chức năng đã mở các cửa xả để giảm áp lực lên thân đập, hạ mực nước xuống thấp nhằm tránh nguy cơ sự cố lan rộng.
(CLO) Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng, chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
(CLO) Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày mai (15/11), bão số 8 sẽ giảm cấp liên tục và suy yếu xuống thành vùng áp thấp. Trong khoảng 24 giờ tới, bão Usagi cũng sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất đến thời điểm hiện tại của cơn bão này là cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16.
(CLO) Ngày 14/11, Chi bộ, chi đoàn văn phòng, các ban, Hội Cựu chiến binh thuộc Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với đoàn cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam đến tham quan, học tập truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 15/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh. Trung Trung Bộ đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Nam Bộ chuẩn bị bước vào kỳ triều cường, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng.
(CLO) Những vấn đề xung quanh việc bảo tồn di chỉ Vườn Chuối là vấn đề rất thời sự, nóng hổi cần có ý kiến các nhà khoa học để bảo tồn, gìn giữ di sản quý giá này.
(CLO) Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024.
(CLO) Ngày 14/11, tại trường Tiểu học Phú Diễn (Hà Nội) đã diễn ra chương trình chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Tiểu học Phú Diễn – Phú Diễn Got Talent lần thứ V”. 28 tiết mục được các tài năng nhí dưới 10 tuổi thể hiện trên sân khấu, khiến nhiều khán giả trầm trồ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
(CLO) Làng cá Thẩm Phé - nơi được nhiều du khách đánh giá "5 sao" - là một điểm du lịch đầy thú vị cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và ẩm thực Lai Châu.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường và các em học sinh, nhất là trong việc chủ động có kế hoạch dạy và học, ôn tập phù hợp, hiệu quả.
(CLO) Lềnh Chi Và và Nguyễn Trung Hiếu đã bán trót lọt 33 khẩu súng cho 26 đối tượng ở nhiều tỉnh, thành và thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng. Nhiều đối tượng đặt mua sau đó sử dụng để giải quyết mâu thuẫn, đòi nợ hoặc thực hiện hiện các hành vi phạm tội khác.
(CLO) Sau nhiều lần khảo sát tại Gia Lai, Công ty Cellutane Company Limited (Nhật Bản) đã quyết định chọn huyện Chư Păh làm nơi đầu tư xây dựng Nhà máy may và gia công chế biến gỗ. Hiện dự án này đã được tỉnh Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư.
(CLO) 2 doanh nghiệp tại Quảng Bình dù không có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gì nhưng đã xuất trên 700 hóa đơn GTGT, trong đó gồm hóa đơn GTGT điện tử và hóa đơn GTGT (hóa đơn giấy) với tổng giá trị thanh toán trên 40 tỷ đồng.
(CLO) Tại Kỳ họp 50, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả đề nghị thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm tại Đảng bộ tỉnh Trà Vinh.
(CLO) Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.
(NB&CL) Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, công tác phòng, chống lãng phí, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra trong bài viết mới đây, đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Nói về việc chống lãng phí, không thể không nhớ tới những bài học và tấm gương mẫu mực từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng” và luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm.
(CLO) Từ đầu năm đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án 2 cấp tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố 11 vụ/57 bị can; truy tố 19 vụ/94 bị can; xét xử 19 vụ/95 bị cáo; thu hồi hơn 262 tỷ đồng bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực.
(CLO) Tại Kỳ họp 48, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng đoàn và đồng chí Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
(CLO) Trong các ngày 01 và 02/10/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 48. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.
(CLO) Tại Kỳ họp 46, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ: Tỉnh Hòa Bình và Thành phố Hồ Chí Minh.