Chống “lợi ích nhóm”: Từ khoá “Mường Thanh” cần được giải mã!

Thứ năm, 20/07/2017 16:32 PM - 0 Trả lời

Gần đây một tập đoàn kinh tế mạnh liên tục bị công luận điểm tên, chỉ trích về hàng loạt vi phạm pháp luật quản lý xây dựng. Nhất là sau phát ngôn của Giám đốc công an Hà Nội tại phiên chất vấn của kỳ họp HĐND thành phố sáng ngày 05/7/2017. Theo đó, báo chí lại dậy sóng về những toà nhà chọc trời, những dự án nghìn tỷ của vị “đại gia điếu cày” và những vướng mắc, vi phạm đã nhiều năm nhưng chưa đi đến hồi kết. Từ khoá “Mường Thanh”, cái tên lừng danh khắp cả nước của tập đoàn kinh tế nói trên lại nóng lên trong cộng đồng dân cư mạng. Có lẽ vì thế mà vi phạm của Tập đoàn Mường Thanh qua thời gian dài đến nay mới được đẩy lên đỉnh điểm.

Sự kiện: Mường Thanh

Gần đây một tập đoàn kinh tế mạnh liên tục bị công luận điểm tên, chỉ trích về hàng loạt vi phạm pháp luật quản lý xây dựng. Nhất là sau phát ngôn của Giám đốc công an Hà Nội tại phiên chất vấn của kỳ họp HĐND thành phố sáng ngày 05/7/2017. Theo đó, báo chí lại dậy sóng về những toà nhà chọc trời, những dự án nghìn tỷ của vị “đại gia điếu cày” và những vướng mắc, vi phạm đã nhiều năm nhưng chưa đi đến hồi kết. Từ khoá “Mường Thanh”, cái tên lừng danh khắp cả nước của tập đoàn kinh tế nói trên lại nóng lên trong cộng đồng dân cư mạng. Có lẽ vì thế mà vi phạm của Tập đoàn Mường Thanh qua thời gian dài đến nay mới được đẩy lên đỉnh điểm. Theo quan sát của một số nhà báo, mặc dù đang chịu nhiều áp lực trước công luận và công việc kinh doanh của tập đoàn cũng đang bị ảnh hưởng xấu, nhưng ông chủ tập đoàn vẫn thản nhiên như không có gì xảy ra. Một số phóng viên bất ngờ khi ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch tập đoàn Mường Thanh xuất hiện ở một sự kiện quan trọng ngày 16/7/2017 tại thành phố Vinh và ông vui vẻ trả lời phỏng vấn, chụp ảnh chung với khách mời trước khi chia tay. Từ thái độ bình thản của ông chủ tập đoàn đang còn nhiều tai tiếng, nhiều người nghi vấn, có thể có một thế lực mạnh chống lưng cho tập đoàn, và trong thời điểm hiện tại có một bộ phận công chúng liên tưởng đến cụm từ “lợi ích nhóm” ở đây. Và cũng có một luồng dư luận cho rằng Mường Thanh đang bị báo chí “đánh hội đồng”. Bên cạnh đó một bộ phận công chúng báo chí có những góc nhìn khác hơn, họ muốn đi sâu bàn luận về câu chuyện nhiều mặt của Mường Thanh. Trước hết phải khẳng định Mường Thanh là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và phát triển bền vững. Hiện nay Đảng, Nhà nước ta đang xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, cùng với đó là chống tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”... vậy các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả như Mường Thanh thì việc xây và chống với nội dung nêu trên ở đây được liên hệ như thế nào? Bớt rào cản cho Doanh nghiệp, giảm chi phí cho Doanh nghiệp, tạo mọi thuận lợi để cho Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững. Đó là một trong những mục tiêu trực tiếp, một trong những thông điệp của Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động. Như vậy, Doanh nghiệp làm đúng, làm tốt, có hiệu quả phải được bảo vệ, khích lệ, động viên, khen thưởng. Doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc Chính phủ phải hỗ trợ, tháo gỡ. Và khi Doanh nghiệp có vấn đề "tai tiếng" cũng phải xem xét một cách toàn diện, công tâm và khách quan. Nếu cơ quan chức năng cứ gây khó dễ khi Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục đầu tư, kinh doanh; và khi Doanh nghiệp có sai phạm lại không xem xét hợp tình, hợp lý, thấy hết các yếu tố khách quan, chủ quan, quy kết đổ hết lỗi cho Doanh nghiệp, thêm vào đó dư luận lại thổi bùng lên các sai phạm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp trên thương trường... thì việc xây dựng Chính phủ theo khẩu hiệu nói trên không còn đúng nghĩa. Xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động cũng không dung túng cho các vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi các sai phạm xảy ra, nếu có một phần nguyên nhân, nguồn gốc từ bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; do suy thoái, tham nhũng, quan liêu của đội ngũ cán bộ trong bộ máy ấy tạo ra, thì các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp nên làm gì? Đây là vấn đề đặt ra cần phải suy nghĩ để giải quyết, xử lý các vụ việc nổi cộm trong phạm vi cả nước. Câu chuyện về Tập đoàn Mường Thanh vi phạm pháp luật về quản lý xây dựng là một thí dụ điển hình. Trong thời gian qua có nhiều bài báo lên án tập đoàn này. Việc báo chí phản ánh và đòi hỏi cơ quan chức năng của Nhà nước vào cuộc để xử lý các sai phạm của tập đoàn này nhằm duy trì kỷ cương phép nước là cần thiết. Tuy nhiên, sự việc ở đây được làm nóng lên để không chỉ nhằm vào Mường Thanh, mà còn muốn nhằm vào “nhóm lợi ích” – vấn đề trong nghị quyết của Đảng yêu cầu cần phải chống, thì đây là một địa chỉ chưa phù hợp. “Nhóm lợi ích” trước hết phải nằm ở các doanh nghiệp lấy đất giá rẻ và hoạt động kinh doanh bị thua lỗ hàng nghìn tỷ. Nhà nước thiệt hại kép rất lớn và lợi ích của “nhóm” cũng rất lớn. Còn những nơi Nhà nước không thiệt hại gì, được thu đủ thuế, cán bộ các cơ quan chức năng có chăng chỉ được đối ngoại “bôi trơn” từ giá trị lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc “bôi trơn” này cũng cần phải chống, nhưng không phải là “thành trì” của nhóm lợi ích. Chống lợi ích nhóm hiện nay cần tập trung chống làm thất thoát của công thành của tư. Hàng trăm cán bộ có khối tài sản “khủng”, hàng nhiều ngàn cán bộ giàu lên bất thường, còn Nhà nước đang phải gánh một khối nợ công khổng lồ trên 2 triệu rưỡi ngàn tỷ. Đây mới là trọng điểm chống tham nhũng. Chống lợi ích nhóm và xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo là 2 vấn đề lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Xoay quanh những bài báo lên án Tập đoàn Mường Thanh, chúng tôi liên tưởng đến 2 vấn đề nêu trên. Nếu thổi bùng những sai phạm của Mường Thanh, làm giảm uy tín của tập đoàn này, tạo cho họ thêm khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thì cả 2 vấn đề trên đều không đạt được mục đích. Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam có chức năng tiếp sức cho nhà báo giám sát và phản biện xã hội. Từ quan điểm nêu trên, chúng tôi muốn nhận thêm nhiều ý kiến phản hồi của các nhà báo và công chúng báo chí về vấn đề này. Trước hết xin giới thiệu bài viết của nhà báo Xuân Hoàng, và sẽ đăng tiếp nhiều ý kiến khác, với mong muốn từ khoá “Mường Thanh” được giải mã để rút kinh nghiệm chung.

--------------------------------------------------

Nhìn nhận và đánh giá đúng về Tập đoàn Mường Thanh

Được hình thành và phát triển từ một doanh nghiệp tư nhân nhỏ, sau hơn 20 năm với sự nỗ lực hết mình, Mường Thanh đã vươn lên trở thành Tập đoàn kinh tế tổng hợp đa ngành, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Điều đặc biệt trong những năm gần đây, Mường Thanh đã tạo nên nhiều dấu ấn với những dự án chung cư giá rẻ, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có nhà ở và làm “hồi sinh” những dự án “đắp chiếu” nhiều năm; đồng thời có trách nhiệm đối với công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, gần đây dư luận đang “bùng” lên chuyện “lình xình” xung quanh những vi phạm quy định quản lý xây dựng của doanh nghiệp này. Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu, điều tra để có cái nhìn đầy đủ về những vấn đề công luận quan tâm. Kỳ 1: Dấu ấn về Mường Thanh Trải qua chặng đường đầy khó khăn thử thách, vượt qua nhiều rào cản, qua bao thăng trầm, vấp ngã, vật lộn với thương trường; Đến nay Tập đoàn Mường Thanh đã phát triển và trở thành Tập đoàn kinh tế tổng hợp đa ngành hoạt động trên các lĩnh vực Đầu tư - Xây dựng - Du lịch - Giải trí... tạo việc làm và đời sống ổn định cho hàng chục ngàn lao động, hàng năm nộp ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, “thuyền trưởng” Lê Thanh Thản, đã chống chọi, chèo lái đưa con tàu Mường Thanh vượt qua khủng hoảng của thị trường tài chính, sự đóng băng thị trường bất động sản (BĐS) và gặt hái được nhiều thành công trong đó nổi bật là những dự án chung cư giá rẻ luôn bảo đảm tiến độ xây dựng và đáp ứng nhu cầu phân khúc thị trường BĐS của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Không những vậy, vị thuyền trưởng này còn làm cho thị trường BĐS “dậy sóng”, tạo luồng sinh khí mới “hồi sinh” nhiều dự án từng bị “đắp chiếu” nhiều năm nay... Điển hình trong đó có dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5, do Công ty CP Phát triển Địa ốc Cienco 5 làm chủ đầu tư. Quy mô dự án hơn 400 ha, được khởi công đầu năm 2008 - thời điểm BĐS nóng lên từng ngày, khiến giới đầu cơ làm giá, săn lùng ráo riết. Nhưng rồi sau đó án binh bất động và “đóng băng” cho đến khi Mường Thanh vào cuộc, dự án mới được hồi sinh trở lại. [caption id="attachment_174105" align="aligncenter" width="582"]Báo Công luận Dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5 nhiều năm bị bỏ hoang được tập đoàn Mường Thanh mua lại với giá 3.500 tỷ đồng.[/caption] Dự án Khu đô thị Thanh Hà nằm trên địa bàn hai phường Phú Lương, Kiến Hưng, quận Hà Đông và xã Cự Khê huyện Thanh Oai, Hà Nội. Vào khoảng thời gian cuối năm 2009 đầu năm 2010, mặc dù dự án đang trong quá trình giải phóng  mặt bằng, nhưng đã có nhiều nhà đầu tư bỏ tiền mua, có thời điểm “đẩy” giá lên tới 40 - 50 triệu đồng/m2. Sau đó, do nhiều yếu tố tác động khiến dự án này “án binh bất động” và Khu đô thị Thanh Hà gần như “bỏ hoang” trong nhiều năm liền. Đến giữa tháng 4/2016, Tập đoàn Mường Thanh đã “mua lại” với giá 3.500 tỷ đồng tiếp tục đầu tư. Dự kiến trong năm 2017, Tập đoàn Mường Thanh sẽ tung ra thị trường khoảng 3.000 căn hộ có giá chỉ từ 10 triệu đồng/m2, mỗi căn hộ có diện tích từ 50 - 60m2. Dự án “Công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh” đang là điểm nóng về câu chuyện “lình xình” trong quản lý xây dựng, tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội theo hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh ký kết với Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát. Đây là Dự án trên khu đất của Nhà máy gạch Đại Thanh nên việc thực hiện Dự án này còn góp phần triển khai chủ trương của thành phố Hà Nội về việc di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi thành phố. Năm 2006, Dự án được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết. Đến năm 2011 (sau khi Tập đoàn Mường Thanh nhận chuyển giao) thì Dự án mới bắt đầu triển khai xây dựng. Đây là thời điểm kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái đã tác động tiêu cực đến Việt Nam, nhất là thị trường bất động sản sau một thời gian dài phát triển “nóng” đã rơi vào khủng hoảng, trầm lắng. Mặt khác, do lãi suất ngân hàng cao, các chủ đầu tư chủ yếu tập trung phát triển phân khúc nhà ở cao cấp, không quan tâm đến phân khúc căn hộ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Các dự án BĐS nói chung và Dự án “Công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh” nói riêng rất khó khăn trong việc triển khai, do không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, sản phẩm bất động sản gần như không tiêu thụ được. Trước khó khăn đó, Tập đoàn Mường Thanh đã nổ lực, huy động mọi nguồn lực để Dự án được triển khai xây dựng đúng tiến độ đặt ra, đáp ứng và giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng là người lao động, công nhân, viên chức có thu nhập trung bình và thấp, góp phần tăng thêm quỹ nhà ở đáp ứng giải quyết về nhu cầu nhà ở cho người dân. Dự án đã hoàn thành vượt tiến độ và bàn giao nhà cho người mua trước thời hạn. Từ khi bàn giao nhà (năm 2013) đến nay người mua nhà đã sinh sống ổn định, không có khiếu kiện, khiếu nại. Đặc biệt, Tập đoàn đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập tổ dân phố, ban quản trị tòa nhà, hoàn thiện hệ thống phòng cháy, chữa cháy... Hiện tại, BQL Dự án đã khẩn trương làm việc với cơ quan chức năng, đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cho 2.057/3.941 căn hộ của 6 tòa chung cư ... Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Niệm (cán bộ hưu trí, trú Phường Hàng Bài, Hà Nội), là người đã từng nhiều năm theo tìm mua nhà ở giá rẻ ở Hà Nội cho rằng, việc Tập đoàn Mường Thanh đầu tư Dự án phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ là một việc làm hết sức ý nghĩa, không những góp phần tạo nên giá thật để cho người cần mua nhà mua được, chứ không có hiện tượng “đầu cơ” tạo “bong bóng bất động sản” trên thị trường do “thổi” bùng giá lên làm cho thị trường BĐS bất ổn, qua đó góp phần lành mạnh hóa thị trường BĐS ở Hà Nội trong những năm qua.   [caption id="attachment_174106" align="aligncenter" width="480"]Báo Công luận Tập đoàn Mường Thanh xây dựng công trình nước sạch tặng nhân dân bản Hát Hẹ, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.[/caption] Cũng theo ông Niệm, nếu các Doanh nghiệp BĐS khác trên địa bàn Hà Nội làm được như Mường Thanh thì thị trường BĐS ở Hà Nội sẽ luôn ổn định và đối tượng người có thu nhập trung bình, thấp sẽ có điều kiện mua nhà để ở. Đặc biệt, người mua nhà luôn tin tưởng ở Mường Thanh bởi: giá hợp lý, không sai hẹn thời gian giao nhà, các dịch vụ khi nhà đưa vào sử dụng phù hợp, không vượt quá sức của người lao động thu nhập thấp... Bên cạnh đó, Tập đoàn Mường Thanh là đơn vị có trách nhiệm cao đối với công tác xã hội. Để có nguồn lực thực hiện thường xuyên các hoạt động xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, Tập đoàn Mường Thanh đã lập Quỹ nhân đạo Mường Thanh. Được ra mắt năm 2013, Quỹ nhân đạo Mường Thanh đã trở thành nơi quy tụ vạn tấm lòng của người lao động Tập đoàn Mường Thanh trên khắp cả nước cùng chung tay với hoạt động thiện nguyện thiết thực và có ý nghĩa. Qua đó, quỹ đã huy động được hàng chục tỷ đồng tiền mặt và nhiều quà tặng, hiện vật cùng hàng trăm tình nguyện viên trên khắp cả nước đến với các hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn hay những nơi bị thiên tai, lũ lụt xảy ra... Năm 2016, UBND tỉnh Nghệ An đã tặng Bằng khen cho Tập đoàn Mường Thanh - đơn vị có nhiều đóng góp cho công tác vì người nghèo của tỉnh… Cũng chính từ nhận thức cao về trách nhiệm với xã hội, Mường Thanh đã tích cực tham gia chương trình Ngân hàng bò giống giúp người nghèo với hàng ngàn con bò giống được trao tận tay cho đồng bào H’Mông ở Ma Thì Hồ, một xã nghèo tại tỉnh Điện Biên, giúp bà con nơi đây thoát nghèo...Những việc làm thiết thực như giúp đồng bào bị lũ lụt sớm ổn định cuộc sống, các chương trình tri ân hướng về nguồn cội, tặng quà các trung tâm nhân đạo, giúp trẻ em nghèo....luôn được Mường Thanh thực hiện với tấm lòng thiện nguyện và cái “tâm” trong sáng. [caption id="attachment_174107" align="aligncenter" width="360"]Báo Công luận Tập đoàn Mường Thanh tặng bò giống cho người nghèo ở xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.[/caption] Trước những cố gắng đạt được, cho đến thời điểm này, không riêng gì ở Hà Nội mà ở nhiều địa phương khác trên cả nước, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các dự án, các tòa chung cư cao tầng, các khách sạn... đã và đang được Tập đoàn Mường Thanh đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động. Điều đáng ghi nhận là Mường Thanh đã tạo sự đột phá khi thực hiện xây dựng những Dự án nhà ở thương mại giá rẻ, góp phần làm lành mạnh thị trường BĐS, qua đó còn làm “hồi sinh” nhiều dự án bị “đắp chiếu” nhiều năm. Bên cạnh nhiều thành công lớn nêu trên, Tập đoàn Mường thanh cũng để lại nhiều tai tiếng về vi phạm pháp luật quản lý xây dựng. Có nhiều dự án xây vượt tầng, chuyển đổi công năng sử dụng so với hồ sơ thiết kế được phê duyệt ban đầu, và có những dự án còn sai quy định về phòng cháy, chữa cháy của Tập đoàn Mường Thanh đã làm nóng dư luận trong thời gian qua. Kỳ 2: Xung quanh những chuyện đang "nóng" về Mường Thanh

Theo Xuân Hoàng - Cổng TTHNBVN

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn