Chống ô nhiễm khói mù: “Cuộc chiến mới” của các nước Đông Nam Á

Thứ năm, 05/10/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sẽ không quá lời khi nói, chống ô nhiễm khói mù đang là cuộc chiến mới không hề dễ dàng mà các nước Đông Nam Á đang phải đối mặt.

Đúng như dự đoán, hiện tượng El Nino đã đang làm gia tăng một cách đáng quan ngại hiện tượng ô nhiễm khói bụi mà báo chí quốc tế đang gọi với cụm từ “cuộc khủng hoảng khói mù - haze crisis” tại nhiều quốc gia, trong đó Đông Nam Á là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Sẽ không quá lời khi nói, chống ô nhiễm khói mù đang là cuộc chiến mới không hề dễ dàng mà các nước Đông Nam Á đang phải đối mặt.

Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khói mù toàn diện

Hôm 29/9, Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - ASMC - đã kích hoạt Cảnh báo Cấp độ 2 cho khu vực phía Nam ASEAN. Chỉ còn một cấp nữa là có thể trở thành cuộc khủng hoảng khói mù toàn diện.

Malaysia có lẽ đang là một trong những quốc gia đang phải hứng chịu những hệ quả tồi tệ nhất từ cuộc khủng hoảng này. Theo thông tin vừa được Cục Môi trường Malaysia đưa ra hôm 2/10 vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí của Malaysia đang xấu đi, đặc biệt ở phía Tây Bán đảo Malaysia, với 11 khu vực ghi nhận chỉ số ô nhiễm không khí (API) ở mức có hại cho sức khỏe.

Chất lượng không khí tổng thể trên cả nước thể hiện sự xuống cấp. Cháy rừng ở phía nam Sumatra, phía trung và nam Kalimantan ở Indonesia đã gây ra khói mù xuyên biên giới” - Cục trưởng Cục Môi trường Malaysia Wan Abdul Latiff Wan Jaffarcho biết trong một thông cáo. Các trường học và nhà trẻ phải dừng mọi hoạt động ngoài trời khi chỉ số API lên mức 100 và đóng cửa khi chỉ số API lên mức 200.

chong o nhiem khoi mu cuoc chien moi cua cac nuoc dong nam a hinh 1

Tòa tháp đôi Petronas ẩn hiện trong khói mù ở thủ đô Kuala Lumpur. Ảnh: EPA-EFE

Trước đó, ngày 30/9, Hãng AFP 9 dẫn lời một quan chức hàng đầu ngành môi trường tại Malaysia nói rằng hàng trăm vụ cháy rừng ở Indonesia gây khói mù tại các khu vực ở Malaysia, làm chất lượng không khí trở nên xấu hơn. Mặc dù vậy, phía Indonesia đã phản bác lại báo cáo trên.

Tại Indonesia, tình trạng cũng không kém phần tồi tệ. Ngày 27/8/2023, chính quyền thủ đô Jakarta của Indonesia cho biết đã áp dụng công nghệ phun sương mù từ nóc các tòa nhà cao tầng để ngăn chặn bụi mịn, tác nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm tại thành phố này trong thời gian qua.

Đầu tháng 8, thủ đô Jakarta xếp đầu danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo xếp hạng của công ty giám sát chất lượng không khí IQAir của Thuỵ Sỹ. Cụ thể, Jakarta và các vùng lân cận đã thường xuyên ghi nhận mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao gấp nhiều lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vượt xa các thành phố ô nhiễm nghiêm trọng khác như Riyadh (Saudi Arabia), Doha (Qatar) và Lahore (Pakistan).

Tại Thái Lan, tình hình ô nhiễm khói bụi cũng tồi tệ không kém. Theo nền tảng giám sát không khí toàn cầu IQAir, hồi tháng 4/2023, nồng độ bụi mịn PM 2.5 (hạt bụi nhỏ đến mức có thể vào máu) tại Chiang Mai cao hơn 30 lần so với hướng dẫn thường niên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). IQAir xếp Chiang Mai là một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới, vượt các “điểm nóng” thường xuyên như Lahore và Delhi.

Hồi tháng 3/2013, nhiều trường học tại Lào đã phải đóng cửa do nồng độ bụi mịn PM2.5 tăng cao chưa từng thấy. Giới chức tại các tỉnh Bokeo và Xayaboury (Bắc Lào) đã cho tất cả các lớp học mẫu giáo trên địa bàn của hai tỉnh tạm thời nghỉ học do nồng độ bụi mịn trong không khí quá cao. Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào đã cảnh báo người dân trên cả nước về tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Hệ lụy khôn lường từ những hạt bụi mịn

Các hạt bụi mịn có kích thước siêu vi được biết đến nhiều nhất là: PM10 – Các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10 µm (µm là viết tắt của micromet, kích thước bằng một phần triệu mét) và PM2.5 là các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm. Các hạt bụi mịn PM2.5 và PM10 được sản sinh ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau như đa phần được tạo ra từ các hoạt động của con người qua việc đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch, bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet, tuy nhiên với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Bụi mịn PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Đơn cử như tại Thái Lan, theo số liệu của Bộ Y tế nước này, từ đầu năm 2023 đến nay đã có gần 2 triệu người ở nước này phải nhập viện điều trị các vấn đề về hô hấp do ô nhiễm không khí. Chuyên gia tim mạch ở Chiang Mai, ông Rungsrit Kanjanavanit cho rằng nồng độ PM 2.5 tăng 10 micrograms/mil sẽ làm giảm tuổi thọ 1 năm.

chong o nhiem khoi mu cuoc chien moi cua cac nuoc dong nam a hinh 2

Khói mù ô nhiễm bao phủ dày đặc tại Chiang Mai, Thái Lan, ngày 10/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Một nghiên cứu khác của WHO và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC đã cho thấy, nếu mật độ PM10 trong không khí tăng lên 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36%. Vì thế nói bụi mịn là “kẻ thù giấu mặt đặc biệt nguy hiểm” của sức khoẻ con người là vì vậy.

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, ô nhiễm bụi mịn tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội. Theo tổ chức hoạt động vì môi trường Greenpeace khu vực Đông Nam Á cho biết, ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của khoảng 160.000 người và gây thiệt hại kinh tế tổng cộng khoảng 85 tỷ USD tại 5 thành phố đông dân nhất thế giới trong năm 2020.

Hợp tác chống ô nhiễm khói mù: Điều không thể khác

Theo nhiều chuyên gia, cuộc chiến với ô nhiễm khói mù là cuộc chiến nan giải mà không một quốc gia đơn nhất nào có thể làm được. Thực tế, đó có lẽ cũng là lý do khiến các nước Đông Nam Á đã, đang chủ trương hợp tác chống ô nhiễm khói mù.

Theo đó, hồi đầu tháng 8 vừa qua, ngày 4/8, Ban Thư ký ASEAN đã tổ chức một hội thảo trực tuyến về tăng cường nỗ lực phối hợp và chuẩn bị ứng phó với tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. Tại hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của phối hợp liên ngành thông qua việc ưu tiên các giải pháp khu vực, trong đó tập trung vào các chiến lược và ưu tiên y tế, phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm như dịch COVID-19.

Hội thảo tái khẳng định ASEAN đã nỗ lực đảm bảo một khu vực không có khói mù theo Thỏa thuận chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới của ASEAN; nâng cao nhận thức và sẵn sàng ứng phó với các vụ ô nhiễm khói mù xuyên biên giới trong các ngành và lĩnh vực; giải quyết các tác động của đại dịch COVID-19 đối với việc quản lý các vụ cháy rừng và ô nhiễm khói mù, cũng như nguy cơ tiềm ẩn từ áp lực hậu đại dịch đối với các hệ sinh thái đất than bùn.

Trước đó, tại cuộc họp lần thứ 24 của Ban chỉ đạo cấp bộ trưởng Tiểu vùng Mekong về phòng chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (MSC 24) được tổ chức tại Singapore hồi tháng 6/2023, các nước MSC cam kết luôn cảnh giác, tăng cường các nỗ lực giám sát hỏa hoạn và ngăn ngừa khói mù để giảm thiểu sự xuất hiện của các đám khói mù xuyên biên giới trong thời kỳ khô hạn hơn.

Các nước MSC cũng tái khẳng định sẵn sàng cung cấp hỗ trợ, như triển khai các nguồn lực kỹ thuật chữa cháy trong tình huống ứng phó khẩn cấp, cũng như tăng cường phối hợp để giảm thiểu cháy rừng và đất than bùn.

Các nước tái khẳng định cam kết hướng tới việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả AATHP và mong muốn hoàn tất Lộ trình mới về hợp tác ASEAN hướng tới kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới giai đoạn 2023-2030 và Chiến lược mới quản lý đất than bùn của ASEAN (APMS) giai đoạn 2023-2030 để giải quyết toàn diện các nguyên nhân gốc rễ của ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực. 

Các nước cũng cùng chung mong muốn hoàn tất Khung đầu tư quản lý đất đai bền vững và xóa bỏ khói mù ở Đông Nam Á để ưu tiên các hành động giảm khói mù và tạo điều kiện thu hút tài trợ cũng như khai thác tiềm năng phát triển các chương trình và dự án chung giữa các nước ASEAN và các bên liên quan khác; hoàn tất Thỏa thuận thành lập Trung tâm điều phối ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (ACC THPC) tại Indonesia, cũng như tiếp tục hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực để tạo điều kiện phòng ngừa, giám sát, chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tốt hơn với các vụ cháy rừng và đất than bùn thông qua khuôn khổ hợp tác cấp địa phương, quốc gia và khu vực.

Hà Anh

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để nhà thầu 'cô đơn' trên công trường

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để nhà thầu 'cô đơn' trên công trường

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương phối hợp, động viên, chia sẻ với các nhà đầu tư, nhà thầu, không để nhà thầu cô đơn trên công trường. Đồng thời, các doanh nghiệp, nhà thầu tham gia công trình phát huy tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, đặt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên hết, trước hết.

Tin tức
Ra mắt sách 'Cầu Long Biên - Cây cầu huyền thoại'

Ra mắt sách 'Cầu Long Biên - Cây cầu huyền thoại'

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Công ty Cổ phần Bảo tàng Cầu Long Biên, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài và Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Cầu Long Biên - Cây cầu huyền thoại”, do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành.

Đời sống văn hóa
Còn nhiều vấn đề đặt ra khi triển khai học bạ số

Còn nhiều vấn đề đặt ra khi triển khai học bạ số

(CLO) Sử dụng học bạ số là xu hướng tất yếu hiện nay, nhưng trong quá trình áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn như: ai được quyền truy cập, quản lý chữ ký số…

Giáo dục
Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm

Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm

(CLO) Người dân Mỹ đang đối mặt với áp lực chi tiêu tăng vọt, đặc biệt là thực phẩm.

Kinh tế vĩ mô
Thanh Hoá: Thu ngân sách nằm trong nhóm 10 địa phương cao nhất cả nước

Thanh Hoá: Thu ngân sách nằm trong nhóm 10 địa phương cao nhất cả nước

(CLO) Chiều 3/10, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 4/10: Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 4/10: Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa lớn

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, từ chiều tối ngày 3/10 đến ngày 4/10, ở khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Đời sống
Cử tri Bà Rịa-Vũng Tàu gửi gắm nhiều tâm tư về vấn đề dân sinh

Cử tri Bà Rịa-Vũng Tàu gửi gắm nhiều tâm tư về vấn đề dân sinh

(CLO) Từ ngày 27/9 - 3/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri và tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến góp ý lập pháp đối với các dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Tỷ lệ người bệnh hài lòng ở bệnh viện ngoài công lập cao hơn bệnh viện công

Tỷ lệ người bệnh hài lòng ở bệnh viện ngoài công lập cao hơn bệnh viện công

(CLO) Sở Y tế Hà Nội vừa công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý III năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 95,7% và 96,6% khối TTYT (bao gồm 30 TTYT quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115.

Sức khỏe
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại tỉnh Quảng Trị

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại tỉnh Quảng Trị

(CLO) Chiều 3/10, Đoàn kiểm tra số 1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.

Tin tức
Triển lãm về ký ức những ngày tiếp quản Hà Nội năm 1954

Triển lãm về ký ức những ngày tiếp quản Hà Nội năm 1954

(CLO) Triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản”, giới thiệu gần 100 hình ảnh, tài liệu lưu trữ - những minh chứng về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đời sống văn hóa
Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì về thông tin vụ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp?

Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì về thông tin vụ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp?

(CLO) Chiều 3/10, tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đã thông tin về clip của cô giáo với học sinh tại Trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên.

Tin tức
Cử tri Phú Yên kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu 5 năm so với mức bình quân chung đối với giáo viên mầm non

Cử tri Phú Yên kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu 5 năm so với mức bình quân chung đối với giáo viên mầm non

(CLO) Ngày 3/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đã tiếp xúc cử tri là công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn nhằm thông tin những nội dung của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe, tháo gỡ những vướng mắc về lao động, việc làm hiện nay.

Tin tức
Tranh vẽ từ than đá và bột gạo đoạt giải UOB Painting of the Year 2024

Tranh vẽ từ than đá và bột gạo đoạt giải UOB Painting of the Year 2024

(CLO) Ngân hàng UOB Việt Nam trao giải thưởng UOB Painting of the Year năm 2024 tại Việt Nam cho nghệ sĩ Nguyễn Việt Cường với tác phẩm mang tên “Dòng chảy”.

Đời sống văn hóa
Bắt cặp vợ chồng bôi nhọ, xúc phạm cán bộ, lãnh đạo của nhiều cơ quan

Bắt cặp vợ chồng bôi nhọ, xúc phạm cán bộ, lãnh đạo của nhiều cơ quan

(CLO) Bị can Lê Thị Hòa và Nguyễn Văn Trong có hành vi lợi dụng quyền tố cáo, quyền khiếu nại, tố giác sai sự thật đối với các cán bộ, lãnh đạo của nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành.

Vụ án
Tầm quan trọng của việc đặt quảng cáo trên các trang bài viết

Tầm quan trọng của việc đặt quảng cáo trên các trang bài viết

(CLO) Chiến lược đặt quảng cáo trên các trang web tin tức có thể hỗ trợ báo chí chất lượng mà không ảnh hưởng đến lượt tương tác và trải nghiệm của người dùng.

Báo chí - Công nghệ
Tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận được nâng cấp thế nào trong giai đoạn 2024-2028

Tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận được nâng cấp thế nào trong giai đoạn 2024-2028

(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) đã có văn bản gửi UBND TP HCM liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP HCM - Trung Lương và đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận.

Giao thông
Bình Luận

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự: Iran trội về số lượng, Israel hơn về chất lượng

So sánh sức mạnh quân sự: Iran trội về số lượng, Israel hơn về chất lượng

(CLO) Khi Israel và Iran đang có nguy cơ hướng đến một cuộc chiến trực tiếp, chúng ta hãy xem xét năng lực quân sự của mỗi nước, khả năng tấn công lẫn nhau và cách họ có thể bảo vệ lãnh thổ của mình.

Tiêu điểm Quốc tế
Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 mà Iran tập kích Israel mạnh thế nào?

Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 mà Iran tập kích Israel mạnh thế nào?

(CLO) Tối 1/10, Iran đã mở cuộc tấn công ồ ạt với khoảng 180 tên lửa bắn vào Israel, trong đó có cả tên lửa siêu vượt âm Fattah-2. Đây là loại vũ khí mà Tehran từng tự hào tuyên bố có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon: Không còn là nguy cơ

Khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon: Không còn là nguy cơ

(NB&CL) “Con số và mức độ thương vong do hậu quả của các cuộc giao tranh thật khủng khiếp. Các nhân viên ngành y đang bị quá tải vì phải cứu chữa cho người bị thương” - khẳng định của những bác sĩ tại các bệnh viện ở Lebanon cho thấy tình hình nhân đạo ở Lebanon hiện nay đã đến mức báo động.

Tiêu điểm Quốc tế
Canh bạc ở Trung Đông

Canh bạc ở Trung Đông

(CLO) Cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel đã làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã căng thẳng ở Trung Đông. Liệu vòng xoáy leo thang mới sẽ đẩy các bên rơi vào “miệng hố chiến tranh”?

Tiêu điểm Quốc tế
Tàu cao tốc Nhật Bản tròn 60 năm tuổi và nó đã thay đổi thế giới như thế nào?

Tàu cao tốc Nhật Bản tròn 60 năm tuổi và nó đã thay đổi thế giới như thế nào?

(CLO) Sáu mươi năm trước, vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, Nhật Bản đã mở ra kỷ nguyên của tàu cao tốc với chuyến tàu Shinkansen đầu tiên trên hành trình Tokyo – Osaka. Đoàn tàu bóng loáng màu xanh trắng, lướt qua khu đô thị và vùng nông thôn của Nhật Bản, đánh dấu bước tiến vượt bậc về công nghệ, giao thông và vận tải.

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu đang làm nghẹt thở tầng lớp trung lưu

Cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu đang làm nghẹt thở tầng lớp trung lưu

(CLO) Giá nhà đã tăng 54% ở Mỹ và gần 15% ở Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2015-2024. Dù một số chính sách đã được thực hiện để tăng nguồn cung và điều chỉnh giá thuê, nhưng tác động của chúng vẫn còn hạn chế.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao tình báo Israel bất ngờ với Hamas nhưng lại khắc chế hoàn toàn Hezbollah?

Vì sao tình báo Israel bất ngờ với Hamas nhưng lại khắc chế hoàn toàn Hezbollah?

(CLO) Tình báo Israel đã hoàn toàn bị động trước cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 năm ngoái. Nhưng họ đang “đạo diễn” màn trấn áp dữ dội nhằm vào Hezbollah, bao gồm cả việc sát hại lãnh đạo tối cao của lực lượng này. Vì sao lại có sự khác biệt như thế?

Tiêu điểm Quốc tế
Khi khí đốt trở thành 'vũ khí địa chính trị'

Khi khí đốt trở thành 'vũ khí địa chính trị'

(CLO) Cách đây đúng 2 năm, vào đêm 26/9/2022, đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (North Stream 1) và Dòng chảy phương Bắc 2 (North Stream 2) đã bị vỡ bởi một loạt vụ nổ. Các vụ nổ đã gây ảnh hưởng đến 3 trong số 4 đường ống, chấm dứt một thập kỷ vận hành của đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi dài nhất thế giới, đồng thời cũng khởi đầu cho kế hoạch “cai” khí đốt từ Nga của Liên minh châu Âu.

Tiêu điểm Quốc tế
'Kế hoạch chiến thắng' của Tổng thống Ukraine là gì và liệu có thể được đáp ứng?

'Kế hoạch chiến thắng' của Tổng thống Ukraine là gì và liệu có thể được đáp ứng?

(CLO) Tên lửa tầm xa và gia nhập NATO là những điều nằm trong "kế hoạch chiến thắng" của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trong cuộc xung đột với Nga.

Tiêu điểm Quốc tế
Những cạm bẫy nào đang chờ Israel ở Lebanon?

Những cạm bẫy nào đang chờ Israel ở Lebanon?

(CLO) Nếu chiến tranh toàn diện nổ ra ở Lebanon, Israel sẽ chiến đấu trên lãnh thổ do Hezbollah kiểm soát, nơi mà lợi thế về công nghệ và tình báo của họ sẽ không còn mang tính quyết định nữa.

Tiêu điểm Quốc tế