(NB&CL) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng yêu cầu: “Nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải luôn luôn tổng kết, rút kinh nghiệm, tinh thần là làm kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa; kiên quyết, kiên trì, không nể nang, không chịu bất cứ sức ép nào…”.
Chỉ đạo của Tổng Bí thư càng trở nên cấp thiết khi thống kê cho thấy, số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ năm 2023 được phát hiện nhiều hơn 51,63% so với năm trước.
Sáng 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Báo cáo tóm tắt công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023.
Báo cáo cho biết, tỷ lệ điều tra, khám phá tội phạm đạt 81,61%; trong đó án rất nghiêm trọng đạt 93,2%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,62%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Tuy nhiên, số vụ phạm tội về trật tự xã hội tăng 18%, trong đó nhiều loại tội phạm tăng cao và có xu hướng phức tạp trở lại.
Đặc biệt, tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp; số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%, số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%.
Cũng tại Quốc hội, Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2023 do Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày cũng nhận định, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm, y tế... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trong đó có sự câu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa với doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Bên cạnh đó, quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là lĩnh vực đất đai, đấu giá, đấu thầu, định giá, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ vẫn chưa có nhiều chuyển biến, có ít vụ việc được phát hiện qua tự kiểm tra; vẫn xảy ra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan có chức năng PCTN, tiêu cực, gây dư luận không tốt.
Rõ ràng, như Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã nêu rõ, trong năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, thực hiện nghiêm túc kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử được đẩy mạnh, phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vi phạm; chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố các vụ án đặc biệt nghiêm trọng trong các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, có tổ chức.
Đặc biệt đã điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt những đối tượng bỏ trốn; mở đường để xử lý nhiều đối tượng bỏ trốn ở một số vụ án khác; là cơ sở để dẫn độ tội phạm đã được tòa án kết tội; là hồi chuông cảnh tỉnh, răn đe, cơ sở để nghiên cứu, ban hành án lệ, áp dụng thống nhất trên cả nước, Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Cùng với đó, việc thành lập, triển khai hoạt động có hiệu quả Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, tạo sự đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, bước đầu khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện, xử lý tăng cao so với năm 2022. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chống tham nhũng, tiêu cực. Những kết quả đạt được trong PCTN, tiêu cực là rất quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là vấn nạn chung của thế giới và khu vực trong thời gian tới, với những diễn biến phức tạp, khó lường… Trong nước, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng.
Phong trào PCTN, tiêu cực trở thành xu thế không thể đảo ngược. Tuy nhiên, những con số biết nói ở trên, đặc biệt là số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ năm 2023 được phát hiện nhiều hơn 51,63% so với năm trước cho thấy, rõ ràng trong công cuộc PCTN, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm và nói như Tổng Bí thư, phải làm quyết liệt hơn nữa, đặc biệt cần thiết là phải thực thi cho được quan điểm chỉ đạo nhất quán của Trung ương cũng như của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đó là không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Những việc cần phải làm và làm quyết liệt hơn trong PCTN tiêu cực sẽ là gì? Trong câu chuyện đang làm “nóng” nghị trường những ngày qua, Đại biểu Quốc hội Bố Thị Xuân Linh (Đoàn Bình Thuận) cho rằng phải phát huy hơn nữa vai trò của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong công tác PCTN. “Thực tiễn đã chỉ ra rằng, ở đâu người đứng đầu có trách nhiệm cao, gương mẫu, sâu sát trong công tác quản lý, cương quyết với những sai phạm thì ở đó công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện tốt hơn và ngược lại. Bởi vậy, phát huy vai trò của người đứng đầu đối với nhiệm vụ này là vấn đề cấp bách hiện nay” - bà Linh nói. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh cũng cho rằng một trong những giải pháp PCTN hiệu quả là chế độ tiền lương hợp lý, đảm bảo cán bộ có thu nhập khá để giảm tham nhũng. “Để góp phần công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả cần phải quan tâm đến mức sống của cán bộ, công chức và viên chức, phấn đấu để cho họ sống bằng lương và có mức thu nhập tương đương với mức thu nhập khá trong toàn xã hội” - đại biểu Bình Thuận nêu.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng đề xuất 4 giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực, trong đó đáng chú ý, người đứng đầu ngành Công an kiến nghị chỉ đạo rà soát, bổ sung các quy định để kiểm soát quyền lực, nhất là những người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương. Quy định cụ thể và có chế tài mạnh mẽ để cắt đứt các quan hệ doanh nghiệp sân sau, không để hình thành các đối tượng có thể thao túng được nhiều cơ quan như một số vụ án vừa qua xảy ra như: vụ Việt Á, vụ giải cứu… Đồng thời, theo Bộ trưởng Tô Lâm, việc thu hồi tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trong đấu tranh PCTN làm sao phải thu hồi được tài sản của Nhà nước, của Nhân dân, không để đối tượng tẩu tán tài sản.
Nhiều giải pháp PCTN, tiêu cực đã và đang được đưa ra. Mới đây, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc PCTN, tiêu cực đến năm 2030…. Sáng 22/11/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với: Kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Kết quả chỉ đạo giám sát, làm rõ sai phạm, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tài sản công, định giá, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Đẩy mạnh cơ chế giám sát, phản biện xã hội…
Trước đó, ngày 16/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã họp Phiên thứ 24 xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm 2023. Tại cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “Nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải luôn luôn tổng kết, rút kinh nghiệm, tinh thần là làm kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa; kiên quyết, kiên trì, không nể nang, không chịu bất cứ sức ép nào” …
Quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa; kiên quyết, kiên trì, không nể nang, không chịu bất cứ sức ép nào… đó là những điều không dễ thực thi nhưng không thể không làm để công cuộc PCTN thành công.
(CLO) Chiều tối và đêm nay (25/11), không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ sau đó tràn miền Bắc. Rạng sáng ngày mai miền Bắc chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất dưới 10 độ C, riêng Hà Nội nhiệt độ phổ biến từ 17-19 độ.
(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha vào ngày 24/11 đã kêu gọi các đồng minh cung cấp hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn tên lửa Oreshnik của Nga.
(CLO) Những bàn thắng quan trọng của Kylian Mbappe, Jude Bellingham và Valverde đã Real Madrid giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước đội tân binh Leganes, qua đó thu hẹp khoảng cách với đội đầu bảng Barcelona.
(CLO) Google đối mặt với tuần lễ quyết định: ra mắt Android 16 vào 2025, thách thức pháp lý từ DOJ về Chrome và tương lai mờ mịt của dòng máy tính bảng Pixel.
(CLO) Apple hoãn nhiều tính năng của iOS 19 đến bản iOS 19.4, dự kiến ra mắt vào cuối năm 2026. Điều này bao gồm Siri LLM mới, đánh dấu bước tiến AI của Apple, nhưng khiến người dùng phải chờ đợi.
(CLO) Dòng Honor 300 gây chú ý với phiên bản Ultra sắp ra mắt, nổi bật nhờ camera tiềm vọng và thiết kế cao cấp, hứa hẹn hiệu năng mạnh mẽ và trải nghiệm đột phá.
(CLO) Câu lạc bộ Liverpool thắng kịch tính 3-2 trước Southampton, trong khi Man Utd bị Ipswich cầm hòa 1-1 tại vòng 12 Ngoại hạng Anh 2024/25, tối muộn 24/11 (theo giờ Việt Nam).
(CLO) Tối 24/11, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP. Ninh Bình) rực sáng trong lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Sự kiện không chỉ tôn vinh bề dày lịch sử và văn hóa của vùng đất cố đô mà còn khẳng định vai trò tiên phong của Ninh Bình trong phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản, và quảng bá du lịch.
(CLO) Theo hãng tin Reuters, người con trai cả Donald Trump Jr. đang giúp cha mình là Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ra các thành viên trong nội các chính quyền Mỹ nhiệm kỳ tới, điều đang gây ra tranh cãi ở quốc gia này.
(CLO) Phú Quốc đang vào mùa cao điểm du lịch cuối năm. Tại một số resort hạng sang, tỷ lệ đặt phòng đạt 90-100%, thậm chí nhiều khách sạn treo biển hết phòng cho đến hết tháng 1/2025.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng động cơ của máy bay chở khách Sukhoi Superjet 100 do Nga sản xuất đã bốc cháy sau khi đáp xuống Sân bay Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vào Chủ nhật.
(CLO) Phòng vé Mỹ cuối tuần đã bùng nổ với hai 'bom tấn' Wicked và Gladiator II. Trong khi Wicked thăng hoa với doanh thu ước tính 117 triệu USD – trở thành mở màn lớn thứ ba của năm, thì Gladiator II cũng không kém cạnh với con số ấn tượng 60 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.