Chủ động phòng chống cháy rừng trong giai đoạn cao điểm nắng nóng

Thứ tư, 30/06/2021 19:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào các tháng 6, 7 hàng năm là cao điểm nắng nóng và thường xảy ra cháy rừng tại nhiều tình thành trong cả nước. Điều này đòi hỏi các giải pháp phòng chống cháy rừng tại những địa phương trọng điểm cần được nhanh chóng triển khai, kích hoạt.

Nguy cơ cháy rừng đang ở mức cảnh báo cao tại nhiều tỉnh thành trong cả nước trong những ngày nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Ảnh minh họa

Nguy cơ cháy rừng đang ở mức cảnh báo cao tại nhiều tỉnh thành trong cả nước trong những ngày nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Ảnh minh họa

Thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, Bắc Bộ và Trung Bộ đang hứng chịu nắng nóng gay gắt kéo dài với mức nhiệt cao.

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng phơn nên ngày 28/6, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Nắng nóng, nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 50 - 60% rất dễ dẫn đến nhiều nguy cơ lớn về cháy rừng. Điển hình khoảng 11h’ ngày 28/6, các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra ở nhiều khu vực trên địa bàn thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Cũng trong thời gian này, tại rừng keo tràm ở dốc Xôi (phường Thủy Châu) và khu vực gần trường bắn do Trung đoàn 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý (phường Phú Bài) đã xảy ra hỏa hoạn. Các vụ cháy cơ bản được khống chế nhưng để lại những thiệt hại không hề nhỏ, thống kê sơ bộ ban đầu diện tích xảy ra cháy xấp xỉ 100 ha rừng thông 30 tuổi.

Thống kê trong năm 2020, cả nước đã xảy ra 179 vụ cháy rừng với diện tích rừng thiệt hại do cháy là 645 ha, giảm 1.331 ha (giảm 68%) so với cùng kỳ năm 2019.  

Các giải pháp phòng chống cháy rừng tại những địa phương trọng điểm cần được nhanh chóng triển khai, kích hoạt. Ảnh minh họa

Các giải pháp phòng chống cháy rừng tại những địa phương trọng điểm cần được nhanh chóng triển khai, kích hoạt. Ảnh minh họa

Theo đánh giá Cục trưởng Cục Kiểm lâm Nguyễn Hữu Thiện, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và thực hiện nghiêm các lệnh giãn cách nên các chủ rừng nhiều khi không thể bố trí đủ lực lượng để ứng trực do vậy ảnh hưởng tới quá trình chữa cháy khi cháy rừng xảy ra. Có thể thấy gần đây các vụ cháy rừng nhỏ ở tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Bình,…cũng mất nhiều thời gian mới dập tắt được.

Ngoài lý do vì dịch thì khó khăn lớn nhất là ý thức trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng của một bộ phận người dân sống trong rừng và ven rừng còn hạn chế, trình độ dân trí thấp và thói quen đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy lan vào rừng.

Bên cạnh đó phần lớn các vụ cháy tuy xác định được nguyên nhân gây cháy nhưng chưa truy tìm được thủ phạm để xử lý theo quy định của pháp luật do đó không có tác dụng răn đe, giáo dục trong cộng đồng,…

Thực tế cho thấy, chỉ cần một phút bất cẩn của con người từ một đốm lửa nhỏ sẽ rất có thể trở thành một đám cháy lớn trên diện rộng. Hàng trăm ha rừng với bao nhiêu công sức bảo vệ, chăm nom và phải đến cả hàng chục năm, thậm chí đến hàng trăm năm mới có thể tạo nên nhưng chỉ trong một vài giờ đồng hồ chỉ còn lại đống tro tàn, gây rất nhiều thiệt hại về mặt vật chất.

Không những vậy hậu quả của cháy rừng còn uy hiếp và ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của các hộ dân sống ở khu vực gần rừng khi đám cháy đã lan rộng và chưa được kiểm soát. Việc bị mất rừng còn hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường sống từ những lợi ích mà rừng mang lại.

Vì vậy trong giai đoạn cao điểm này, các Bộ ban ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cần phối hợp tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong thực hiện các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan vừa qua đã có Công điện số 3249/CĐ-BNN-TCLN gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ cấp bách về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Trong đó tập trung kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”. Phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao. Kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn.

Hoàng Dương

Tin khác

Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

(CLO) Trên địa bàn một số nơi tại Thanh Hoá xảy ra dông lốc, kèm theo mưa đá gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của người dân.

Đời sống
Tạm dừng khai thác mỏ đá vôi nổ mìn rơi đá vào nhà dân

Tạm dừng khai thác mỏ đá vôi nổ mìn rơi đá vào nhà dân

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động khai thác, chế biến đá của Công ty CP Xây dựng Đô Thị 5 để tập trung khắc phục xong hậu quả đã gây ra.

Đời sống
Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

(CLO) Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, trận mưa đá bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý kéo dài khoảng 5 phút, đường kính trung bình từ 1- 2cm đã gây nhiều thiệt hại cho cây ăn quả đặc sản ôn đới ở đây.

Đời sống
Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà 'bất ngờ' bị đá rơi vào

Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà "bất ngờ" bị đá rơi vào

(CLO) Hàng chục ngôi nhà ở khu vực mỏ đá núi Bền, thôn 9, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa bị đá văng vào gây thiệt hại nhiều vật dụng, cây cối, mái ngói,...

Đời sống
TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

(CLO) Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 nhằm mục tiêu kích cầu du lịch nội địa, đa dạng hóa sản phẩm du lịch TP HCM và phát huy văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Đời sống