Gia Lai: Nữ giáo viên chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng của người khác để trả nợ
(CLO) Chỉ trong vòng 4 tháng, nữ giáo viên Trần Thị Thu Trân đã dùng những thủ đoạn gian dối, vay 11,6 tỷ đồng của 4 bị hại rồi chiếm đoạt để trả nợ do làm ăn thua lỗ.
Theo dõi báo trên:
Theo đó, ngày 17/2/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 15/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM. Ảnh minh họa
Công điện nêu: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tuần qua, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có xu thế tăng theo kỳ triều cường, ranh mặn tại các cửa sông Cửu Long từ 38 đến 48 km, sông Vàm Cỏ từ 45 đến 52 km, sông Cái Lớn từ 35 đến 40 km (mức thấp hơn cùng kỳ năm 2024 từ 03 đến 08 km; thấp hơn cùng kỳ năm 2016 và 2020 từ 25 đến 44 km); tại Thành phố Hồ Chí Minh xâm nhập mặn thấp hơn cùng kỳ năm 2024 và trung bình nhiều năm. Dự báo, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 02 đến tháng 4 năm 2025, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020. Thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn, có khả năng xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, nhất là tại khu vực ven biển, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để chủ động ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 08/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi sát diễn biến, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình, dự báo thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh đến cơ quan truyền thông, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để thông tin chính xác, kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, nhất là khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long triển khai các biện pháp ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với thực tế từng khu vực, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên, nhất là khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tập trung triển khai các phương án bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuyệt đối không được để người dân thiếu nước sinh hoạt, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục thiếu nước ngọt.
Cũng theo Công điện, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam chỉ đạo cập nhật thông tin, đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cục bộ (nếu có) và nhất là công tác chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó của cơ quan có thẩm quyền để người dân biết, chủ động triển khai ứng phó phù hợp.
Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công điện này và tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với tình hình. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Dự báo, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.
Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2-3 (từ ngày 29/1-3/2; từ ngày 10-16/2 và từ ngày 27/2-4/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4 (từ ngày 27/2-4/3; từ ngày 10-15/3; từ ngày 29/3-2/4 và từ ngày 27/4-1/5).
Cảnh báo, tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
(CLO) Chỉ trong vòng 4 tháng, nữ giáo viên Trần Thị Thu Trân đã dùng những thủ đoạn gian dối, vay 11,6 tỷ đồng của 4 bị hại rồi chiếm đoạt để trả nợ do làm ăn thua lỗ.
(CLO) Ngày 20/2, thông tin từ Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa phối hợp với Phòng Trọng án – Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an bắt giữ Nguyễn Thị Kiều Phương (SN 1981, trú ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới), đối tượng giết người xảy ra vào rạng sáng 18/2.
(CLO) Ngày 20/2, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành các Quyết định số: 410/QĐ-UBND, 411/QĐ-UBND, 412/QĐ-UBND về việc thành lập 3 cụm công nghiệp (CCN) lần lượt là: Hợp Hưng, Yến Châu, Kim Thái
(CLO) Thanh tra tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Kết luận thanh tra số 1509/KL-TTr về việc chấp hành pháp luật về quản lý tài chính ngân sách và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản của UBND huyện Hướng Hóa năm 2022, 2023.
(CLO) Dự kiến, môn thi thứ 3 vào lớp 10 sẽ được Hà Nội công bố vào cuối tháng 2/2025. Về hình thức tuyển sinh, năm học 2025-2026, Hà Nội tiếp tục thực hiện theo phương thức thi tuyển với 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3.
(CLO) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre vừa đăng tải kết quả mở thầu cho gói thầu XL02, thuộc Dự án “Hoàn thiện Hệ thống thủy lợi Bắc, Nam Bến Tre”.
(CLO) Ngày 20/2, UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh và công bố các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một loạt sắc lệnh hành pháp mới vào ngày 19/2, bao gồm lệnh ngăn chặn việc sử dụng tiền thuế để hỗ trợ người nhập cư bất hợp pháp và kế hoạch giải thể một số cơ quan nhà nước.
(CLO) Ông Lee Dong-Chul, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hana Micron thể hiện quan điểm: Việt Nam đang là một môi trường đầu tư năng động với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Chính phủ, hạ tầng phát triển và nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí hợp lý, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ cao.
(CLO) Tiểu hành tinh 2024 YR4, có biệt danh là "sát thủ thành phố" và được phát hiện vào cuối năm 2024, hiện là tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái đất cao nhất từng được ghi nhận.
(CLO) Ngày 20/2, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.
(CLO) Trẻ em tại Úc có thể dễ dàng vượt qua giới hạn độ tuổi tối thiểu do các nền tảng mạng xã hội đặt ra, theo một báo cáo từ cơ quan quản lý an toàn trực tuyến của nước này công bố hôm thứ Năm.
(CLO) Thiền viện Trúc Lâm Tuyên Quang (chân núi Dùm, xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang) là một điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích du lịch tâm linh. Đến với thiền viện, du khách sẽ có những phút giây thư thái, bình yên và chiêm nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
(CLO) Một đoàn tàu chở khách ở Sri Lanka đã bị trật bánh vào sáng sớm 20/2 sau khi đâm vào đàn voi đang băng qua đường ray gần khu bảo tồn động vật hoang dã ở Habarana, cách thủ đô Colombo khoảng 180 km về phía đông.
(CLO) Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có 12 công chức, người lao động có nguyện vọng nghỉ hưởng hưu trước tuổi, trong đó có ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc và ông Đặng Công Lâm, Phó giám đốc.
(CLO) Số lượng đơn xin tị nạn tại Canada đang giảm từ mức cao kỷ lục do nước này cấp ít thị thực hơn.
(CLO) Trung Quốc đã đầu tư 6,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 940 tỷ USD) vào năng lượng sạch trong năm 2024, gần đạt mức 1,12 nghìn tỷ USD mà thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch, theo phân tích mới của tổ chức nghiên cứu Carbon Brief có trụ sở tại Anh.
(CLO) Chính phủ Nhật Bản đã thông qua các mục tiêu mới nhằm cắt giảm khí thải nhà kính đến năm 2040, đồng thời cập nhật kế hoạch năng lượng và chính sách công nghiệp cho cùng giai đoạn.
(CLO) Nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục phá kỷ lục, làm dấy lên lo ngại rằng Trái đất đang xa vời mục tiêu giữ nhiệt độ tăng dưới 1,5 độ C theo thỏa thuận khí hậu Paris.
(CLO) Một nghiên cứu mới phát hiện tảng băng Greenland - khối băng lớn thứ hai thế giới - đang nứt với tốc độ chưa từng có do tác động của biến đổi khí hậu.
(CLO) Cháy rừng toàn cầu năm 2024 đã góp phần làm tăng kỷ lục nồng độ CO2 trong khí quyển, đưa nhân loại đối mặt với thời tiết cực đoan nguy hiểm.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức thông báo kế hoạch rút Mỹ khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, đưa quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất lịch sử ra ngoài khuôn khổ hiệp ước toàn cầu này.
(CLO) Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng nếu sự tan chảy băng tiếp tục do biến đổi khí hậu, nó có thể kéo dài thời gian một ngày khoảng 2,62 mili giây vào cuối thế kỷ 21.
(CLO) Một nghiên cứu mới đã nhấn mạnh cách biến đổi khí hậu khiến các vụ cháy rừng tàn phá Los Angeles trở nên tồi tệ hớn.
(CLO) Hôm thứ Sáu (10/1), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã xác nhận nhiệt độ toàn cầu vào năm 2024 lần đầu tiên vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, sau khi xem xét dữ liệu từ Mỹ, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.