(CLO) Trước khi dịch bệnh xuất hiện, khách thuê mặt bằng rất đông. Thậm chí, có trường hợp, chưa hết hợp đồng thuê nhà với khách cũ, đã có khách mới đến đặt cọc trước để tranh chỗ. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, “gió đã đổi chiều”.
3 năm, “đất vàng” vẫn ế khách
Từ trước tới nay, khu vực phố cổ luôn được coi là “đất vàng” của Hà Nội, đây cũng là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong gần 3 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, phố cổ Hà Nội trở nên thưa vắng, nhiều cửa hàng ăn uống, mua sắm đã phải đóng cửa hàng loạt vì không có khách và không thể gánh nổi mức giá thuê “trên trời” tại đây.
Phố cổ vắng hoe vắng hoắt ngay cả trong những ngày cuối tuần. (Ảnh: Việt Vũ)
Bà Ánh Tuyết, một tiểu thương kinh doanh đồ lưu niệm trên phố Hàng Ngang nhấn mạnh, chưa bao giờ phố cổ vắng lạnh như hiện nay.
“Trước dịch, khu vực này vào cuối tuần lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp. Thế nhưng, 3 năm đối mặt với đại dịch, khách quốc tế gần như không có, trong khi khách du lịch rất thưa thớt. Vì vậy, cảnh tấp nập, nhộn nhịp không còn”, bà Tuyết chia sẻ.
Theo bà Tuyết, do không có khách du lịch, nên rất nhiều doanh nghiệp, các tiểu thương kinh doanh trả mặt bằng cho chủ nhà. Chỉ có số ít cửa hàng vẫn còn hoạt động.
“Những cửa hàng còn hoạt động, một là nhà họ ở đó và tận dụng mặt tiền để kinh doanh, hai là các cửa hàng có tiếng từ lâu, có nhiều khách lui tới nên mới đủ sức gồng gánh tiền thuê mặt bằng tại phố cổ”, bà Tuyết nói.
Trong khi đó, ông Thế Anh, một chủ mặt bằng trên phố Hàng Đào đã treo biển cho thuê suốt 3 năm khẳng định, chưa bao giờ phố cổ lại khó tìm khách thuê như hiện nay.
Chủ mặt bằng trên phố Hàng Đào chia sẻ: Trước khi dịch bệnh xuất hiện, khách thuê mặt bằng rất đông, không hề có chuyện mặc cả giá thuê. Thậm chí, có trường hợp, chưa hết hợp đồng thuê nhà với khách cũ, đã có khách mới đến đặt cọc trước để tranh chỗ.
Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, “gió đã đổi chiều”, mặc dù chủ nhà đã đồng ý giảm giá thuê từ 30% - 50%, thậm chí có nhà chấp nhận giảm 100% trong 3 tháng đầu, nhưng phía khách thuê vẫn đưa ra rất nhiều yêu sách.
Hàng loạt mặt bằng treo biển cho thuê nhà trong suốt 3 năm qua. (Ảnh: Việt Vũ)
Đơn cử như mặt bằng nhà ông Thế Anh, trước dịch, mặt bằng này cho thuê 180 triệu đồng/tháng, nhà cổ 2 tầng, diện tích khoảng 60m2, mặt tiền 6m. Sau khi đại dịch xuất hiện, ông Thế Anh chấp nhận giảm xuống còn 120 triệu đồng/tháng, sau đó giảm xuống 100 triệu đồng.
Cho đến thời điểm hiện tại, ông Thế Anh chấp nhận cho thuê 80 triệu đồng/tháng, nhưng với điều kiện là thuê dài hạn, trên 1 năm. Ngoài giảm giá thuê, ông Thế Anh chấp nhận thanh toán theo tháng, thay vì phải trả 6 tháng/lần như trước. Đặc biệt, chủ mặt bằng chấp nhận không tăng giá sau 2 năm đại dịch được kiểm soát.
“Mặc dù chấp nhận giảm giá thuê, chấp nhận thanh toán ngắn hạn, thế nhưng, rất nhiều khách tìm thuê đều yêu cầu miễn phí 100% trong 3 - 6 tháng để ổn định khách. Thực ra, trong bối cảnh hiện nay tôi có thể chấp nhận được, song phải có điều kiện thuê dài hạn. Tuy nhiên, họ lại yêu cầu tái ký sau 6 tháng, như vậy chúng tôi không chấp nhận được”, ông Thế Anh chia sẻ.
Chờ đợi vào du lịch mở cửa
Theo khảo sát của phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, bình quân giá thuê tại phố cổ đã giảm rất mạnh so với thời điểm trước khi đại dịch xuất hiện, mức giảm nằm trong khoảng 30% - 50%, tùy từng tuyến phố.
Đặc biệt, các tuyến phố càng nổi tiếng đông đúc, như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Bạc, Hàng Mã mức giảm càng cao. Đơn cử, một mặt bằng trên phố Hàng Bạc, trước đây có giá thuê 140 triệu đồng/m2, nay giảm còn 75 triệu đồng/m2.
Bình quân giá thuê tại phố cổ đã giảm rất mạnh so với thời điểm trước khi đại dịch xuất hiện, mức giảm nằm trong khoảng 30% - 50%. (Ảnh: Việt Vũ)
Trong khi đó, các tuyến phố kém nổi tiếng hơn, như Hàng Chiếu, Hàng Khoai, Mã Mây, Nguyễn Siêu,... mức giảm lại thấp hơn.
Ông An Tiến Hưng, đại diện một doanh nghiệp môi giới bất động sản tại Hà Nội chia sẻ: Thế mạnh của phố cổ là địa điểm bất kỳ du khách nào tới Thủ đô đều phải ghé qua. Vì vậy, khu vực này phụ thuộc vào ngành du lịch rất nhiều.
“Chỉ khi nào du lịch được khai thông, nhất là du khách quốc tế được “bình thường hóa”, mặt bằng tại khu vực này mới hồi phục trở lại”, ông Hưng nói.
Phân tích vào điều này, ông Hưng chia sẻ: Một trong những “đặc sản” của phố cổ Hà Nội là có rất nhiều khách sạn mini. Thế nhưng, hiện nay, khoảng 80% - 90% các khách sạn dạng này đã đóng cửa, ngừng hoạt động vĩnh viễn.
“Ngoài các cơ sở lưu trú, khách sạn mini, thì nhiều nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống cũng phải đóng cửa hàng loạt vì không có khách du lịch. Như vậy, có thể thấy rằng, chỉ khi nào du lịch được mở cửa, mặt bằng phố cổ mới có tín hiệu hồi phục”, ông Hưng nói thêm.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Khu vực phía Tây Thủ đô đang bước vào một thập kỷ phát triển bùng nổ với hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” được triển khai rầm rộ. Trong đó, Vinhomes Wonder City nằm ngay tại trung tâm của mạng lưới hạ tầng tỷ đô, trở thành tâm điểm vàng kết nối và là động lực thúc đẩy sự thăng hạng của thị trường BĐS khu vực.
Với kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển bất động sản, Đất Xanh đã mở rộng sự hiện diện tại các khu vực trọng điểm phía Nam, thông qua việc cung cấp nhiều dự án nhà ở chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
(CLO) Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.