(CLO) Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế kéo theo cơn khát mua sắm điên cuồng đang hủy hoại khí hậu trái đất. Thay vì tập trung vào những chuyện “vặt vãnh” như bỏ cốc nhựa cà phê, chúng ta phải đối diện với vấn đề cốt lõi: Chủ nghĩa tư bản và sự giàu có của nhân loại là nguyên nhân chính.
Những giới hạn đã đến gần
Có một điều kỳ lạ về con người là chúng ta luôn đặt sự sống còn của mình lên hàng đầu. Điều này đúng với các loài khác. Khi đối mặt với một mối đe dọa sắp xảy ra, chẳng hạn như mùa đông, chúng tận dụng mọi nguồn lực để chống chọi: chẳng hạn như di cư hoặc ngủ đông. Nhưng với con người, đó là một vấn đề khác.
Phá rừng ở Cerrado của Brazil: “Nếu một hệ thống gặp sự cố, nó có khả năng kéo những hệ thống khác xuống” - Ảnh: Reuters
Khi đối mặt với một mối đe dọa đáng sợ hoặc sắp xảy ra, chẳng hạn như khí hậu hoặc sự phá vỡ sinh thái, chúng ta lại tự thuyết phục mình rằng nó không quá nghiêm trọng, hoặc thậm chí nó không thể xảy ra. Chúng ta thậm chí còn trực tiếp góp phần phá hủy, đổi những chiếc xe hơi bình thường sang những chiếc SUV đồ xộ, tận dụng tất cả và mua sắm điên cuồng. Trong tâm trí của chúng ta, có một giọng nói thì thầm: “Nếu nó nghiêm trọng vậy, hẳn đã có ai đó ngăn chúng lại”.
Chúng ta biết rằng cuộc sống của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ thống tự nhiên phức tạp: khí quyển, dòng hải lưu, đất, mạng lưới sự sống của hành tinh. Trong điều kiện bình thường, hệ thống đó sẽ tự điều chỉnh, duy trì trạng thái cân bằng.
Nền văn minh nhân loại dựa trên các trạng thái cân bằng đó. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, các hệ thống đó đang tiến gần đến điểm giới hạn. Nếu một hệ thống gặp sự cố, nó có khả năng kéo những thứ khác xuống, gây ra một dòng thác hỗn loạn được gọi là sự sụp đổ môi trường. Đó là những gì đã xảy ra trong các cuộc tuyệt chủng trước đây.
Và đây là một trong nhiều cách mà thảm họa có thể xảy ra. Có một vành đai thảo nguyên được gọi là Cerrado bao phủ miền trung Brazil. Thảm thực vật ở đó phụ thuộc vào sự hình thành sương, rồi phụ thuộc vào việc những cây ăn sâu hút nước ngầm, sau đó giải phóng nước vào không khí qua lá.
Nhưng trong vài năm qua, những vùng rộng lớn của Cerrado đã được phát quang để trồng trọt - chủ yếu trồng đậu nành để nuôi gà và lợn. Khi cây cối bị đốn hạ, không khí trở nên khô hơn. Điều này có nghĩa là các cây nhỏ hơn sẽ chết, lượng nước lưu thông thậm chí còn ít hơn. Kết hợp với sự nóng lên toàn cầu, nó đang biến thành sa mạc.
Lưu thông toàn cầu đã trở nên dễ bị tổn thương. Ví dụ, dòng hải lưu mang nhiệt từ vùng nhiệt đới về các cực trái đất đang bị gián đoạn do băng ở Bắc Cực tan chảy. Nếu không có nó, Vương quốc Anh sẽ có khí hậu tương tự như Siberia.
Có một cách để biết điều gì đó đang đến giới hạn. Đó là nhận thấy đầu ra của nó bắt đầu chập chờn. Càng gần đến ngưỡng tới hạn, mọi thứ càng bất thường. Những gì chúng ta đang thấy là một hiện tượng chập chờn lớn trên toàn cầu, khi các hệ thống của trái đất bắt đầu bị hỏng. Nhiệt độ gia tăng phía tây Bắc Mỹ, gây ra những đám cháy lớn; băng tan tại Siberia và Địa Trung Hải; lũ lụt gây chết người ở Đức, Bỉ, Trung Quốc, Sierra Leone...
Bảo vệ trái đất không chỉ ở cốc cà phê
Một phân tích phát hiện ra rằng từ “bánh” được đề cập thường xuyên gấp 10 lần so với “biến đổi khí hậu” trên các chương trình truyền hình Anh vào năm 2020. Và không chỉ trên các kênh âm nhạc và giải trí, những tin tức giật gân mới đang chiếm ưu thế.
Mọi người thường có xu hướng tránh nghe các thông tin về môi trường sụp đổ. Chúng ta cũng có xu hướng hào hứng “bảo vệ môi trường” bằng vấn đề nhỏ như bỏ sử dụng ống hút nhựa và cốc giấy cà phê, hơn là các cấu trúc khổng lồ sẽ đẩy chúng ta đến thảm họa. Chúng ta bị ám ảnh bởi túi nhựa. Chúng ta tin rằng chúng ta sẽ thay đổi thế giới bằng cách dùng túi giấy. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, tác động môi trường của việc sản xuất một chiếc túi cotton hữu cơ tương đương hàng nghìn túi nhựa!
Chúng ta cũng dễ kinh hoàng và phẫn nộ trước hình ảnh một con cá ngựa bị quấn quanh bởi rác thải, nhưng lại không quan tâm mấy đến việc hệ sinh thái biển đang bị hủy hoại bởi các ngành đánh bắt cá. Chúng ta lắc đầu ngán ngẩm, rồi tiếp tục ăn và sống theo cách của chúng ta.
Một công ty có tên Soletair Power từng được truyền thông đưa tin và ca ngợi nỗ lực “chống lại biến đổi khí hậu” bằng cách hấp thụ khí cacbonic do… nhân viên văn phòng của họ thở ra! Nhưng bộ phận hút carbon của đó - một cột thép với đầy thiết bị điện tử phức tạp - chỉ hút ra 1kg cacbonic mỗi 8 giờ. Trong khi, việc nhân loại thải ra khoảng 32 tỷ kg Co2 trong khoảng thời gian này từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, thì chẳng mấy ai quan tâm!
Chúng ta có những cái nhìn lệch lạc về môi trường. Ví dụ, theo cuộc khảo sát gần đây, người ta đều tin “rác và nhựa” là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ô nhiễm sông ngòi. Trên thực tế, nguồn ô nhiễm nước lớn nhất là do nông nghiệp và nước thải do chính chúng ta tạo ra. Chai nhựa chỉ xếp cuối danh sách. Không phải nhựa không đáng ngại. Vấn đề là nó lại là điều duy nhất mà chúng ta biết.
Việc bỏ cốc nhựa cà phê không cứu được khí hậu trái đất - Ảnh: Getty
Nguyên nhân vì đồng tiền
Trong cuốn sách "Cuộc đời và Số phận", nhà văn người Nga Vasily Grossman lưu ý rằng, khi Stalin và Hitler nắm quyền, “một trong những đặc điểm đáng kinh ngạc nhất của loài người đã được đưa ra ánh sáng: sự vâng lời”.
Ông quan sát thấy bản năng tuân theo còn mạnh hơn bản năng sinh tồn. Hành động theo đám đông bất chấp sự sụp đổ môi trường đang xuất hiện trong chúng ta: đây là một hình thức phục tùng. Chúng ta thà đối mặt với cái chết của nền văn minh, còn hơn là đối mặt với sự khó xử trong đời sống hay những rắc rối với chính trị.
Tăng trưởng kinh tế được mọi người ca ngợi như một điều tốt. Các chính phủ đánh giá sự thành công của họ dựa trên điều đó. Nhưng hãy suy nghĩ một chút về ý nghĩa của nó. Giả sử chúng ta đạt được mục tiêu khiêm tốn là tăng trưởng 3% một năm. Điều này có nghĩa là tất cả các hoạt động kinh tế mà bạn thấy ngày nay và các tác động môi trường mà nó gây ra tăng gấp đôi trong 24 năm. Sau đó, nó tăng thêm cấp số nhân một lần nữa vào năm 2069. Sau đó một lần nữa vào năm 2093.
Tất cả cuộc khủng hoảng mà chúng ta tìm cách ngăn chặn ngày nay khó giải quyết gấp đôi, khi hoạt động kinh tế toàn cầu tăng gấp đôi, rồi lại hai lần, rồi lại bốn lần… Nguyên nhân chính dẫn tới tác động môi trường là đồng tiền trong tay bạn.
Sức khỏe nền kinh tế của chúng ta ngày nay phụ thuộc vào việc khai thác của cải tự nhiên từ các thế hệ tương lai. Đây là điều mà các công ty dầu mỏ đang tìm cách đánh lạc hướng. Hành vi trộm cắp từ tương lai lại đang là động cơ của tăng trưởng kinh tế.
Chủ nghĩa tư bản luôn có vẻ hợp lý khi được giải thích bởi một nhà kinh tế học, song về mặt sinh thái học nó không là gì khác ngoài một sơ đồ kim tự tháp sẽ mất dần theo thời gian.
Nếu tất cả là triệu phú, chúng ta sẽ nấu chảy hành tinh này - Minh họa: The NewYorker
Nếu tất cả là triệu phú, chúng ta sẽ nấu chín hành tinh này
Chúng ta đã đến đáy cùng chưa? Chưa! Chủ nghĩa tư bản chỉ là phương tiện để theo đuổi một cái gì đó còn lớn hơn: Sự giàu có!
Bạn nghĩ mình “thân thiện với môi trường” như thế nào không quan trọng lắm. Nguyên nhân chính không phải là thái độ của bạn. Nó cũng không phải là cách thức tiêu dùng của bạn. Nó cũng không phải là sự lựa chọn của bạn. Mà nó là số tiền trong tay bạn!
Nếu bạn có tiền dư dả, bạn sẽ tiêu dùng. Dù bạn có thể tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người tiêu dùng bảo vệ môi trường, nhưng thực tế bạn chỉ là kẻ tiêu xài lớn. Đây là lý do tại sao những tác động đến môi trường của những người giàu, dù họ có thể là đúng đắn, lại lớn hơn rất nhiều so với những tác động của những người khác.
Ngăn cho khí hậu không nóng quá 1,5 độ C có nghĩa là lượng khí thải trung bình không được lớn hơn 2 tấn carbon dioxide cho mỗi người/năm. Nhưng chỉ 1% người giàu nhất thế giới sản xuất trung bình hơn 70 tấn mỗi năm. Đặc biệt, Bill Gates ước tính thải ra gần 7.500 tấn Co2 mỗi năm, chủ yếu từ việc bay trên máy bay riêng. Roman Abramovich gây ra gần 34.000 tấn, phần lớn vì các chiếc du thuyền khổng lồ của mình.
Nhiều ngôi nhà của người siêu giàu có thể được lắp pin mặt trời, siêu xe của họ có thể chạy bằng điện, máy bay riêng của họ có thể chạy bằng khí hydro, song những điều này không tạo ra sự khác biệt nào đối với tác động tổng thể của họ với môi trường. Trong một số trường hợp, chúng còn làm tăng thêm.
Việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học được Bill Gates ưa chuộng hiện là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra sự tàn phá môi trường sống, vì rừng bị chặt để sản xuất viên nén gỗ và nhiên liệu lỏng, còn đất bị đào xới để sản xuất bio-methane.
Chủ nghĩa tư bản thuyết phục chúng ta rằng, tất cả chúng ta chỉ xấu hổ tạm thời. Đây là lý do tại sao chúng ta chịu đựng nó. Trên thực tế, số người cực giàu có được là vì những người khác cực kỳ nghèo: của cải khổng lồ phụ thuộc vào sự bóc lột. Nếu tất cả chúng ta đều trở thành triệu phú, chúng ta sẽ nấu chín hành tinh này ngay lập tức!
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.