Chư Prông (Gia Lai): Rừng tự nhiên tại khu vực biên giới xã Ia Mơ đang bị “bức tử”

Thứ năm, 18/07/2024 11:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dựng lán trại, dùng cưa xăng, xe độ chế len lỏi vào tận rừng sâu để phá rừng, tiếng động cơ hoạt động ầm ĩ, vang vọng cả một vùng rộng lớn... Đó là thực trạng của hiện trường nơi cánh rừng tại xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đang bị tàn phá.

Rừng tự nhiên bị “xẻ thịt”!

Rừng tại xã Ia Mơ thuộc nhóm rừng khộp (rừng thưa lá rộng rụng lá theo mùa, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa khô và úng nước vào mùa mưa, các loài cây thuộc Họ Dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế), đây là địa phương trong toàn tỉnh Gia Lai còn lại lượng lớn cây rừng tự nhiên thuộc nhóm rừng khộp cần tăng cường bảo vệ.

Hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực này được giao cho các đơn vị chủ rừng gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Muer và UBND xã Ia Mơ. Ngoài ra, các lực lượng Công an xã, Kiểm lâm thường xuyên phối hợp cùng đơn vị quản lý tuần tra, bảo vệ diện tích rừng hiện có… nhưng rừng tự nhiên nơi đây đang bị cưa hạ, chặt phá.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực rừng thuộc lô 1, khoảnh 8, tiểu khu 979 do Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Muer quản lý (cách trụ sở UBND xã Ia Mơ khoảng 5 km), có hàng loạt cây rừng đường kính từ 10 - 25 cm bị cưa hạ tại nhiều nơi, sau đó cây rừng lại bị cắt ngắn rồi tập kết về các điểm nằm dọc 2 bên đường QL14C, các vị trí tập kết cách trục đường chính khoảng 100 m.

chu prong gia lai rung tu nhien tai khu vuc bien gioi xa ia mo dang bi buc tu hinh 1

Một số cây rừng tự nhiên vừa bị cưa hạ, tập kết chờ vận chuyển được PV ghi nhận. Ảnh: Nguyễn Giác

Để đảm bảo cho hoạt động tìm kiếm cây rừng và việc phá rừng diễn ra nhanh chóng, các đối tượng cho lập cả lán trại tạm để làm nơi tránh trú mưa, tập kết nguyên liệu, thiết bị… phục vụ cho hoạt động cưa, phá rừng quanh khu vực này.

Trong quá trình ghi nhận hoạt động phá rừng đang diễn ra ồ ạt tại đây, ngoài những nơi được bố trí người canh đường, cảnh giới để kịp thời phát hiện, thông báo cho các nhóm lâm tặc tẩu tán. Lần tìm nhiều cách khác nhau để len lỏi vào tận khu vực mà nhóm đối tượng dựng lán trại, phóng viên đã ghi lại nhiều hình ảnh cưa cắt, tập kết cây rừng, đến hoạt động vận chuyển, đưa cây rừng đi tiêu thụ...

Bất cứ một động tĩnh nào của người lạ hay ngoài các âm thanh quen thuộc phát ra trong khu vực rừng biên giới cũng đều bị phát hiện. Do vậy, việc xâm nhập vào “vùng lõi” để tận mắt chứng kiến cây rừng bị đốn hạ, vận chuyển là điều vô cùng khó khăn.

Dưới cái nắng nóng của vùng biên giới, những âm thanh “giòn tan” của tiếng động cơ phát ra từ chiếc máy cưa xăng cầm tay trong khu rừng khộp càng làm cho không khí nơi đây trở nên ngột ngạt.

chu prong gia lai rung tu nhien tai khu vuc bien gioi xa ia mo dang bi buc tu hinh 2

Một phương tiện độ chế chở đầy cây gỗ tự nhiên vừa bị cắt "ì ạch" rời khỏi rừng. Ảnh: Nguyễn Giác

Nằm bất động để ghi lại từng khoảnh khắc, khi âm thanh từ chiếc cưa xăng vừa dứt, thì đồng thời những tiếng động khô khốc của những cây rừng bị đốn hạ ngã đập mạnh xuống đất lại vang lên… những âm thanh ấy cứ lặp đi, lặp lại trong nhiều giờ.

Sau khi những cây rừng nằm xuống là sự xuất hiện đội xe công nông độ chế, họ chất đầy cây gỗ vừa bị cưa hạ lên xe rồi “ì ạch” rời khu vực khai thác, đưa cây về điểm tập kết cách đó không xa… Hoạt động ầm ĩ là vậy nhưng nhóm lâm tặc không hề lo lắng bởi các hoạt động kiểm tra bất chợt nào từ các ngành chức năng.

Chưa dừng lại ở hoạt động tàn phá cây rừng tự nhiên khu vực trên, tại vùng rừng thuộc tiểu khu 990, 1010, 1003 cũng đang bị xóa sổ, phá trắng. Nói là diện tích rừng, nhưng thực chất hoạt động xâm lấn “phá rừng làm rẫy” của người dân tại đây đã diễn ra trong thời gian dài. Những cây rừng già cỗi còn sót lại hay vài chục thân cây tự nhiên “thoi thóp” đứng cạnh rẫy của người dân cũng dần bị tàn phá bởi nhiều nhóm lâm tặc với mong muốn “biến rừng thành rẫy”.

Trong lúc tìm hiểu, tại tiểu khu 990, cạnh khu rẫy tự phát, một thân cây Kơ Nia to lớn cùng hàng chục cây gỗ Dầu có đường kính 10 - 25 cm cũng bị triệt hạ, cắt ngắn chờ đưa lên xe gom về khu vực tập kết như bao cây rừng khác đã bị tàn phá tại khu vực này.

Ngoài những cây rừng có đường kính lớn được gom lên các xe tải thùng chuyển về hướng xã Ia Lốp, huyện Ea Súp thuộc tỉnh Đắk Lắk (đoạn giáp ranh với tỉnh Gia Lai), thì các nhóm phá rừng khác tìm cách vận chuyển cây rừng trong đêm đến các lò than, xưởng băm gỗ đang hoạt động ngày đêm tại địa bàn các xã Ia Ga, Ia Piơ…

chu prong gia lai rung tu nhien tai khu vuc bien gioi xa ia mo dang bi buc tu hinh 3

Cây gỗ Kơ Nia bị chặt hạ và khu vực này sẽ sớm trở thành đất rẫy nếu không có sự quản lý từ chính quyền địa phương. Ảnh: Nguyễn Giác

Để nắm bắt các xe gỗ tập kết về đâu, phóng viên đã tìm cách bám theo xe độ chế chở đầy cây rừng từ hướng xã Ia Mơ về các lò than tại xã Ia Ga. Khi xe di chuyển về đến vị trí tiếp giáp với trạm bảo vệ rừng thuộc làng Khôi, xã Ia Ga thì các xe công nông độ chế tiếp nối nhau chuyển hướng để tránh việc kiểm soát khi qua trạm bảo vệ rừng trong khu vực này… rồi mất hút trong sự ngỡ ngàng vì không biết những chuyến xe đã đi đâu?

Qua theo dõi trong nhiều ngày, ngoài các cây rừng bị tàn phá, tập kết trên QL14C được vận chuyển về huyện Ea Súp của tỉnh Đắk Lắk, thì phần lớn các cây rừng tự nhiên khác sau khi bị cưa hạ tại các khu vực giáp đội sản xuất 3,4,7 được tập kết vận chuyển về hướng xã Ia Piơ; riêng khu vực rừng giáp với đội sản xuất 5 và 6 sau khi bị chặt phá sẽ đưa về các lò than tại xã Ia Ga…

chu prong gia lai rung tu nhien tai khu vuc bien gioi xa ia mo dang bi buc tu hinh 4

Lán trại dựng trong rừng để phục vụ hoạt động khai thác gỗ trái phép. Ảnh: Nguyễn Giác

Chỉ trong vài ngày ghi nhận nạn phá rừng tại xã Ia Mơ, hàng loạt cây rừng bị triệt hạ theo nhiều cách khác nhau. Có nơi cây rừng bị bóc vỏ cho cây chết dần, nơi lại dùng cưa máy cắt nhanh ra thành đoạn ngắn để tiện việc vận chuyển, chỗ thì cắt cây sau đó chất thành đống để đốt cho cháy lớp vỏ ngoài… rồi tiếp tục đưa vào các lò than, xưởng băm gỗ với sự hỗ trợ của nhóm vận chuyển bằng những chuyến xe độ chế di chuyển bất kể ngày hay đêm khuya.

Cơ quan chức năng nói gì?

Để kịp thời kiểm tra, xử lý, ngăn chặn tình trạng phá rừng diễn ra từng ngày tại khu vực biên giới thuộc huyện Chư Prông. Nhiều ngày liền, sau khi ghi nhận vị trí, hình ảnh cây rừng bị tàn phá, đến hoạt động vận chuyển đưa cây gỗ về các hướng khác nhau… Phóng viên đã liên hệ cung cấp cho chính quyền địa phương và lực lượng quản lý rừng của huyện và tỉnh Gia Lai những tư liệu để cơ quan chức năng kịp thời vào cuộc xử lý.

Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho biết: Ngay khi nhận được thông tin, huyện đã tích cực chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, xác minh. Qua đó đã bắt giữ được một số cây bị cưa, chặt trái phép. Hiện các đơn vị đang tiếp tục mở rộng và xác minh đối tượng xử lý theo quy định. 

Cùng với đó, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cũng tăng cường chỉ đạo các lực lượng phối hợp kiểm tra, ngăn chặn hành vi phá rừng tại địa bàn xã Ia Mơ. Theo ghi nhận, các hành vi tàn phá rừng tại đây đã tạm lắng sau khi có sự vào cuộc từ các lực lượng.

Ngày 10/7, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện ChưPrông - ông Trần Anh Tài cho biết: Sau khi ghi nhận, phát hiện các vụ phá rừng tại địa bàn xã Ia Mơ, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm phối hợp cùng đoàn trực tiếp kiểm tra và sẽ tổng hợp báo cáo số liệu chi tiết, đồng thời tham mưu xử lý trách nhiệm đơn vị chủ rừng nếu có sai phạm liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng. 

Rừng bị tàn phá tại xã Ia Mơ đã diễn ra trong thời gian dài, nhiều đối tượng cùng cưa hạ cây rừng công khai là vậy, nhưng các đơn vị chủ rừng đến chính quyền địa phương không kịp thời phát hiện, ngăn chặn để những cánh rừng tự nhiên còn sót lại tại vùng biên giới của tỉnh Gia Lai từng ngày bị tàn phá.

Đã có bao nhiêu diện tích rừng tự nhiên tại khu vực xã Ia Mơ bị tàn phá, rừng thành rẫy mì, vườn điều? Trách nhiệm này thuộc về ai?

Báo Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Nguyễn Giác

Bình Luận

Tin khác

Huyện Phúc Thọ (Hà Nội): Chi tiền tỷ kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi có bảo đảm chất lượng?

Huyện Phúc Thọ (Hà Nội): Chi tiền tỷ kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi có bảo đảm chất lượng?

(CLO) Dù được đầu tư với kinh phí hàng chục tỷ đồng, tuy nhiên quá trình thực hiện dự án kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi tại 2 xã Thọ Lộc và Trạch Mỹ Lộc (huyện Phúc Thọ) có dấu hiệu thi công không đúng yêu cầu kỹ thuật, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng chất lượng công trình.

Điều tra
Công ty CP NetViet - doanh nghiệp 'bách chiến bách thắng' trúng thầu tại Nghệ An với tỷ lệ tiết kiệm 'nhỏ giọt'

Công ty CP NetViet - doanh nghiệp 'bách chiến bách thắng' trúng thầu tại Nghệ An với tỷ lệ tiết kiệm 'nhỏ giọt'

(CLO) Thời gian qua, với vai trò liên danh hoặc độc lập, Công ty CP NetViet đã tham gia và trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An trị giá cả trăm tỷ đồng. Điều đáng nói, các gói thầu hầu hết đều có tỷ lệ tiết kiệm thấp cho ngân sách.

Điều tra
Gia Lâm (Hà Nội): UBND xã Văn Đức cho thuê hàng chục nghìn m2 đất công không qua đấu thầu, đấu giá!

Gia Lâm (Hà Nội): UBND xã Văn Đức cho thuê hàng chục nghìn m2 đất công không qua đấu thầu, đấu giá!

(CLO) Trong suốt nhiều năm qua, ông Trần Xuân Điệu – Chủ tịch UBND Văn Đức xã đã ký hợp đồng giao, cho thuê hàng chục nghìn m2 đất nông nghiệp (là đất công điền) không qua đấu thầu, đấu giá, gây bức xúc trong nhân dân và gần đây người dân đã làm đơn tố cáo sự việc đến Huyện uỷ - UBND huyện Gia Lâm.

Điều tra
Công ty Hoàng Anh - Nhà thầu 'quen mặt' trúng thầu tỷ lệ tiết kiệm thấp tại huyện Đông Sơn

Công ty Hoàng Anh - Nhà thầu 'quen mặt' trúng thầu tỷ lệ tiết kiệm thấp tại huyện Đông Sơn

(CLO) Công ty TNHH Vận tải - Xây dựng Hoàng Anh thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Điều đáng nói các gói thầu hầu hết đều có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp cho ngân sách Nhà nước.

Điều tra
Thường Tín (Hà Nội): Cận cảnh những công trình xây dựng khủng, có dấu hiệu trái phép tại xã Hòa Bình?

Thường Tín (Hà Nội): Cận cảnh những công trình xây dựng khủng, có dấu hiệu trái phép tại xã Hòa Bình?

(CLO) Dù chỉ được UBND huyện Thường Tín phê duyệt dự án mở rộng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sơ chế và bảo quản rau, củ, quả an toàn ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên ông Nguyễn Xuân Huy lại ngang nhiên xây dựng các công trình có dấu hiệu trái phép.

Điều tra