TP. Hồ Chí Minh:

Chủ quán ăn Bình Xuyên xin “cứu xét” để được tồn tại

Thứ tư, 30/09/2020 16:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi Thanh tra TP.HCM công bố việc khu ẩm thực Bình Xuyên rộng gần 25.000 m2 tự ý chuyển thành đất thương mại từ đất nông nghiệp, đất ao, đất rạch, chủ cơ sở này và các hộ dân cho thuê đất đã có đơn “xin cứu xét” gửi UBND TP.HCM, UBND huyện Bình Chánh để xin được tồn tại.

Theo ông Trần Duy Nhã, chủ hộ kinh doanh quán ăn Bình Xuyên (địa chỉ C3/18 ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM), khu đất trên được ông thuê của 04 hộ dân, tổng diện tích là 25.000 m2 với hiện trạng xây dựng đã có sẵn từ năm 2003 gồm nhà trọ, vườn kiểng, ao nuôi cá, chuồng vịt, chuồng bò, sân banh. Sau đó ông cải tạo lại bằng những vật liệu nhẹ như tre, đước, lá dừa nước và kết hợp với cây xanh để trở thành quán ăn sinh thái Bình Xuyên…

Trong những năm qua, cơ sở đã tuyển dụng trên 300 lao động, phần lớn các lao động địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, giúp họ cải thiện đời sống. Quán ăn Bình Xuyên cũng đóng thuế đầy đủ, được trao nhiều giấy khen từ địa phương đến thành phố và trung ương, là điểm ẩm thực tiêu biểu, được các báo, tạp chí, đài truyền hình trong và ngoài nước giới thiệu các món ăn dân dã đặc trưng của Việt Nam…

Quán ăn Bình Xuyên được thiết kế, quy hoạch đẹp mắt, chủ yếu sử dụng vật liệu gỗ, tre, lá dừa...

Quán ăn Bình Xuyên được thiết kế, quy hoạch đẹp mắt, chủ yếu sử dụng vật liệu gỗ, tre, lá dừa...

“Khu ẩm thực Bình Xuyên được hình thành và hoạt động trên khu đất bị quy hoạch treo đã 28 năm. Thời gian quá dài và phát sinh nhiều tiêu cực về xây dựng đô thị, nhưng để đất trống không sử dụng vào mục đích gì thì rất lãng phí, sẽ trở thành bãi rác công cộng gây ô nhiễm môi trường.

Điều quan trọng nhất là những người đang làm việc ở đây hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Nay tôi kính xin các cấp lãnh đạo xem xét về lý và tình cho phép quán ăn Bình Xuyên được tồn tại...”, ông Trần Duy Nhã viết.

Tiếp đó, các chủ đất cho quán ăn Bình Xuyên thuê cũng đồng loạt có đơn gửi cơ quan chức năng xin cho quán được tồn tại đến khi khu đất thực hiện quy hoạch và cam kết sẽ tự nguyện tháo dỡ không đòi bồi thường. 

Cụ thể, ông Võ Văn On, ở địa chỉ C3/17, ấp 4 xã Bình Hưng cho biết gia đình ông có miếng đất diện tích 8.000 m2 gồm đất nông thôn, đất nông nghiệp tại địa chỉ C3/18, ấp 4 xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Miếng đất này được ông bà để lại từ năm 1954 đến nay, không đem phân lô, bán nền.

Tới năm 1992, Nhà nước thông báo quy hoạch khu đất thành khu B do Công ty Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư. Nhưng đã 28 năm qua, đây vẫn là dự án “treo”, gia đình ông chưa nhận được thông báo thỏa thuận đền bù. Gia đình ông vốn chỉ dựa vào nghề làm nông, nhưng hiện nay xung quanh khu đất bị đô thị hóa với hàng trăm căn nhà tường mọc lên nên không thể làm vườn, làm lúa được.

Do không thể làm nông nghiệp nên các con của ông đã chuyển nghề, hai vợ chồng ông trên 80 tuổi không làm được gì. Chính vì vậy, ông đã đem khu đất trên cho người cháu là ông Trần Duy Nhã thuê kinh doanh để có thu nhập sinh sống, chờ dự án triển khai.

“Đất chúng tôi không như những người khác phân lô bán nền. Gia đình tôi luôn tuân thủ quy định của Nhà nước chờ được đền bù, để làm các dự án có lợi cho xã hội, cho đất nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn là quy hoạch treo, dự án chưa được triển khai, đất chưa được đền bù nên kính mong các vị lãnh đạo xem xét và giúp đỡ gia đình chúng tôi cho công trình được tồn tại đến khi thực hiện dự án”, ông On kiến nghị.

Cũng như ông On, gia đình ông Đinh Công Lý cũng có mảnh đất 8.733 m2 do ông bà để lại trước năm 1975, chủ yếu trồng lúa và trồng cây lâu năm. Từ năm 1992, Nhà nước thông báo quy hoạch đất thành làng đại học, nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi và đền bù nên ông đã cho ông Trần Duy Nhã thuê làm quán Bình Xuyên để kiếm thêm thu nhập.

Một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn Hai có 5.250 m2 là đất trồng lúa và trồng cây lâu năm cho ông Trần Duy Nhã thuê làm quán ăn Bình Xuyên cũng đang xin cơ quan chức năng cho công trình được tồn tại và cam kết sẽ tháo dỡ khi dự án thực hiện. Bởi việc để đất trống không chỉ gây lãng phí mà còn phát sinh nhiều tệ nạn, ô nhiễm môi trường...

Cũng như những người chủ đất mong muốn được tiếp tục sử dụng đất vào mục đích cho thuê tạm để có thu nhập sinh sống, chủ cơ sở kinh doanh là ông Trần Duy Nhã cũng đề nghị: “Kính mong được các cơ quan chức năng xét về lý và tình cho quán Bình Xuyên được hoạt động. Đến khi dự án triển khai, chúng tôi sẽ tự nguyện tháo dỡ.”

Kiên Giang

Tin khác

Quảng Nam tung gói kích cầu du lịch 2024 gần 10 tỉ đồng

Quảng Nam tung gói kích cầu du lịch 2024 gần 10 tỉ đồng

(CLO) Chiều 16/4, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức công bố chương trình kích cầu thu hút khách du lịch 2024 "Quảng Nam - Miền xanh Di sản" nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với địa phương này.

Đời sống
Bắc Ninh tháo dỡ 10 công trình sụt lún ven đê hữu Cầu

Bắc Ninh tháo dỡ 10 công trình sụt lún ven đê hữu Cầu

(CLO) Để hạn chế tối đa sạt lở diễn ra tại bờ sông Cầu (phường Vạn An), TP. Bắc Ninh đã bắt đầu tháo dỡ 7 ngôi nhà đã bị sụt lún, 3 nhà lân cận có nguy cơ tiếp tục sụt lún.

Đời sống
Hưng Yên: Triển khai công tác bảo đảm và phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Hưng Yên: Triển khai công tác bảo đảm và phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

(CLO) Ngày 16/4, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hưng Yên (Ban Chỉ đạo tỉnh) tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Đời sống
Gia Lai: SYSMED Phù Đổng liên thông cấp giấy khám sức khỏe lái xe

Gia Lai: SYSMED Phù Đổng liên thông cấp giấy khám sức khỏe lái xe

Hơn 1 năm triển khai liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe theo đề an 06, Phòng khám đa khoa SYSMED Phù Đổng (02 Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai) đã hỗ trợ cho hàng trăm người dân có nhu cầu trong khám sức khỏe, cấp đổi bằng lái xe trực tuyến.

Đời sống
Ninh Bình: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại Lễ hội Hoa Lư

Ninh Bình: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại Lễ hội Hoa Lư

(CLO) Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội Hoa Lư - lễ hội truyền thống của người dân Cố đô lại diễn ra. Lễ hội Hoa Lư năm 2024 gắn với lễ kỷ niệm 1.100 năm Ngày sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-2024) là sự kiện trọng đại của chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình.

Đời sống