Chủ tịch Hồ Chí Minh và mối thâm tình hiếm có với các nhà báo quốc tế

Thứ sáu, 15/05/2015 10:10 AM - 0 Trả lời

Trong lịch sử báo chí thế giới, ít có chính khách nào luôn được báo chí thế giới phản ánh với thái độ trân trọng như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những nhà báo quốc tế khi đến Việt Nam đều mong muốn được gặp Người. Đối với họ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn còn một người bạn lớn với trái tim đầy tình người. Có lẽ vì vậy, mà giữa Người và nhiều nhà báo quốc tế đã hình thành nên những mối thâm tình hiếm có.

(NB-CL) Trong lịch sử báo chí thế giới, ít có chính khách nào luôn được báo chí thế giới phản ánh với thái độ trân trọng như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những nhà báo quốc tế khi đến Việt Nam đều mong muốn được gặp Người. Đối với họ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn còn một người bạn lớn với trái tim đầy tình người. Có lẽ vì vậy, mà giữa Người và nhiều nhà báo quốc tế đã hình thành nên những mối thâm tình hiếm có.

Chủ tịch Hồ Chí Minh- Nhà báo Petr Petrovich Aleshin

Nhà báo Petr Petrovich Aleshin sinh ngày 28/9/1922, sau khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tiếng Việt ông làm việc tại Ủy ban Phát thanh - Truyền hình Liên Xô, sau đó làm việc tại các cơ quan như Hãng thông tấn APN... và cuối cùng là Nhà xuất bản Tiến bộ trước khi nghỉ hưu năm 1995. Chính trong thời gian làm việc tại Ủy ban Phát thanh - Truyền hình Liên Xô, nhà báo Petr Petrovich Aleshin đã có cơ hội tới Việt Nam nhiều lần, đặc biệt là trong giai đoạn 1957-1960. Thời kỳ ấy, trên tư cách mà một phóng viên chiến trường, lại sở hữu lợi thế không mấy nhà báo nước ngoài có được: vốn tiếng Việt sành sỏi, sự am hiểu tường tận về truyền thống, văn hóa, lịch sử, văn học Việt Nam, thậm chí cả võ thuật, y học cổ truyền... Petr Petrovich Aleshin đã đặt chân đến nhiều địa phương của Việt Nam, đồng thời cũng được tham dự vào hầu hết các sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt - Xô diễn ra tại Việt Nam. Cũng chính từ việc được tham dự nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt – Xô, nhà báo Petr Petrovich Aleshin đã có cơ hội được gặp gỡ, phỏng vấn, trở thành bạn bè với nhiều nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam, trong đó có chủ tịch Hồ Chí Minh.

[caption id="" align="aligncenter" width="500"]Báo Công luận Nhà báo Petr Petrovich Aleshin cùng con gái Elena Aleshina trong một lần gặp Bác Hồ.[/caption]

Cuộc gặp đầu tiên với Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ông là phiên dịch cho Bác tại Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế ở Moscow tháng 11/1957. Trong thời gian công tác tại Việt Nam, ông đã nhiều lần tới Phủ chủ tịch và nhà sàn Bác Hồ để tiếp kiến và phỏng vấn Bác, nhiều lần tháp tùng và phiên dịch cho các lãnh đạo Liên Xô sang thăm và làm việc với Bác Hồ và các lãnh đạo Việt Nam.

Từ những lần gặp gỡ làm việc ấy, không biết có phải vì tấm chân tình đặc biệt Người dành cho đất nước, con người Liên Xô hay sự hiếu khách, giản dị, chân tình vốn có của Người, mà Petr Petrovich Aleshin và cả gia đình ông dần nhận được những tình cảm rất đặc biệt từ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả gia đình ông đã được chụp ảnh chung với Hồ Chủ tịch. Bà Elena Aleshina, con gái ông Aleshin, đến nay đã ngoài 60 tuổi vẫn nhớ kỷ niệm được chụp ảnh với Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà báo Wilfred Burchett

“Tôi lớn lên với huyền thoại về Bác Hồ, về đất nước Việt Nam” – lời thổ lộ của George Burchett- người con trai nhà báo Wilfred Burchett- cũng đủ để nói lên mối quan hệ hết sức đặc biệt giữa gia đình nhà báo người Autralia này với Việt Nam nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng.

Nhà báo Wilfred Burchett gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên tại Chiến khu Việt Bắc ở Thái Nguyên tháng 3/1954, trước khi mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong bài báo “Chủ tịch Hồ Chí Minh – lần gặp gỡ đầu tiên tại Việt Nam” năm 1954, Wilfred Burchett từng nhớ lại: “Thật khó tin, chỉ vài giờ sau khi đến nơi, chúng tôi đã có thể ngồi đối diện với nhà lãnh tụ cách mạng huyền thoại này. Từ trong rừng, ông bất ngờ xuất hiện, ông bước rất nhanh với chiếc gậy tre dài trong tay, áo khoác vắt hững hờ ngang vai như khăn choàng, chiếc mũ cát nghền cao trước trán. Ông ở đó gương mặt hiền từ không lẫn với ai được, đôi mắt đen sâu thẳm lấp lánh, chòm râu thưa mỏng rối bời, gương mặt chúng tôi đã biết qua những bức ảnh của ông trong nhiều năm qua. Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với chúng tôi bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh rất lưu loát và Người còn nói mấy câu tiếng Ý với người bạn đồng nghiệp người Italy của tôi. Đầu tiên, ông ân cần hỏi thăm về sức khoẻ của tôi...”.

3 năm sau, năm 1957, khi Bác Hồ sang thăm Moscow, ấn tượng tốt đẹp mà vợ chồng Wilfred Burchett dành cho vị cha già của dân tộc Việt Nam lại được bồi đắp. Sau này Wilfred Burchett đã kể lại một kỷ niệm lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho vợ chồng ông: “Trong buổi lễ đón tiếp Cụ, Cụ Hồ đã trông thấy chúng tôi đứng ở hàng thứ ba trong giới báo chí. Trước sự lo sợ của nhân viên an ninh, lễ tân và trước cả sự ngạc nhiên của đoàn ngoại giao, Cụ Hồ đã rời hàng danh dự của những người đứng đón chào Cụ và bước đến chỗ chúng tôi, đặt bó hoa lớn mà Cụ vừa nhận được khi bước xuống máy bay vào tay của vợ tôi”.

[caption id="" align="aligncenter" width="450"]Báo Công luận Vợ chồng nhà báo Wilfred Burchett cùng Bác Hồ.[/caption]

Ấn tượng về một nhà lãnh đạo thông tuệ, sâu sắc và giản dị chính là khởi đầu cho sự gắn bó và tình cảm suốt đời với Wilfred Burchett với Việt Nam. Ông chuyển đến Việt Nam sinh sống những năm 1955 - 1956, sau đó trở lại Việt Nam nhiều lần để viết về cuộc đấu tranh giành độc lập của người dân Việt Nam. Ông cũng là nhà báo phương Tây hiếm hoi có mặt ở Hà Nội trong những ngày giải phóng Thủ đô 1954, nhà báo phương Tây đầu tiên đi thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam trong những năm 1963 - 1964. Con trai ông- George Burchett- đã sinh ra và sống những năm đầu đời tại Hà Nội. Suốt gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, 8 cuốn sách, hàng trăm bài báo, hàng nghìn bức ảnh của ông về Việt Nam được in ở nhiều tờ báo lớn trên thế giới đã góp phần làm dấy lên làn sóng dư luận phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Cả cuộc đời mình, cho tới cả trước lúc ra đi mãi mãi, Wilfred Burchett vẫn dặn lại các con: Nhân dân Việt Nam là những người bạn rất thân thiết của chúng ta. Họ là những người rất tử tế, đều yêu quý cha mẹ cùng ba đứa các con, rất nhiều đấy. Và chúng ta cũng yêu quý họ...

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà báo Marta Rojas

Lần đầu tiên nữ nhà báo người Cuba Marta Rojas đến Việt Nam là vào năm 1965, sau đó bà tham gia với vai trò phóng viên chiến trường tại địa đạo Tây Ninh, có mặt tại vùng giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Tận mắt chứng kiến cảnh tàn phá của chiến tranh, Marta Rojas thấu hiểu tường tận sự khốc liệt của cuộc chiến đấu cùng những đau thương do chiến tranh mà nhân dân miền Nam Việt Nam phải gánh chịu... Những bài báo của bà đã góp phần giúp thế giới hiểu hơn về Việt Nam, về cuộc chiến tranh đang diễn ra tại mảnh đất này.

Trong tình cảm yêu mến vô bờ bà dành cho Việt Nam, có sự trân trọng quí mến dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Sau năm 1965, nhà báo Marta Rojas đã nhiều lần quay lại Việt Nam. Những lần đến Hà Nội, bà luôn tha thiết được phỏng vấn Hồ Chủ tịch. Trong cuộc trò chuyện, bà luôn gọi Người một cách trân trọng và thân thiết: “Đồng chí Hồ Chí Minh”. Đặc biệt, năm 1969 bà quay trở lại Hà Nội và chứng kiến cảnh tàn phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Và chính khoảng thời gian có mặt tại Hà Nội ấy đã mang đến cho Marta Rojas một cơ hội có một không hai: trở thành nhà báo nước ngoài cuối cùng có cơ hội được gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

[caption id="" align="aligncenter" width="400"]Báo Công luận Nữ nhà báo người Cuba Marta Rojas, là nhà báo quốc tế cuối cùng được phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người qua đời.[/caption]

Marta Rojas nhớ lại: “Những lần ở Hà Nội tôi đều tới thăm báo Nhân Dân và nói với nhà báo Hoàng Tùng- Tổng Biên tập báo Nhân Dân lúc đó- rằng, tôi muốn có một cuộc phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tối, tôi đang ở khách sạn Thống Nhất tại Hà Nội, nhà báo Hoàng Tùng gọi điện cho tôi và nói: “Mai 6h sáng tôi qua đón chị vào phỏng vấn Hồ Chủ tịch. Đó là buổi sáng một ngày tháng 7-1969, tôi - nhà báo Hoàng Tùng và người phiên dịch bước vào Phủ Chủ tịch thì gặp một Cụ già mặc bộ quần áo màu trắng tươi cười đi tới và chào tôi bằng tiếng Tây Ban Nha: “Chào buổi sáng, đồng chí Marta”. Tôi đã nghe nói nhiều về Bác Hồ nhưng không nghĩ Người lại giản dị, thân tình đến thế”.

Với Marta Rojas, một điều khiến cuộc phỏng vấn rất hấp dẫn ở chỗ, theo lời bà: đồng chí Hồ Chí Minh đã phỏng vấn ngược lại tôi. Cho dù lúc đó bà biết, đồng chí Hồ Chí Minh cũng là nhà báo.

Ngoài ấn tượng về trí tuệ mẫn tiệp của Người, Marta Rojas còn một kỷ niệm đáng nhớ mà buổi phỏng vấn ấy đã để lại. Trước khi gặp Người, thông qua các hình ảnh, bà biết rằng Người hút thuốc. Vì vậy khi sang Việt Nam, bà đã mang theo một chiếc gạt tàn bằng đồng để nếu có được gặp mặt phỏng vấn Người thì đó sẽ là món quà từ đất nước Cuba. Nữ nhà báo nhớ lại: “Lúc tôi đưa ra chiếc gạt tàn. Đồng chí Hồ Chí Minh nói, bây giờ tôi không hút thuốc nữa, nhưng cái gạt tàn vẫn rất hữu dụng cho tôi. Lúc đó trên bàn làm việc của đồng chí rất nhiều giấy tờ và Người đã dùng chiếc gạt tàn để đựng ghim giấy”.

Cuộc phỏng vấn Hồ Chủ tịch luôn khắc sâu trong trái tim nhà báo Marta Rojas. Bà không bao giờ hết khâm phục về sự hiểu biết, quảng đại, bao dung của Hồ Chủ tịch trong cuộc phỏng vấn tại Hà Nội năm ấy. Qua cuộc gặp Hồ Chủ tịch, bà càng thấu hiểu sức mạnh của dân tộc Việt Nam, hiểu sự yêu mến của người dân Việt Nam dành cho nhà lãnh đạo tài ba và nhân hậu.❏

Hà Anh 

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo