Chủ trương tinh giản biên chế 10% không phù hợp với ngành giáo dục

Thứ năm, 05/11/2020 13:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản cho rằng, cần quan tâm đến chất lượng thẩm định sách giáo khoa, có các giải pháp khắc phục khiếm khuyết của sách Tiếng Việt lớp 1.

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa 14, đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) đã dành nhiều tâm huyết đóng góp ý kiến cho ngành giáo dục về vấn đề giáo dục, đào tạo, xây dựng xã hội học tập.

Theo đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản, có thể nói, thành tích nổi bật của ngành giáo dục là đã hoàn thành mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên, vừa hoàn thành kế hoạch năm học 2019-2020. Đây là một thành tích rất lớn, rất đáng tự hào.

Ngành giáo dục đã sáng tạo, linh hoạt trong dạy và học trực tuyến. Đây cũng tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh, mạnh mẽ trong ngành giáo dục.

Đồng thời, ngành đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành công, đảm bảo gọn nhẹ, an toàn, hiệu quả, giảm áp lực, tốn kém cho học sinh, sinh viên và gia đình học sinh, sinh viên.

Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản - đoàn Hòa Bình (ảnh TL).

Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản - đoàn Hòa Bình (ảnh TL).

Đây không chỉ là thành tích riêng của ngành giáo dục, đào tạo mà còn có sự tham gia tích cực của các ngành như y tế, thông tin, truyền thông, của các ngành khác ở các địa phương, trong đó có vai trò nòng cốt của ngành giáo dục, đào tạo.

Đại biểu Quách Thế Tản còn cho rằng: “Chúng ta cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và nâng cao chất lượng tiểu học và trung học cơ sở.

Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà cũng như mũi nhọn đều được nâng lên. Tự chủ đại học được đẩy mạnh, tạo đột phá trong quản trị đại học.

Tuy nhiên, lĩnh vực đào tạo cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là, đội ngũ nhà giáo còn nhiều khó khăn, bất cập.

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên mầm non, phổ thông ở nhiều địa phương vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, chất lượng chưa đồng đều.

Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm chất và danh dự nhà giáo.

Cơ sở vật chất trường, lớp còn thiếu, lại xuống cấp, nhất là khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức, chưa có giải pháp hữu hiệu.

Việc phối hợp 3 môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội còn thiếu chặt chẽ, cho nên một bộ phận học sinh, sinh viên có những biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống, thiếu ý thức tu dưỡng, lười lao động, thích hưởng thụ, bạo lực học đường còn xảy ra ở nhiều nơi, v.v..

Một hạn chế rất đáng quan tâm là việc quản lý sách giáo khoa và tài liệu tham khảo còn bất cập khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là một số nội dung chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều bị dư luận phê phán.

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và có giải pháp kịp thời, song cũng cần rút kinh nghiệm sâu sắc việc này.

Việc đào tạo nhân lực còn bất cập cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng, chưa thực sự là động lực, là đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Từ những hạn chế, tồn tại nêu trên và qua kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp:

“Một là, cần quan tâm đến chất lượng thẩm định sách giáo khoa, trước mắt có các giải pháp phù hợp để khắc phục những nội dung còn khiếm khuyết của sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1.

Tiếp đó là, việc chỉ đạo giám sát việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt các bộ sách giáo khoa tiếp theo đối với các lớp tiếp theo.

Hai là, ngành giáo dục ở các địa phương cần quy hoạch, rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục, nhất là việc sắp xếp, sáp nhập các điểm trường lẻ cách trường tiểu học và trung học cơ sở.

Tức là thực tế vừa qua đã có một số địa phương dồn về các điểm trường sáp nhập trường một cách cơ học hiệu quả không cao.

Thứ ba là, cần tăng cường nội dung, biện pháp giáo dục lao động đối với học sinh ở bất cứ các bậc học và tùy theo lứa tuổi vì đây là một trong những nguyên tắc giáo dục rất cơ bản để hình thành nhân cách cho người học.

Nhưng hiện nay tôi thấy, nhiều trường còn xem nhẹ vấn đề này. Điều đó có nghĩa là không hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện.

Bốn là, việc tinh giản biên chế 10% chưa phù hợp với đặc thù ngành giáo dục. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu kỹ vấn đề này và báo cáo Chính phủ để có định hướng phù hợp.

Năm là, vấn đề nhân lực. Trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã nhấn mạnh về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trước bối cảnh phát triển nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đề cập đậm nét về xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh việc học tập suốt đời.

Do đó, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ, cấp ủy và chính quyền các cấp quan tâm nhiều hơn để ra những nhiệm vụ và giải pháp tích cực hơn để thực hiện chủ trương này”.

Trinh Phúc

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục