(CLO) Chùa Bổ Đà - Bắc Giang là một trong những ngôi chùa cổ độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc và là trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016.
Chùa Bổ Đà, còn được gọi là chùa Bổ hay chùa Tam Giáo, còn có tên chữ là Tứ Ân tự, tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Bộ kinh phật khắc trên gỗ thị lưu giữ trong chùa được đánh giá là cổ nhất của dòng thiền Lâm Tế,...
Ngôi chùa này vẫn còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa Bổ Đà có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc nước ta.
Nơi đây có vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam, nhiều cổ vật có giá trị và kho tàng di sản Hán - Nôm phong phú. Đây cũng là nơi sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu thời gian, bao bọc xung quanh là đồi núi, xóm làng.
Chùa Bổ Đà thờ Tam giáo, trong đó có Quan Thế âm Bồ Tát, Trúc Lâm Tam tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang), Khổng Tử... Các cuốn sách bằng tre, đá để lại vẫn lưu truyền đào tạo những người gia nhập phái Lâm Tế (Sơn Môn Bồ Đà) theo phong tục cũ.
Quần thể chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm: chùa cổ Bổ Đà sơn (hay chùa Bổ Đà, chùa Bổ; còn gọi là chùa Quán âm), chùa chính Tứ Ân, Am Tam Đức (xây dựng sau, vào thời Hậu Lê). Ngoài ra trên núi Bổ Đà còn có đền thờ Thạch Tướng Đại Vương - người có công giúp vua Hùng thứ 16 chống giặc ngoại xâm.
Sự ra đời của chùa Bổ Đà cũng gắn liền với nhiều giai thoại. Tương truyền, vào khoảng thế kỷ thứ XI, dưới chân núi có một gia đình tiều phu nghèo rất tốt bụng, chăm chỉ nhưng ngoài 40 tuổi mà vẫn chưa có con. Hôm ấy, người chồng vác búa rìu lên núi kiếm củi bỗng gặp một gốc cây thông già, mỗi nhát bổ ông lại niệm: "Quan thế âm Phật". Sau đó, được 32 đồng tiền ở gốc cây, lấy làm lạ liền đến vị cao tăng hỏi thì ngài bảo rằng: "Đức phật quan âm có 32 điều ứng". Người tiều phu khấn cầu rằng: "Nhược bằng đức Phật quan âm phù hộ cho tôi sinh con trai, tôi xin dựng chùa thờ".
Sau đó, người tiều phu có con trai, rồi dành dụm tiền dựng chùa, tô một pho tượng Quan âm Tống Tử để hương khói phụng thờ. Lâu dần, nhiều người qua lại lễ bái, cầu việc gì cũng ứng nên gọi tên là chùa ông Bổ. Vì là chùa thờ vị Phật Đà (Bụt Đà, có nguồn gốc từ chữ Buddha) nên gọi là chùa Bổ Đà.
Cũng có người cho rằng, Bổ Đà là cách gọi chệch từ Phổ Đà - có nguồn gốc từ chữ Phật Đà, là nơi đức Quán Âm Bồ Tát ứng hiện cứu đời nên còn được gọi là chùa Quán Âm. Sau này, chùa bao gồm cả chùa Tứ Ân, nên nó còn có tên Tứ Ân tự.
Chùa Bổ Đà là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền phái Trúc Lâm, nơi đây còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật. Đặc biệt, là Mộc bản kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị.
Xét về kiến trúc, chùa Bổ Đà có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam. Đó là lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng.
Với hệ thống bố cục kiến trúc hài hòa được xây dựng bằng các vật liệu: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường. Cổng vào chùa nền lát đá muối có kích thước to nhỏ khác nhau, xây theo kiến trúc thời Nguyễn mang dáng dấp gác chuông.
Đặc biệt, nhiều bức tường được xây bằng tiểu sành giống như làng Thổ Hà, nơi chuyên sản xuất chum vại, tiểu sành cách đó vài cây số, tạo vẻ trầm mặc, cổ kính nhưng cũng rất gần gũi với vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ.
Chị Lê Như Vân, phật tử đến từ Tuyên Quang, cho biết: “Chùa Bổ Đà là ngôi cổ tự mang đến cho chúng ta cảm giác cổ kính, uy nghiêm, trầm lắng nhưng cũng rất đỗi thân quen. Có những nét trong kiến trúc ở đây giống như những nếp nhà nông thôn của miền quê Bắc Bộ xa xưa. Chúng tôi theo đoàn về thắp hương, tu tập tại đây thấy lòng thanh thản và được gột rửa rất nhiều”.
Toàn bộ chùa chính có diện tích khoảng 51.784 m² được phân ra làm ba khu rõ rệt. Khu vườn 31.000 m², khu nội tự chùa 13.000 m² và khu vườn tháp rộng 7.784 m².
Đến Chùa Bổ, du khách không thể nào bỏ qua khu vườn tháp tăng. Với khoảng 100 ngôi tháp, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam. Theo thời gian, đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng đã từng tu hành tại chùa.
Đây là một bãi đất nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà trên diện tích gần 8.000 m², lưu xá lị, tro cốt nhục thân của các vị hòa thượng dòng thiền Lâm Tế. Nhà chùa dùng đá núi, gạch chỉ và đất thó xây dựng một bức tường bao quanh vườn tháp, tạo cho khu vườn cảm giác thanh tịch, sâu lắng.
Khu vườn chùa được trồng các loại cây ăn quả truyền thống và các loại hoa màu theo thời vụ. Xung quanh được đào hào thoát nước và bảo vệ. Từ lâu, khu vườn này đã là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.
Khu nội tự (chùa Tứ Ân) được xây dựng vào thời Hậu Lê, với thiết kế theo kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc. Toàn bộ khu chùa hiện nay gồm 16 toà nhà lớn nhỏ với tổng số 92 gian. Trong đó, tòa tam bảo kiến trúc theo kiểu chữ đinh. Toà tiền đường có 7 gian, tường gạch, lợp ngói, nền lát gạch vuông. Bậc thềm được lát bằng những phiến đá xanh có kích thước to nhỏ khác nhau.
Hiện nay, nơi đây lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật, tiêu biểu như hệ thống tượng Phật thời Lê, Mộc bản kinh Phật thiền phái Lâm Tế gần 300 năm tuổi,...
Hội chùa Bổ Đà hàng năm tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng 2 âm lịch rất long trọng và đông vui. Ngoài ra, hội Bổ Đà còn diễn ra vào dịp 12 tháng Chín, ngày hóa của Thạch linh thần tướng…
Bà Phạm Thị Hải, du khách đến từ Bắc Ninh, cho biết: “Người Bắc Giang có câu "Thứ nhất là chùa Đức La/ Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng". Qua đó cũng đủ cho thấy vị thế, sự quan trọng và đặc biệt của chùa Bổ. Theo tôi được biết, lễ hội Bổ Đà là một trong 11 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Chúng ta cần giữ gìn, tôn tạo và phát huy những giá trị đó”.
Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử, văn hoá và sự khác biệt của nơi đây, chùa Bổ Đà xứng đáng là một điểm đến trong hành trình tìm về nguồn cội của du khách.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm 23,4%. Bên cạnh đó công ty cũng đang trải qua biến động nhân sự cấp cao và cơ cấu cổ đông.
(CLO) Ngày 24/11/2024, huấn luyện viên Kim Sang-sik cùng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam có buổi rèn thể lực “đáng nhớ” tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju – sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4/2023.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Với chủ đề "Sum họp trúc mai", chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại vừa khép lại thành công, qua đó để lại nhiều cảm xúc lắng đọng, thắm đượm nghĩa tình trong mỗi người dân Kinh Bắc.
(CLO) Với 413/422 phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng, đặt nền tảng mới cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt qua hai điểm nhấn: thành lập quỹ bảo tồn di sản và triển khai thanh tra chuyên ngành.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.