Chùa Hương mở cửa đón khách từ 13/3

Thứ hai, 08/03/2021 20:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn 1 tháng dừng việc đón khách để phòng dịch, lãnh đạo UBND Hà Nội cho phép mở cửa trở lại danh thắng chùa Hương từ ngày 13/3.

Chiều 8/3, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hà Nội, trước đề nghị của UBND huyện Mỹ Đức về mở lại chùa Hương, cam kết phòng chống dịch, Phó chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đã đồng ý.

Ông Dũng cho biết, nếu huyện đã chuẩn bị tốt và sẵn sàng đón khách thì nên mở cửa sớm hơn để tránh ngày mở cửa trở lại đúng đầu tháng âm lịch (1/2), người dân có thể đến đông.

Phó Chủ tịch Dũng cũng đồng ý đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm cho khôi phục không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận từ ngày 12/3.

Với các điểm di tích, tôn giáo khác, ông Dũng đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát cho mở cửa trở lại và đảm bảo biện pháp phòng dịch.

Chùa Hương mở cửa đón khách từ 13/3. Ảnh: TL

Chùa Hương mở cửa đón khách từ 13/3. Ảnh: TL

Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Trần Thị Vân Anh cho biết, sáng 8/3 đơn vị đã đi kiểm tra một số di tích lớn, thấy cơ bản tổ chức tốt việc phòng, chống dịch.

Một số di tích tại nội thành đã mở cửa như Văn Miếu, đền Ngọc Sơn, phủ Tây Hồ..., lượng khách không đông. Tuy nhiên, những ngày tới, đặc biệt dịp đầu tháng, lượng người có thể tăng, cần có phương án cụ thể phòng chống dịch.

Trước đó từ 0h ngày 16/2, các điểm di tích, đền chùa, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở thủ đô đóng cửa để ngăn nguy cơ Covid-19 lây lan.

Từ ngày 2/3, thành phố cho phép nhà hàng kinh doanh ăn, uống phục vụ trong nhà được mở cửa trở lại, nhưng phải đảm bảo giãn cách một mét với khách, hoặc có tấm chắn giữa chỗ ngồi; khuyến khích bán hàng mang về.

Các dịch vụ vũ trường, bar, karaoke, cà phê và trà đá ở vỉa hè... tiếp tục bị dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

Đến chiều 8/3, Hà Nội qua 21 ngày không có ca lây nhiễm ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố cho rằng những nguy cơ xuất hiện dịch vẫn rất cao trong bối cảnh sinh viên các trường đại học, cao đẳng trở lại trường; chuyên gia nhập cảnh; các ca mắc mới vẫn còn ở Hải Dương.

Đồng thời, thành phố đã lên kế hoạch xét nghiệm sàng lọc cho khoảng 4.000 trường hợp là công nhân các khu công nghiệp; người dân sống ở khu vực đông người nước ngoài; hành khách tại bến xe, nhà ga...

PV

Tin khác

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng 19/4 (tức ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, đại diện già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đời sống văn hóa
12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

(CLO) Hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách với nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa