‘Chùa Nghệ sĩ’ đổi tên thành ‘Nghĩa trang Nghệ sĩ’ gây xôn xao dư luận

Thứ hai, 20/06/2022 11:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin “Chùa Nghệ sĩ - Nhựt Quang Tự” bị gỡ bảng tên, đổi thành “Nghĩa trang nghệ sĩ” sau hơn 60 năm tồn tại đã gây xôn xao dư luận.

Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện chia sẻ của một số cá nhân về việc chùa Nghệ sĩ ở quận Gò Vấp, TP HCM bị gỡ bảng tên “Chùa Nghệ sĩ - Nhựt Quang Tự”, thay vào đó là tấm bảng “Nghĩa trang Nghệ sĩ”.

Những người đang sống, sinh hoạt và hoạt động tín ngưỡng bên trong chùa bị buộc phải dời đi. Một số chia sẻ trên mạng xã hội bày tỏ lo lắng: Liệu việc gỡ bảng tên “Chùa Nghệ sĩ” có ảnh hưởng tới các mộ phần nghệ sĩ ở đây hay không?

chua nghe si doi ten thanh nghia trang nghe si gay xon xao du luan hinh 1

“Chùa Nghệ sĩ - Nhựt Quang Tự” là nơi an nghỉ của hàng trăm nghệ sĩ. Ảnh: TL

Trước đó, hôm 18/6, biển tên “Chùa Nghệ sĩ” được gỡ bỏ, thay bằng tấm biển mới với dòng chữ “Nghĩa trang Nghệ sĩ”, kèm theo tên Hội Sân khấu TP HCM.

Bà Trịnh Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM cho biết, quyết định được đưa ra sau khi Hội họp ban chấp hành, do đơn vị không có chức năng quản lý chùa.

Theo bà Trịnh Kim Chi, thời gian qua, Ban Ái hữu Nghệ sĩ (trực thuộc Hội) cũng tiến hành mời các sư tại chùa dọn ra ngoài, các hoạt động tại chùa ngừng lại. Phần nghĩa trang dành cho nghệ sĩ (bao gồm các chỗ chôn cất và thờ tro cốt) được giữ nguyên.

Trao đổi với báo chí sau đó, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho biết, trong thời gian dịch Covid-19, một vị quản lý chùa Nghệ sĩ đứng ra tổ chức một số hoạt động chưa được phép và chính quyền địa phương đã nhắc nhở.

“Chùa Nghệ sĩ là nơi chôn cất, lưu giữ hài cốt và thờ phụng nhiều thế hệ nghệ sĩ. Hiện chưa có chủ trương giải tỏa, thay đổi quy hoạch đối với nơi này”, ông Nguyễn Trí Dũng khẳng định.

Ngày 19/6, một vị đại diện Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM khẳng định, chùa Nghệ sĩ không thuộc hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cũng không có tu sĩ, hoạt động Phật sự gì tại đây.

Liên quan đến thông tin “Chùa Nghệ sĩ” thay tên, Hội Sân khấu TP HCM cho biết sẽ có buổi họp vào tuần này và sẽ thông tin cụ thể, chi tiết tới báo chí để về vụ việc.

“Chùa Nghệ sĩ” (còn gọi là Nhựt Quang Tự), toạ lạc tại đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP HCM. Đây là nơi an nghỉ của hàng trăm nghệ sĩ danh tiếng như: NSND Năm Châu, NSND Phùng Há, NSND Ba Vân, NSƯT Thanh Nga, NSƯT Minh Phụng...

Theo một số tư liệu, năm 1958, nghệ sĩ Phùng Há được Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế tài trợ mua đất làm nơi yên nghỉ cho nghệ sĩ cải lương. Sau khi bà Phùng Há mua mảnh đất 6.080 m2, gần 10 năm, chùa chưa được xây vì thiếu kinh phí.

Năm 1969, bầu Năm Công (Lê Minh Công) xin nghệ sĩ Phùng Há cho dựng am để tu hành. Năm 1970, sau khi am hoàn thành, bầu Năm Công quyết định bán vì không còn tiền trả nợ. Bầu Xuân (gánh Dạ Lý Hương) mua lại am với giá gần 100 cây vàng, sau đó xây thành chùa, một phần diện tích làm nơi mai táng của nhiều nghệ sĩ và thân nhân nghệ sĩ.

Một số hình ảnh về “Chùa Nghệ sĩ - Nhựt Quang Tự”. Ảnh: Bạn đọc cung cấp

chua nghe si doi ten thanh nghia trang nghe si gay xon xao du luan hinh 2

Dòng chữ nổi "Chùa Nghệ sĩ" bị tháo bỏ

chua nghe si doi ten thanh nghia trang nghe si gay xon xao du luan hinh 3

Tấm biển có dòng chữ "Nghĩa trang nghệ sĩ" mới được treo lên

chua nghe si doi ten thanh nghia trang nghe si gay xon xao du luan hinh 4

Danh sách các nghệ sĩ được an táng trong chùa

chua nghe si doi ten thanh nghia trang nghe si gay xon xao du luan hinh 5

Đường vào nghĩa trang nghệ sĩ trong khuôn viên chùa

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam chuẩn bị cho ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ là "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".

Đời sống văn hóa
Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

(CLO) Ngày 27/3, đại diện Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng đã gặp gỡ hội viên Chi hội Văn học, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, giới thiệu Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất.

Đời sống văn hóa
Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, những người yêu hát Xoan từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận những làn điệu Xoan cổ một cách bài bản, có hệ thống bằng các phương tiện công nghệ. Đây là kết quả quan trọng nhất của dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng cộng sự.

Đời sống văn hóa
Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

(CLO) Những giai điệu tuyệt đẹp trong âm nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff sẽ được phủ khắp khán phòng của Nhà hát Hồ Gươm.

Đời sống văn hóa
Hơn 2.000 tác phẩm dự Liên hoan ảnh nghệ thuật Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2024

Hơn 2.000 tác phẩm dự Liên hoan ảnh nghệ thuật Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2024

(CLO) Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong hai ngày 27 - 28/3.

Đời sống văn hóa