Chưa rơi vào tình trạng quá tải bệnh viện vì dịch COVID-19

Thứ tư, 09/06/2021 11:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù lượng bệnh nhân COVID-19 lớn, tỉ lệ người bị bệnh nặng cao nhưng hệ thống chăm sóc, điều trị của Việt Nam vẫn đáp ứng được tình hình.

Từ ngày 27/4, Việt Nam đã ghi nhận hơn 6.000 ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng. Đây là một con số kỷ lục cho thấy đợt bùng phát dịch lần này phức tạp hơn các đợt bùng phát dịch trước đây ở Đà Nẵng, Hải Dương.

Một trong vấn đề thách thức đối với công tác phòng, chống dịch khi lượng bệnh nhân tăng sẽ tạo nên sức ép lên hệ thống bệnh viên, cơ sở điều trị. Tại nhiều nước, khi lượng bệnh nhân đông sẽ gây ra tình trạng quá tải bệnh viện dẫn đến người bệnh tử vong do COVID-19 càng cao do không tiếp cận được với dịch vụ y tế.

Trước những vấn đề đó, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương liên quan đến công tác điều trị bệnh nhân trong đợt COVID-19 lần này.

Đợt dịch COVID-19 lần này, tỉ lệ người bệnh chuyển nặng rất cao (ảnh TL).

Đợt dịch COVID-19 lần này, tỉ lệ người bệnh chuyển nặng rất cao (ảnh TL).

Ông cho biết những điểm khác biệt rõ nét nhất trong đợt dịch bùng phát lần này với các đợt dịch trước?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Đợt dịch lần này có nhiều điểm khác biệt so với các đợt bùng phát dịch trước đây tại Việt Nam. Điểm khác biệt lớn nhất, số lượng bệnh nhân rất lớn, tạo sức ép lớn đối với hệ thống điều trị. Điểm khác biệt thứ 2, chủng vi rút gây dịch bệnh lần này là biến thể Ấn Độ. Có vẻ như mọi diễn biến lâm sàng chủng vi rút này nhanh hơn lần trước và tỉ lệ bệnh nhân có tình trạng phản ứng viêm quá mức cũng cao hơn các chủng khác.

Chính vì thế, phải dùng các biện pháp kỹ thuật cao để điều trị bệnh nhân cũng nhiều hơn các đợt dịch đã qua. Điều đó đã tạo gánh nặng hơn đối với hệ thống hồi sức cấp cứu trong điều trị COVID-19.

Trước diễn biến dịch bệnh như vậy, việc điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng có gặp phải bất cập gì không thưa ông?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Do đợt dịch lần này số lượng người mắc COVID-19 lớn nên dẫn đến số bệnh nhân nặng lớn. Đặc biệt, tỉ lệ bệnh nhân bị viêm nặng cao, nên đòi hỏi các biện pháp kỹ thuật can thiệp cũng nhiều hơn.

Riêng với Bắc Ninh, chúng tôi chú trọng vào việc nâng cao điều trị tuyến đầu. Khi tuyến ban đầu điều trị tốt thì tỉ lệ bệnh nhân diễn biến nặng thấp đi, giảm gánh nặng cho khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện tỉnh Bắc Ninh và hạn chế bệnh nhân chuyển về Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Thời gian gần đây số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam vẫn có chiều hướng tăng, xin ông cho biết liệu có dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Tại Bắc Ninh, đã xây dựng chiến lược để đảm bảo mức độ bệnh nhân 3000 bệnh nhân vào đồng loạt. Các đơn vị, triển khai đảm bảo yếu tố hạ tầng kỹ thuật và con người. Tại Bắc Giang, qua truyền thông tôi được biết đã hết sức nỗ lực, mở rộng các đơn vị bệnh viện dã chiến, hay đơn vị cấp cứu nên hiện tại chưa có hiện tượng quá tải về điều trị bệnh nhân COVID-19.

Ở nhiều nước trên thế giới đang áp dụng chữa bệnh nhân COVID-19 tại nhà, liệu Việt Nam có phải áp dụng như vậy hay không?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Ở những nước số lượng bệnh nhân quá lớn, dịch lưu hành rộng rãi trong cộng đồng nên người ta áp dụng điều trị bệnh nhân nhẹ tại nhà, nặng thì đưa đến bệnh viện.

Ở Việt Nam may mắn dịch ở cộng đồng đang được kiểm soát, lượng bệnh nhân chưa vượt khỏi khả năng điều trị, chưa gây quá tải. Với những bệnh nhân COVID-19, thường tuần đầu nhẹ, nhưng sang đến tuần thứ 2 một số bệnh nhân sẽ có diễn biến nặng. Nếu phát hiện sớm, xử lý sớm thì tỉ lệ bệnh nhân rất nặng, nguy kịch sẽ giảm đi, tỉ lệ tử vong giảm đi.

Nếu áp dụng bệnh nhân nhẹ điều trị tại nhà, chúng ta sẽ gặp 2 vấn đề: Thứ nhất nguy cơ lây bệnh cho người thân tại nhà rất cao. Đặc biệt, mô hình gia đình Việt Nam nhiều thế hệ, có người già, người có bệnh nền, nếu như để lây sang những người này thì rất nguy hiểm.

Thứ 2, khi điều trị tại nhà rất khó để phát hiệu những dấu hiệu thay đổi bệnh lý sớm để kiểm soát sớm, còn khi nặng vào viện điều trị thì hiệu quả sẽ rất thấp.

Xin cảm ơn ông!

Trinh Phúc

111

Trinh Phúc

Tin khác

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

(CLO) Ngày 29/3, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức chúc mừng người bệnh Phạm Anh Thư được ra viện. Trước đó, chị Thư được ghép phổi vào ngày 30 Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Sức khỏe
Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

(CLO) Liên quan đến hành động đẹp của điều dưỡng Đặng Thị Hạ đã giúp cứu sống một du khách tại Đà Nẵng, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức biểu dương, trao tặng giấy khen của Giám đốc Bệnh viện cho điều dưỡng Hạ.

Sức khỏe
Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

(CLO) Bà D. nhập viện điều trị vì bệnh lý sỏi thận, nhưng trong quá trình điều trị, người bệnh có những triệu chứng giống bệnh dại như: Sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động…Trước đó bà D. từng bị chó cắn nhưng không đi tiêm vắc xin ngừa dại.

Sức khỏe
Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe