Chuẩn bị gia nhập nhóm thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần làm gì?

Thứ tư, 01/03/2023 22:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình cao và với mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, việc cần phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Ngày 1/3/2023, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ chức Tọa đàm “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030”.

Tại tọa đàm, TS.Fred McMahon, Viện Nghiên cứu Fraser Canada nhấn mạnh rằng: Cải cách thể chế rất quan trọng và tự do kinh tế đã thúc đẩy sự thịnh vượng trên tất cả các châu lục và thực tế nhiều quốc gia đã chứng minh điều này.

Việt Nam có một thể trạng kinh tế khoẻ mạnh hơn bao giờ hết

Ngay như Chile, từ một nước nghèo, ở những năm 1970, họ rất mạnh về tự do kinh tế và họ đã vượt lên, đến những năm 1980 đã trở thành quốc gia bật mạnh lên ở khu vực Nam Mỹ và tăng trưởng kinh tế lên tới 200%.

Trong khu vực, Hàn Quốc, Sinhgapore… cũng vậy, từ khi cho tự do kinh tế, mức độ tự do kinh tế tăng, sự thịnh vượng cũng tăng lên. Những thực tiễn tốt và kinh nghiệm quốc tế là lời lưu ý, khuyến nghị quan trọng cho Việt Nam.

chuan bi gia nhap nhom thu nhap trung binh cao viet nam can lam gi hinh 1

Cải cách thể chế rất quan trọng và tự do kinh tế đã thúc đẩy sự thịnh vượng trên tất cả các châu lục và thực tế nhiều quốc gia đã chứng minh điều này. Ảnh: My Nguyễn

Sau hơn 30 năm đổi mới, cho đến nay, Việt Nam cơ bản đã là một nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Nhưng còn nhiều việc cần làm và phải làm.

Điểm lại những gì làm được, GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng NEU khẳng định: Việt Nam đã liên tục xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Một loạt các bộ luật đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh.

“Những nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong suốt chặng đường vừa qua đã góp phần quan trọng vào việc đưa Việt Nam từ một nước có thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 200 USD vào đầu những năm 1990 tăng lên 3590 USD vào năm 2021” - GS Chương khẳng định.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã kiên trì cải cách thể chế kinh tế thị trường theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường hội nhập quốc tế đã mang đến cho Việt Nam một thể trạng kinh tế khoẻ mạnh hơn bao giờ hết, như dự trữ ngoại hối ở mức cao, tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức thấp, đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất, nhập khẩu liên tục năm sau cao hơn năm trước,…

Các nút thắt có thể cản trở sự phát triển của Việt Nam

Tuy nhiên, GS Chương và các nhà khoa học, các chuyên gia cùng nhận định sự vận hành của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay đang bộc lộ một số hạn chế.

Những hạn chế được chỉ ra như Nhà nước vẫn còn can thiệp nhiều vào cơ chế giá thị trường như giá xăng dầu, giá điện, giá vé máy bay, giá y tế,… Những can thiệp này đã bộc lộ nhiều bất cập trong thời gian vừa qua như thiếu hụt xăng dầu, Vietnam Airlines và EVN bị thua lỗ nặng nề, các bệnh viện công rơi vào tình trạng thu không đủ chi,…

Việc bảo vệ nhà đầu tư thiểu số trong doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Chưa xây dựng đc khung thể chế bảo vệ các loại tài sản mới như tiền kỹ thuật số...

Nhiều loại thị trường hiện đại chưa được hình thành hoặc còn hạn chế sự tham gia của người dân, như các thị trường ngoại hối, thị trường vàng phái sinh, thị trường hàng hoá phái sinh v.v…

Khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn còn lớn, trong khi tiến độ cổ phần hoá các DNNN trong những năm vừa qua bị chững lại.

Hệ thống các văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, khiến cho việc kinh doanh luôn có nguy cơ vi phạm pháp luật; bản thân các cán bộ nhà nước cũng gặp nguy cơ vi phạm pháp luật nếu hiểu sai các quy định, dẫn đến hiện tượng chậm trễ trong việc xử lý các thủ tục hành chính, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Trường hợp các doanh nghiệp bất động sản gần đây là một ví dụ. Rất nhiều dự án không thể triển khai vì vướng thủ tục pháp lý, bị treo nhiều năm, không được giải quyết.

Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình cao và với mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, việc cần phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, trong số 101 quốc gia có mức thu nhập trung bình trong thập niên 1960 chỉ có 13 quốc gia trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2008.

Thực tiễn này cho thấy để biến ước vọng thành hiện thực, Việt Nam cần phải tiếp tục con đường đã chứng tỏ mang lại thành công cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua, đó là phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

GS Phạm Hồng Chương lưu ý rằng kinh nghiệm của Việt Nam từ những lần suy giảm kinh tế trước đây, từ khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998 hay đại suy giảm toàn cầu 2008 - 2009, cho thấy không phải các chương trình kích cầu, đầu tư công mang lại thành tựu phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo, mà chính là cải cách thể chế kinh tế mới là chìa khoá.

Thể chế Việt Nam có nhiều cải thiện, nhưng nhiều cấu phần của tự do kinh tế như về quy định pháp lý, chỉ số tự do thương mại… đang ở mức rất thấp, thấp hơn mức trung bình của khu vực và càng thấp so thế giới, các chuyên gia lưu ý.

Những bài học quá khứ cho thấy, trong bối cảnh khó khăn hiện nay Việt Nam cần phải tiếp tục tìm ra những điểm nghẽn quan trọng về thể chế kinh tế để tháo gỡ, xem đây là chìa khoá để mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cả trong, lẫn ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh cần chuẩn bị tốt cho quá trình gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao và trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và bất ổn…

Trong đó, chú trọng tới các thể chế kinh tế vĩ mô (khung khổ chính sách tín dụng, tỷ giá, tài khóa…) và các thể chế liên quan đến các thị trường nhân tố, đặc biệt là thị trường vốn đề tìm ra các nút thắt có thể cản trở sự phát triển của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình cao.

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện phục hồi và phát triển sản xuất 6 tháng cuối năm

Thái Bình: Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện phục hồi và phát triển sản xuất 6 tháng cuối năm

(CLO) Bí thư tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm vẫn chưa đạt so với chỉ tiêu, kỳ vọng cũng như tiềm năng. Do đó, 6 tháng cuối năm 2024, các cấp, các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho phục hồi và phát triển sản xuất.

Kinh tế vĩ mô
Doanh nghiệp Nhật Bản có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Ninh

Doanh nghiệp Nhật Bản có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Ninh

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang khẳng định các doanh nghiệp Nhật Bản đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, và mong rằng, thời gian tới, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục quan tâm, kết nối, tìm kiếm đầu tư vào tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 17.688 tỷ đồng

Bắc Ninh: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 17.688 tỷ đồng

(CLO) Theo thông tin từ Cục Thống kê Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 17.688 tỷ đồng, bằng 56,6% dự toán năm 2024 và tăng 31,7% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 5.270 tỷ đồng

Nam Định: Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 5.270 tỷ đồng

(CLO) 6 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định ước đạt 5.270 tỷ đồng, bằng 43,8% dự toán năm và tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Kinh tế vĩ mô
Kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định

Kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị khẳng định, tỉnh Nam Định đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đặc biệt đã có nhiều Khu công nghiệp sẵn sàng đưa vào cung ứng phục vụ sản xuất. Vì vậy tỉnh đang đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định.

Kinh tế vĩ mô