Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 đơn giản và đầy đủ nhất

Thứ hai, 31/01/2022 16:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giao thừa đến, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm lễ cúng để đón chào năm mới. Vậy cần chuẩn bị những gì để mâm cỗ cúng giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 trong nhà và ngoài trời đầy đủ nhất?

Lễ cúng giao thừa còn có tên là lễ trừ tịch, bởi theo quan niệm của người xưa, mỗi năm có một vị thần Hành khiển trông coi việc nhân gian. Giao thừa là lúc vị thần Hành khiển cũ bàn giao công việc lại cho vị thần mới, cúng giao thừa chính là làm lễ tiễn người cũ, đón người mới. 

Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa là mong muốn xoá bỏ mọi xui xẻo, khó khăn của năm cũ, chào đón niềm vui, may mắn khi bước sang năm mới.

Theo đó, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà. Lễ vật cúng giao thừa không giống nhau giữa từng nhà, từng địa phương. Tuy nhiên nhìn chung, các lễ vật này thường bao gồm:

1. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa ngoài trời được gọi là lễ cúng tiễn vi thần cựu vương Hành khiển (vị thần chịu trách nhiệm coi sóc dân và cai quản hạ giới) của năm cũ đi và đón thần mới về.

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm:

1. Mâm ngũ quả

2. Hương (3 cây to)

3. Hoa

4. 2 cây đèn (hoặc nến)

5. Trầu cau

6. Muối gạo

7. Trà

8. Nước (hoặc rượu)

9. Quần áo, mũ nón thần linh

10. Gà trống luộc

11. Xôi

12. Bánh chưng

Lưu ý:

- Khi chọn gà cúng giao thừa, gia chủ cần chú ý chọn con gà trống mới bắt đầu tập gáy, chưa đạp mái, khỏe mạnh, mỏ vàng, mào cờ, chân gà màu vàng. Nếu không có nhiều điều kiện thì chuẩn bị đơn giản, chỉ cần thể hiện lòng thành đối với các bậc thần linh, ông bà gia tiên.

- Đồ cúng trong mâm cúng giao thừa cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.

- Lễ giao thừa ngoài trời, mâm lễ nên đặt ở hướng Bắc hoặc là hướng Đông tùy theo từng gia đình. Sở dĩ như vậy vì hướng Bắc là hướng để cúng Thượng Đế còn hướng Đông để cúng Thiên Tử là vua.

2. Mâm cúng giao thừa trong nhà

Cỗ mặn:

1. Bánh chưng

2. Giò

3. Chả

4. Xôi gấc (xôi các loại)

5. Thịt gà

6. Rượu (bia, thức uống khác)

Cỗ ngọt:

1. Bánh kẹo

2. Mứt Tết

3. Hoa

4. Đèn (nến)

5. Hương

Lưu ý: 

- Đầu tiên cần khấn thần Thổ - vị thần có nhiệm vụ cai quản trong nhà, xin phép cho tổ tiên, ông bà được về ăn Tết cùng gia đình.

- Tiếp theo, gia chủ khấn xin tổ tiên, mong ông bà phù hộ cho các thành viên trong gia đình năm mới được bình an, sức khỏe dồi dào. 

- Khi cúng giao thừa, người lớn tuổi trong nhà hoặc chủ nhà sẽ đứng lễ chính, các thành viên trong gia đình khấn vái theo.

Gợi ý một số mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà đơn giản và đầy đủ nhất: 

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 1

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 2

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 3

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 4

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 5

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 6

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 7

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 8

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 9

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

chuan bi mam co cung giao thua tet nham dan 2022 don gian va day du nhat hinh 10

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

(Bài viết mang tính tham khảo giải trí)

DL (t/h)

Bình Luận

Tin khác