(CLO) Cúng tất niên là nghi lễ đánh dấu một năm sắp qua và chào đón năm mới tốt đẹp hơn. Phong tục này mang đậm nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống và được người Việt rất coi trọng.
Cúng tất niên là một nghi thức quan trọng của các gia đình Việt vào dịp cuối năm. Lễ cúng tất niên là phong tục lâu đời và mang đậm nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống, với ý nghĩa hoàn tất năm cũ và chào đón năm mới.
Các gia đình báo cáo lên bề trên những gì được, mất trong năm nay, về những gì chưa làm được và mong muốn năm sau tốt đẹp hơn. Đây cũng là dịp để mọi người hưởng thụ, nghỉ ngơi và tận hưởng thành quả của cả năm qua.
Cúng tất niên là một nghi thức được các gia đình Việt rất coi trọng. Ảnh minh họa
Thông thường, lễ cúng tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (tức là ngày 30 tháng Chạp, thường gọi là ngày 30 Tết. Năm nay, ngày 30 Tết sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 21/1/2023 Dương lịch.
Để cúng tất niên, các gia đình cần chuẩn bị mâm cơm thật tươm tất để dâng lên gia tiên. Sau khi hạ lễ, mọi người sum vầy bên mâm cơm. Sau bữa cơm tất niên, mọi người chuẩn bị cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.
Trước khi tiến hành nghi lễ tất niên, các gia đình lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ…
Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ, gia chủ sẽ bắt tay chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Chuẩn bị mâm cúng Tất niên
Theo các chuyên gia văn hóa, mâm cúng tất niên bao gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu và mâm cỗ chay hoặc mặn.
Mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên ban thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.
Mâm cỗ cúng Tất niên thường mà cỗ mặn, được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất. Ảnh: TL
Mâm ngũ quả nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín. Gia chủ có thể chọn chuối, bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo… Không nên dùng quả xanh, quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ.
Đối với người miền Bắc, mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… thậm chí, có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng. Mâm cúng tất niên thông thường không thể thiếu được món gà trống, ngoài ra còn được bày biện các món như: canh măng, canh mọc, gà luộc, nem rán, rau, giò, bánh chưng...
Mâm cúng tất niên miền Trung ít cầu kỳ hơn, thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…
Trong khi đó, mâm cúng tất niên của người miền Nam thường có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, gỏi tôm thịt…
Trong mâm cúng Tất niên, hương và đèn là 2 vật không thể thiếu. Hương tượng trưng cho các vì sao, kết nối giữa âm với dương, còn đèn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời nên thường trên bàn thờ sẽ có đủ 2 cây đèn.
Ngoài ra, tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, văn hóa từng vùng miền, địa phương mà có thêm những vật khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình, cầu tài, cầu lộc hay cầu bình an.
Bài cúng Lễ Tất niên
Văn khấn Lễ Tất niên theo sách "Bàn thờ gia tiên và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt" của tác giả Nguyễn Đức Bá do NXB Tôn giáo xuất bản, bài cúng Lễ Tất niên như sau:
Lễ cúng tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (ngày 30 tháng Chạp). Ảnh minh họa
Mâm ngũ quả thường đảm bảo yếu tố ngũ hành
Sau khi cúng tất niên thì gia đình, bạn bè... họp mặt dùng bữa cơm cuối năm
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh, Thổ địa tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo Quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ...
Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm Quý Mão.
Tín chủ con là...
Ngụ tại...
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé, trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị Tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì. Giãi tấm lòng thành.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Tại lễ hội phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, hơn 50 nghệ nhân từ Chi hội Phở Vân Cù đã chuẩn bị khoảng 6.000 bát phở, mang đến cơ hội thưởng thức phở chính gốc cho hàng nghìn du khách thập phương.
(CLO) Sáng 07/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, động viên cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại Đền Hùng.
(CLO) Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu thi công xây dựng công trình, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn theo hình thức đầu tư công".
(CLO) Trung tâm Tư vấn khoa học và công nghệ cầu đường cảng vừa đăng tải thông báo mời thầu cho 5 gói thầu cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn TP HCM.
(CLO) Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật tạm thời tại khu vực cầu Rác (xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), trong đó đáng chú ý là việc giới hạn tốc độ tối đa xuống 40 km/h và gia cố mố cầu bằng ván gỗ.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (7 - 9/4), do ảnh hưởng không khí lạnh yếu, lệch đông nên xuất hiện mưa rào, sau đó chuyển mưa phùn, sương mù, nồm ẩm.
(CLO) Thấy bạn rơi xuống hố nước, bé Nam Phong, gần 3 tuổi, “nói chưa sõi” nhưng đã nhanh trí chạy vào nhà kêu cứu. Sau đó người lớn chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.