Chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa để mang lại may mắn

Thứ năm, 11/02/2021 09:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dưới đây là một số gợi ý giúp độc giả chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa chuẩn nhất, để mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Nghi thức cúng giao thừa có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và quan trọng đối với người Việt Nam. Cúng giao thừa còn thường được gọi là lễ cúng trừ tịch hay "tống cựu nghinh tân" nhằm tiễn các vị Thần linh năm cũ và đón chào các vị Thần linh của năm mới.

Cho nên người ta thường rất cẩn trọng khi thực hiện cúng giao thừa. Bên cạnh bài văn khấn giao thừa, hoa quả, bánh trái thì mâm cúng giao thừa cũng rất quan trọng nhằm thể hiện lòng thành kính của mỗi gia đình đối với gia tiên cũng như các vị Thần linh.

Lễ cúng giao thừa sẽ được thực hiện cả ở trong nhà và ngoài trời. Vì thế, bạn cần lưu ý để chuẩn bị lễ vật cho đúng nhé.

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm.

Mâm cơm cúng giao thừa sẽ khác nhau tùy theo từng phong tục của mỗi vùng miền, dưới đây là mâm cơm cúng giao thừa phổ biến nhất tại 3 miền để bạn có thể tham khảo:

Ảnh minh họa (thời đại)

Ảnh minh họa (thời đại)

1. Mâm lễ cúng giao thừa ở miền Bắc

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là: Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà. Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

2. Mâm lễ cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như: Đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, dưa giá, bát măng khô ninh, bát miến, đĩa cá chiên, đĩa ram...

Một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

3. Mâm lễ cúng giao thừa của người miền Nam

Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Cụ thể, mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm: Canh măng tươi, Canh khổ qua nhồi thịt, Thịt kho hột vịt, Gỏi tôm thịt, Chả giò, Dưa giá, Củ kiệu, Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm...

Lưu ý: Ngoài mâm cơm cúng, cần chuẩn bị các lễ vật khác như: 1 đĩa trầu cau, 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả, đèn dầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 3 hoặc 5 ly trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa tươi, vàng mã...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mâm lễ cúng ngoài trời

Theo quan niệm dân gian, hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.

Cho nên giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó, họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có: 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng, 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng), bánh kẹo, 1 mâm ngũ quả, rượu, trà, quả cau, lá trầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, nhang, đèn…

Ngoài mâm cỗ còn bao gồm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với vàng, tiền. Năm Tân Sửu 2021 thuộc hành Thổ nên bạn có thể chuẩn bị quần áo, mũ, ủng màu nâu, vàng, cam...

DL (t/h)

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa