(NB&CL) Cuộc thi Hoa hậu Du lịch thế giới 2022 đã khép lại với những màn trình diễn ấn tượng. Không chỉ là một cuộc thi sắc đẹp đơn thuần, đây còn là cơ hội quảng bá văn hóa Việt Nam, vẻ đẹp Việt Nam, truyền đi thông điệp “Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”.
Hành trình Miss Tourism World 2022 - hành trình Việt Nam
Đêm 10/12, hàng vạn người, trong đó có không ít khách nước ngoài từ khắp nơi đổ về Quảng trường Hồ Chí Minh, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc để tận mắt chứng kiến đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch thế giới năm 2022 (Miss Tourism World 2022). Càng về khuya, trời càng lạnh và tiết trời thì lất phất mưa phùn, nhưng sức nóng của đêm chung kết không hề giảm nhiệt. Trong bầu không khí rất náo nhiệt, người già, trẻ em cũng bày tỏ sự phấn khích khi được nhìn tận mắt, được chụp hình cùng các người đẹp quốc tế.
Thí sinh Miss Tourism World 2022 check in tại Lễ hội hoa Mê Linh, Hà Nội, ngày 8/12.
Đêm chung kết Miss Tourism World 2022 được tổ chức trên sân khấu ngoài trời và được livestream trên nhiều nền tảng. Với thông điệp “Mang thế giới đến Việt Nam”, cuộc thi mở màn với phần trình diễn trang phục truyền thống và giới thiệu về bản thân của 35 thí sinh đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
Thí sinh Miss Tourism World 2022 trải nghiệm văn hoá tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Điểm nhấn của đêm chung kết Miss Tourism World 2022 là các thí sinh không trình diễn bikini mà thay vào đó, sau phần đồng diễn trang phục áo dài Việt Nam, trang phục dân tộc Thái cùng biểu diễn tiết mục “Xòe Thái”, các thí sinh một lần nữa trình diễn trang phục truyền thống nhưng được thiết kế trên nền chất liệu thổ cẩm của Việt Nam. Ban Tổ chức cũng đã trình chiếu video clip “Hành trình Miss Tourism World 2022 đi qua các miền di sản”, qua đó, khái quát các hoạt động khám phá văn hoá Việt Nam của các thí sinh.
Với cùng câu hỏi dành cho Top 5 thí sinh xuất sắc đến từ Nhật Bản, Nga, Nigeria, Philippine và Việt Nam: “Điều gì bạn học được trong hành trình tại Việt Nam và muốn chia sẻ với đất nước của mình?”, thí sinh Erina Hanawa đến từ Nhật Bản đã có phần trả lời ứng xử thuyết phục để giành vương miện của cuộc thi.
Tại đêm chung kết, Ban Tổ chức cũng trao các giải thưởng phụ khác, trong đó có giải thưởng cho 3 video review tốt nhất thuộc về các thí sinh đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Serbia.
Theo Ban Tổ chức, sau hành trình gần 1 tháng khám phá Việt Nam, đã có hơn 100 video review quảng bá du lịch Việt Nam của các thí sinh gửi về. Đáng chú ý, người đẹp Pakinee Duangpattra - đại diện của Thái Lan có đến 3 video lọt vào danh sách Top 14 video xuất sắc nhất. Đại diện Nhật Bản Erina Hanawa và đại diện đến từ Indonesia là Ade Tri Yunita Batubara cùng có 2 video lọt vào danh sách này.
Nói về hành trình gần 1 tháng tại Việt Nam, ông John Sighn - người sáng lập, Chủ tịch Miss Tourism World chia sẻ: “Đây là một hành trình rất xứng đáng. Đi qua 5 tỉnh thành, chúng tôi đã trải nghiệm nhiều nét văn hóa khác nhau, có thêm những khám phá mới. Thông qua đây, chúng tôi đã thực hiện được mục tiêu mang Việt Nam ra thế giới và mang thế giới đến Việt Nam. Chúng tôi mong những ai xem cuộc thi sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn và Việt Nam có thể thu hút nhiều đầu tư từ nước ngoài”.
Thí sinh Hoa hậu Du lịch Thế giới 2022 hào hứng trải nghiệm gói bánh chưng tại Phú Thọ.
Cách tiếp cận du lịch hoàn toàn mới
Với mục tiêu thúc đẩy du lịch, lan tỏa hình ảnh đẹp về văn hóa, con người và những giá trị truyền thống, Miss Tourism World 2022 lần đầu tiên có cách thức tổ chức khác biệt, sáng tạo so với những cuộc thi nhan sắc khác. Theo Ban Tổ chức, cuộc thi Miss Tourism World ra đời từ năm 1991 nhưng phải đến năm 2022, cuộc thi mới được tổ chức theo hình thức thí sinh tham gia các hoạt động sáng tạo nội dung review - trải nghiệm trên hành trình “đi qua các miền di sản”.
Trước khi bước vào đêm chung kết, từ ngày 14/11, các thí sinh đã bắt đầu hành trình khám phá di sản, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tại 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La và Vĩnh Phúc. Các thí sinh đã có những chuyến tham quan chùa Trấn Quốc, khu Hoàng thành Thăng Long, làng gốm sứ Bát Tràng; quần thể danh thắng Tràng An, Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính; thảo nguyên Mộc Châu, thác Dải Yếm, cầu Pá Uôn; khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hùng; khu danh thắng Tây Thiên, khu du lịch Tam Đảo, Lễ hội hoa Mê Linh…
Qua chương trình, tất cả các thí sinh ghi lại cảm nhận về những nơi đã trải nghiệm, giới thiệu cảm nhận đó trong những clip ngắn bằng tiếng bản địa hoặc tiếng Anh. Vì thế, trong những ngày qua, hình ảnh những di sản, những khu danh thắng nổi tiếng của Việt Nam... được chia sẻ đều đặn trên fanpage Miss Tourism, diễn đàn sắc đẹp Missosology. Trên trang cá nhân, từng thí sinh cũng cập nhật thường xuyên hình ảnh Việt Nam cùng hành trình trải nghiệm sau 28 ngày. Họ bày tỏ ấn tượng với phong cảnh non nước hữu tình, hùng vĩ ở Việt Nam, sự thân thiện, hiếu khách của người dân, họ thích thú tìm hiểu các lễ hội, làng nghề truyền thống.
Thí sinh Miss Tourism World 2022 trong trang phục dân tộc.
Đánh giá về hoạt động mới mẻ này, Chủ tịch Miss Tourism World John Sighn cho biết, với cách thức tổ chức và việc hòa nhập, nhập vai của từng thí sinh sẽ mang đến một cách tiếp cận du lịch Việt Nam hoàn toàn mới, hiện đại hơn và không bị giới hạn về số lượng người theo dõi thông qua mạng xã hội Facebook, Instagram.
Ông John Sighn cũng nhấn mạnh rằng, qua nhiều lần tổ chức, Miss Tourism World luôn đặt trọng tâm cốt lõi cho việc quảng bá du lịch của nước chủ nhà. Sự kiện Việt Nam tổ chức vòng chung kết một cuộc thi sắc đẹp nổi tiếng toàn cầu như Miss Tourism World là minh chứng mạnh mẽ nhất về một Việt Nam đã bình thường hóa mọi hoạt động trong cuộc sống, một Việt Nam - điểm đến an toàn đối với du khách quốc tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã làm tê liệt hoạt động du lịch nhiều nơi trên toàn cầu.
Khoảnh khắc đăng quang của Hoa hậu Du lịch Thế giới 2022.
Còn theo bà Vũ Thị Mỹ Dung, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, Miss Tourism World 2022 không chỉ gói gọn trong một cuộc thi sắc đẹp mà còn mang đến hiệu quả thiết thực cho ngành Du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Với cách tổ chức và tiếp cận mới cùng với xu hướng đa phương tiện, đa nền tảng, năng lực cạnh tranh của toàn ngành du lịch sẽ được tăng cường, mang đến những giá trị phát triển bền vững.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.