(CLO) Phiên chứng khoán 26/7 chứng kiến thị trường châu Á chìm trong “biển lửa”. Trong khi đó, VN-Index có thể đã “theo chân” châu Á nếu không nhờ Novaland “giải cứu”.
Novaland “giải cứu” VN-Index
Chứng khoán 26/7 được dự báo là phiên quan trọng khi chỉ số VN-Index tiến gần tới ngưỡng kháng cự mạnh 1.200 điểm. Áp lực bán ra đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN30-Index nhiều thời điểm chìm trong sắc đỏ.
Trước phiên ATC, tình trạng giằng co vẫn diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, rất may mắn cho VN-Index, tới cuối phiên, lực cầu xuất hiện mạnh hơn giúp VN30-Index lấy lại sắc xanh, từ đó giúp VN-Index chinh phục thành công mốc 1.200 điểm.
Đóng cửa thị trường chứng khoán 26/7, VN-Index tăng 4,94 điểm, tương đương 0,41% lên 1.200,84 điểm; VN30-Index tăng 3,42 điểm, tương đương 0,29% lên 1.201,43 điểm. Toàn sàn ghi nhận 213 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 246 mã giảm giá. Có thể thấy số lượng mã giảm giá vẫn nhiều hơn nên sức mạnh của VN-Index vẫn phụ thuộc nhiều vào blue-chips.
Phiên chứng khoán 26/7 chứng kiến thị trường châu Á chìm trong “biển lửa”. Trong khi đó, VN-Index có thể đã “theo chân” châu Á nếu không nhờ Novaland “giải cứu”
Trong phiên chứng khoán 26/7, cổ phiếu VCB của Vietcombank vẫn giữ vai trò trụ đỡ chính. VCB tăng 1.700 đồng/CP, tương đương 1,9% lên 93.400 đồng/CP. Tuy nhiên, bên cạnh VCB, một blue-chip cũng đóng vai trò “giải cứu” VN-Index. Đó là cổ phiếu NVL của Novaland.
Trong phiên chứng khoán 24/7, NVL gây chú ý khi tăng trần với khối lượng tăng đột biến, lên đến 96 triệu đơn vị. Sau đó, tới phiên chứng khoán 25/7, NVL tạm thời nghỉ ngơi khi đóng cửa phiên ở mức giá tham chiếu.
Đầu phiên chứng khoán 26/7, NVL thậm chí còn giao dịch ở mức giá đỏ. Tuy nhiên, tới cuối phiên, NVL suýt tăng trần khi tăng 1.000 đồng/CP, tương đương 6,2% lên 17.200 đồng/CP, chỉ thấp hơn mức giá tím 100 đồng/CP. Với khối lượng giao dịch rất cao, đạt hơn 73 triệu đơn vị, NVL góp phần không nhỏ giúp VN-Index vượt qua mốc quan trọng 1.200 điểm.
Dù VN-Index chinh phục thành công mốc 1.200 điểm nhưng phiên chứng khoán 26/7 vẫn có điểm kém lạc quan chính là thanh khoản sụt giảm đáng kể. Toàn sàn TP HCM có 912 triệu cổ phiếu, tương đương 17.952 tỷ đồng được giao dịch thành công. Nhóm VN30 có 267 triệu cổ phiếu, tương đương 6.818 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Trong phiên chứng khoán 26/7, sàn Hà Nội không may mắn như sàn TP HCM khi các chỉ số chìm trong sắc đỏ.
Thanh khoản trên sàn Hà Nội rơi xuống mức rất thấp trong phiên chứng khoán 26/7. Chỉ có 75,9 triệu cổ phiếu, tương đương 1.282 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công.
Chứng khoán châu Á chìm trong “biển lửa”
VN-Index là một trong số ít những chỉ số hiếm hoi “vượt bão” thành công trong thị trường chứng khoán 26/7. Đa số các thị trường ở châu Á-Thái Bình Dương đều chìm trong “biển lửa”.
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu giảm khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào thứ Tư.
FED dự kiến sẽ phê duyệt mức tăng lãi suất thứ 11 kể từ tháng 3 năm 2022.
Các thị trường đang định giá một cách chắc chắn tuyệt đối rằng FED sẽ chấp thuận tăng một phần tư điểm phần trăm, điều này sẽ đưa lãi suất vay chuẩn của cơ quan này lên phạm vi mục tiêu là 5,25% - 5,5%. Điều đó sẽ đẩy ranh giới trên của lãi suất quỹ liên bang lên mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2001.
Tại Úc, S&P/ASX 200 dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm của Úc tăng 6% trong quý 6, chậm hơn so với mức 7% được thấy trong quý đầu tiên.
Kospi của Hàn Quốc dẫn đầu thua lỗ trong khu vực và giảm tới 2%, do cổ phiếu công nghệ và dịch vụ tiêu dùng kéo theo.
Cuối cùng, chỉ số này kết thúc ngày với mức thấp hơn 1,67% và đóng cửa ở mức 2.592,36, trong khi Kosdaq chứng kiến mức lỗ lớn hơn 4,18% và kết thúc ở mức 900,63.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đã giảm nhẹ, kéo dài khoản lỗ từ thứ Ba và đóng cửa ở mức 32.668,34, trong khi Topix cũng giảm 0,1% và kết thúc ở mức 2.283,09.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông rút lui khỏi đợt phục hồi hôm thứ Ba và giảm nhẹ 0,52%, trong khi các thị trường Trung Quốc đại lục cũng giảm. Shanghai Composite giảm 0,4%, trong khi Shenzhen Component mất 0,5%.
(CLO) Trong 24 giờ qua, khu vực châu Á đã ghi nhận hơn 20 trận động đất có cường độ từ 2.5 độ richter trở lên, trong đó bốn trận động đất mạnh xảy ra ở Trung Á và Đông Nam Á, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam năm 2025 được dự báo tăng mạnh từ 15%-20%, chủ yếu do nhu cầu phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại nhằm tăng vốn cấp 2 và áp lực tái tài trợ từ các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn vẫn tập trung lớn vào quý III và quý IV, với giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ trái phiếu bất động sản.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Hoàng Tùng vừa ra mắt album âm nhạc mới mang tên “Trở về ký ức” hôm 28/3, gồm tập hợp 9 ca khúc của nhạc sĩ Trần Lệ Giang. Đây là dự án âm nhạc đánh dấu sự trở lại của giọng ca từng giành Quán quân Sao Mai 2003.
(CLO) Israel ngày 28/3 đã tiến hành cuộc không kích quy mô lớn đầu tiên vào khu vực ngoại ô phía nam Beirut sau nhiều tháng, được cho là nhằm trả đũa vụ phóng rocket từ Lebanon.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu 19, thuộc dự án “Đường tỉnh 941 (đoạn nối dài)”.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND huyện Đông Anh và các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ, thực hiện các thủ tục theo "luồng xanh" để rút ngắn thời gian xử lý đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2, huyện Đông Anh.
(CLO) CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2025 giảm nhẹ xuống 420 tỷ đồng, mặc dù doanh thu dự kiến tăng trưởng gần 2%. Chỉ riêng hai tháng đầu năm, FMC đã đạt gần 47 triệu USD doanh số, tương đương hơn 18% kế hoạch năm, nhưng vẫn chưa đủ xua tan lo ngại từ các vụ kiện chống bán phá giá và biến động thị trường tôm toàn cầu.
(CLO) Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu đã chính thức thông báo với Quốc hội nước này về việc giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và chuyển một số chức năng của cơ quan này về trực thuộc Bộ Ngoại giao.
(CLO) Trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra vào chiều 28/3 tại Myanmar gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm cả Thái Lan, là kết quả của các hoạt động kiến tạo mảng phức tạp trong khu vực.
(CLO) Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam năm 2025 được dự báo tăng mạnh từ 15%-20%, chủ yếu do nhu cầu phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại nhằm tăng vốn cấp 2 và áp lực tái tài trợ từ các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn vẫn tập trung lớn vào quý III và quý IV, với giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ trái phiếu bất động sản.
(CLO) CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2025 giảm nhẹ xuống 420 tỷ đồng, mặc dù doanh thu dự kiến tăng trưởng gần 2%. Chỉ riêng hai tháng đầu năm, FMC đã đạt gần 47 triệu USD doanh số, tương đương hơn 18% kế hoạch năm, nhưng vẫn chưa đủ xua tan lo ngại từ các vụ kiện chống bán phá giá và biến động thị trường tôm toàn cầu.
(CLO) Với khối nợ vay khổng lồ hơn 23.000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024, việc CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) công bố các dự án mới trị giá hàng chục nghìn tỷ đang khiến nhà đầu tư đặt dấu hỏi lớn về khả năng huy động vốn và tính khả thi của kế hoạch này.
(CLO) Phiên giao dịch ngày 28/3, với phần lớn cổ phiếu giảm giá, trong đó có nhiều mã trụ cột, đã khiến VN-Index giảm hơn 6 điểm, xuống dưới mốc 1.320 điểm. Đây là phiên thứ 3 chỉ số chính liên tiếp đi xuống.
(CLO) Chỉ sau 8 tháng giữ chức Thành viên HĐQT VKC Holdings (mã VKC - UPCoM), ông Nguyễn Quang Huy đã bất ngờ xin từ nhiệm ngay trước ĐHĐCĐ 2025. Doanh nghiệp này đang chìm sâu trong khủng hoảng tài chính với khoản lỗ lũy kế lên đến gần 463 tỷ đồng và bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến.
(CLO) Sau khi không thể huy động 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024, DIC Corp tiếp tục lên kế hoạch chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá chỉ 12.000 đồng/cp, giảm 20% so với mức cũ. Động thái này cho thấy áp lực tài chính và khả năng triển khai dự án của công ty đang ngày càng trở nên khó khăn.
(CLO) Dù thay đổi nhân sự cấp cao, chuyển trụ sở và đổi nhận diện thương hiệu, Thuduc House (HOSE: TDH) vẫn chưa thoát khỏi vết trượt dài thua lỗ. Báo cáo tài chính kiểm toán 2024 hé lộ bức tranh ảm đạm với lỗ ròng hơn 300 tỷ đồng, đồng thời đơn vị kiểm toán cũng đưa ra cảnh báo về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
(CLO) Tổng công ty IDICO – CTCP (Mã: IDC) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 2 vào ngày 7/4 tới đây, với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Ước tính doanh nghiệp sẽ chi ra khoảng 495 tỷ đồng để thực hiện, trong đó hai cổ đông lớn nhất sẽ nhận tổng cộng hơn 170 tỷ đồng.
(CLO) Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/3, VN-Index giảm 2,28 điểm (-0,17%), dừng ở mức 1.323,81 điểm. Trong bối cảnh hầu hết cổ phiếu ngân hàng giảm giá thì SHB diễn biến nổi bật với mức tăng 3,67%.