Chứng khoán tuần 4-8/1: Chu kỳ tăng tốt thường rơi vào quý I

Thứ hai, 04/01/2021 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong ngắn hạn, chu kỳ tăng tốt của thị trường thường rơi vào quý I, sau đó thị trường sẽ có xu hướng rõ hơn khi có thêm các thông tin mới.

Thị trường chứng khoán năm 2021 dự báo sẽ dần phân hóa chứ không còn như năm 2020 “mua đâu là thắng đó”

Thị trường chứng khoán năm 2021 dự báo sẽ dần phân hóa chứ không còn như năm 2020 “mua đâu là thắng đó”

Năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một năm thăng hoa. Chứng khoán Việt Nam không những lấy lại hết những gì đã mất sau đợt lao dốc vào tháng 3/2020 với cú sốc COVID-19 mà còn vượt xa mốc trước dịch. Chỉ số VN-Index đã chạm đáy mốc 660 và bất ngờ hồi phục mạnh trở lại mốc 1.100 điểm giai đoạn cuối tháng 12 với thanh khoản liên tiếp lập kỷ lục.

Kết phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020, VN-Index đứng ở mức 1.103,87 điểm, tăng gần 15% so với đầu năm; HNX-Index đứng ở mức 203,12 điểm, tăng hơn 98% so với hồi đầu năm. Chỉ số UPCOM-Index cũng chốt ở mức 74,45 điểm, tăng hơn 31,6%.

Nhận định về thị trường chứng khoán trong năm 2021, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng dự báo, với những gì đã diễn ra trong nửa cuối năm 2020 hứa hẹn một năm 2021 khá là sáng sủa, ít nhất trong giai đoạn đầu năm mới.

Tuy vậy, ông Khánh cũng lưu ý, dù chứng khoán luôn được định nghĩa là phong vũ biểu của nền kinh tế nhưng GDP cả năm chỉ tăng 2,91% trong khi VN-Index tăng gần 70% thậm chí HNX-Index tăng tới 120% từ cuối tháng 3/2020.

Do đó, theo ông Khánh, sự hưng phấn có thể sẽ giảm bớt khi giá ngày càng đạt các đỉnh cao mới trong bối cảnh kinh tế trên đà phục hồi nhưng không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

Phân tích kỹ hơn, ông Khánh cho rằng, giá càng lên cao thì cần phải có nhiều tiền hơn nữa đổ vào, nghĩa là thanh khoản lại phải tiếp tục lập thêm kỷ lục mới trong bối cảnh thị trường chứng khoán dòng tiền chủ yếu là từ nhà đầu tư F0.

Trong khi đó, nhà đầu tư lớn mua bán cầm chừng và nhà đầu tư nước ngoài lại có năm bán ròng nhiều nhất trong hơn chục năm qua.

Theo ông Khánh, nếu không có các nguồn tiền mới, các nhà đầu tư khác hỗ trợ thì nhà đầu tư nhỏ lẻ khó tiếp tục chạy theo với mức giá ngày càng cao và thị trường sẽ dần phân hóa chứ không còn như năm 2020 là “mua đâu là thắng đó”.

Trong khi đó, Công ty chứng khoán MB (MBS) nhận xét, năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăng gần 15% và đứng đầu Đông Nam Á, sóng tăng đã kéo dài hơn nửa thời gian của năm.

Về triển vọng trong năm 2021, đã có một số tổ chức trong và ngoài nước nhận định tích cực, điều đó là hoàn toàn có cơ sở khi nền tảng vĩ mô vẫn được đánh giá sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường.

MBS cũng nhấn mạnh rằng, bên cạnh đó rủi ro bên ngoài cũng giảm đi so với năm vừa qua và dòng vốn đầu tư quốc tế có thể quay trở lại đối với các thị trường mới nổi cũng như Việt Nam.

Theo MBS, chu kỳ tăng tốt của thị trường thường rơi vào quý I, sau đó thị trường sẽ có xu hướng rõ hơn khi có thêm các thông tin mới.

Dự báo trong ngắn hạn, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, thị trường chứng khoán sẽ có diễn biến khởi sắc trong tuần giao dịch đầu tiên của năm 2021.

Theo BVSC, VN-Index sẽ tiếp tục thử thách vùng kháng cự 1.110 - 1.130 điểm. Dòng tiền trong nước sẽ vẫn là động lực chính hỗ trợ cho đà tăng của thị trường. Nhà đầu tư cũng sẽ hướng sự quan tâm đến kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết.

T.Toàn

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước giảm tốc độ hút tiền chỉ còn khoảng 1/4 so với trước đó

Ngân hàng Nhà nước giảm tốc độ hút tiền chỉ còn khoảng 1/4 so với trước đó

(CLO) Trong 2 phiên giao dịch gần nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm tốc độ hút tiền, giảm giá trị tín phiếu phát hành ra chỉ bằng 1/4 so với trung bình trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Vndirect bị tấn công: 1.218 tỷ đồng “bốc hơi”, đáng lo hơn là thị phần môi giới

Vndirect bị tấn công: 1.218 tỷ đồng “bốc hơi”, đáng lo hơn là thị phần môi giới

(CLO) Sau 3 ngày hệ thống của Vndirect bị tấn công, 1.218 tỷ đồng vốn hóa thị trường ông lớn chứng khoán này đã “bốc hơi”. Nhưng đáng lo ngại hơn cả là thị phần môi giới sau cú sốc này.

Tài chính - Bảo hiểm
Đang vay nợ 3.640 tỷ, Năm Bảy Bảy (NBB) vẫn cầm cố tài sản để vay thêm tiền

Đang vay nợ 3.640 tỷ, Năm Bảy Bảy (NBB) vẫn cầm cố tài sản để vay thêm tiền

(CLO) Dù đang có tổng nợ vay lên tới 3.640 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) vẫn thế chấp tài sản để vay thêm.

Tài chính - Bảo hiểm
Tăng vốn thần tốc nhờ ngân hàng ‘mẹ’ bơm tiền, hoạt động môi giới của VPBankS vẫn thua lỗ, dư nợ vay margin tăng thêm hơn 2.500 tỷ đồng

Tăng vốn thần tốc nhờ ngân hàng ‘mẹ’ bơm tiền, hoạt động môi giới của VPBankS vẫn thua lỗ, dư nợ vay margin tăng thêm hơn 2.500 tỷ đồng

(CLO) Sau khi được bơm vốn “khủng” từ ngân hàng mẹ, hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, hoạt động môi giới vẫn thua lỗ khoảng 17 tỷ đồng, dư nợ cho vay margin đạt 7.167 tỷ đồng, tăng thêm hơn 2.500 tỷ đồng so với cuối quý 3.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận ‘bốc hơi’ 68%, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) phát hành 50 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại

Lợi nhuận ‘bốc hơi’ 68%, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) phát hành 50 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại

(CLO) CTCP Chứng khoán Phú Hưng (Mã PHS) ghi nhận lợi nhuận năm 2023 sụt giảm mạnh, phải phát hành thêm 50 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại.

Tài chính - Bảo hiểm