Chung sống an toàn với COVID-19 đang trở thành hiện thực!

Thứ năm, 28/10/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo các chuyên gia, việc dịch xảy ra một số điểm ở các tỉnh là điều không quá lo lắng, hơn nữa các biện pháp phòng dịch mới đang mang đến hiệu quả rất tích cực.

Những tín hiệu lạc quan

Hiện nay, cả nước thực hiện chủ trương sống chung với dịch, chuyển sang trạng thái “bình thường mới” vừa chống dịch vừa khôi phục kinh tế, đưa cuộc sống dần trở lại bình thường. Tình trạng “mạnh ai nấy chạy”, “cát cứ” trong chống dịch ở các địa phương đã được dẹp bỏ. Trong y tế, việc áp dụng cách ly y tế tại nhà, người dân được chủ động hơn trong phòng, chống dịch.

chung song an toan voi covid 19 dang tro thanh hien thuc hinh 1

Trước khi bình thường mới, nhiều ý kiến lo lắng, sợ hãi khi không thực hiện giãn cách trên diện rộng thì dịch có thể lây lan nhanh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng, “bình thường mới” đang mang lại nhiều yếu tố tích cực, ngoài việc các hoạt động kinh tế, xã hội dần được khôi phục thì những vấn đề liên quan đến y tế cũng có nhiều điểm yên tâm.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng, tử vong trong thời gian qua giảm một cách rõ rệt. Ngày 26/1, thống kê của Bộ Y tế cho biết, cả nước ghi nhận có 64 ca tử vong. Trong đó, các tỉnh trong tâm dịch như tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 27 ca, Bình Dương 14 ca, Đồng Nai 4 ca. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày (21-27) là 65 ca.

Việc một số tỉnh xuất hiện các điểm dịch như Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Nam… theo ông Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, chúng ta không cần quan tâm mỗi ngày bao nhiêu ca COVID-19, mà cần biết số ca nhập viện, ca nặng hay tử vong đã giảm nhiều.

Chiến lược phù hợp, kết hợp với tăng tốc tiêm vắc-xin đang giúp giảm tỷ lệ lây lan, giảm số bệnh nhân triệu chứng, bệnh nhân nhập viện cũng như tỷ lệ tử vong xuống mức thấp. Nghị quyết 128 cũng đặt ra tiêu chí rất rõ, khống chế ca bệnh ở ngưỡng thấp; tăng tỷ lệ phủ vắc-xin cao nhất và nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống y tế sao cho không quá tải. Do đó, hiện đang đi đúng hướng.

Đồng quan điểm, có chuyên gia cho rằng, đã xác định thích ứng sao cho an toàn và kiểm soát hiệu quả thì phải chấp nhận vẫn sẽ còn ca bệnh cộng đồng. Quan trọng là chúng ta xử lý sao với ca bệnh đó, dập một ổ dịch thế nào nhằm hạn chế sự lây lan. Cùng với đó là khả năng bao phủ vắc-xin cần tăng lên từng ngày. Có được điều kiện như thế thì hệ thống y tế sẽ không bị quá tải, đáp ứng tốt được khả năng thu dung các bệnh nhân nặng, giảm thiểu tối đa bệnh nhân tử vong.

Cũng bình luận về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng cho rằng, tình hình có dịch trong cộng đồng là thực tế phải chấp nhận. Khi sống chung với dịch, chuyện dịch xảy ra ở tỉnh này, tỉnh khác đều nằm trong dự liệu. Việc cho phép người dân đi lại bình thường thì mầm bệnh sẽ lây lan là điều hết sức bình thường.

“Việc này không chỉ ở Việt Nam mà ở nước Anh, Mỹ, Singapore, châu  Âu vẫn thế. Việc số người mắc sẽ tăng lên nhưng quan trọng số tử vong giảm đi. Thời gian qua, số ca tử vong đã xuống thấp kể cả tại TP. Hồ Chí Minh”, ông Nga nhận định.

Mỗi người dân là chủ thể chống dịch

Trong bối cảnh sống chung với COVID-19 thì sống chung an toàn là điều tất cả mọi người quan tâm. Ông Nguyễn Huy Nga cho rằng, hiện nay mỗi người trước hết phải tự lo cho bản thân, phải tự bảo vệ sinh mạng của mình bằng cách thực hiện 5K. Tất cả mỗi người đều phải chủ động.

“Bây giờ, mầm bệnh, cách lây truyền của SARS-CoV-2 đều được tuyên truyền, phổ biến. Cách phòng tránh cũng đã được thông tin rộng rãi nên tất cả phải thực hiện đúng. Người cao tuổi, bệnh nền thì cần phải tiêm vắc-xin và cẩn thận trong việc tiếp xúc đông người. Còn trẻ em nếu bị nhiễm bệnh COVID-19 thì cũng chỉ như cúm thường. Ai có nguy cơ cao cần phải tự ý thức bảo vệ cho bản thân còn cuộc sống phải tiếp diễn, làm ăn kinh tế phải được thực hiện chứ không thể giãn cách mãi” - ông Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

chung song an toan voi covid 19 dang tro thanh hien thuc hinh 2

Một trong những điểm chuyên gia này đánh giá cao trong công tác chống dịch là số ca tử vong giảm đi và giảm nhanh. Điều này chứng minh việc không cách ly tập trung đối với các F0, F1 là chiến lược đúng đắn, là nguyên nhân để tỷ lệ tử vong giảm xuống nhanh chóng. Lý giải về điều này, theo ông Nga, khi F0 được cách ly tại nhà, họ được người thân trong gia đình chăm sóc. Chính tình yêu thương đầm ấm, sự chăm sóc vỗ về động viên, thuốc men được uống kịp thời nên tỷ lệ tử vong ít đi.

“Trong lúc ốm đau, ai cũng cần có người thân bên cạnh. Nếu không có người thân, người bệnh sẽ thấy cô đơn và điều đó còn khiến người ta chết ngay lập tức. Không chỉ bệnh COVID-19 mà các bệnh khác cũng vậy. Khi ốm đau không có người nhà bên cạnh chết là cái chắc. Do đó, cách ly còn tập trung là rất phi khoa học” - ông Nguyễn Huy Nga nhận định.

Chuyên gia này cũng cho rằng, trong thời kỳ bình thường mới cần thiết phải quán triệt việc cho người dân tự cách ly tại nhà. Nếu phát sinh ra bệnh thì mọi người trong nhà tự nuôi nhau, tự chăm sóc và bảo vệ nhau. Chỉ khi nào nặng, không thở được thì mới đi bệnh viện. Hiện nay, mầm bệnh có trong cộng đồng nhiều nên người dân cần phải tự ý thức để bảo vệ mình. Mọi người nên tìm hiểu để biết lúc nào nên đi bệnh viện, lúc nào phải ở nhà. COVID-19 không nên quá sợ hãi vì đa số nhẹ, không cần đi viện mà chỉ ở nhà chăm sóc.

Góp ý về công tác phòng chống dịch, chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Phạm Văn Học - Giám đốc điều hành Bệnh viện Đa Khoa Hùng Vương, Phú Thọ cho rằng trong công tác phòng chống dịch hiện nay đã thay đổi tư duy. Việc không thiết lập bệnh viện dã chiến và cách ly tập trung là chiến lược đúng đắn.

Ông Học cho rằng, bệnh viện dã chiến chỉ phù hợp với thời kỳ đầu khi kiến thức về COVID-19 còn mơ hồ. Nhưng khi đã biết đường đi, nước bước của dịch thì bệnh viện dã chiến không còn phù hợp. Bây giờ thực chiến là phải “đánh nhau” ngay tại bệnh viện. Hay việc cách ly tập trung quy mô lớn cũng nên chấm dứt vì vô hình trung trở thành nhân tố đẩy dịch tăng tốc độ lên. Vì ở khu tập trung đông hàng nghìn người, một người nhiễm sẽ lây chéo cho người khác.

Ông Phạm Văn Học còn cho rằng, hiện nên bỏ tư tưởng cực đoan liên quan đến COVID-19. Đó chính là lo sợ thái quá, sợ sệt một cách quá mức với căn bệnh này. Chính vì sợ mà dẫn đến sự kỳ thị cực đoan đối với người nhiễm bệnh. “Đây đều là những tư tưởng sai lầm. Có tỉnh chỉ có 4 - 5 ca nhiễm thì không phải dịch. Khi không có dịch thì không nên áp dụng biện pháp phòng dịch cực đoan mà chỉ áp dụng biện pháp để ngăn lây truyền bệnh” - chuyên gia này góp ý.

Cũng theo ông Học, tỷ lệ tử vong nhiều tại các vùng dịch ở phía Nam là do quá tải bệnh viện. Khi bệnh nhân không được chăm sóc y tế kịp thời nên trở nặng và chết chứ không phải do bệnh COVID-19. Do đó, nếu bệnh nhân được chăm sóc tốt, đủ ăn đảm bảo dinh dưỡng, được nghỉ ngơi thì đa số sẽ tự khỏi. Chỉ khi nào người bệnh bị diễn biến nặng lên thì mới cần đến cơ sở y tế chăm sóc. “Không nên quá hoảng loạn vì dịch COVID-19” – ông Phạm Văn Học nhấn mạnh.

Qua trao đổi với các chuyên gia, có thể thấy việc sống chung với COVID-19 một cách an toàn là điều rất bình thường. Muốn vậy, người dân cần nêu cao ý thức tự bảo vệ bản thân, tiêm vắc-xin và không thực hiện các biện pháp chống dịch một cách cực đoan.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề 'Thế giới tôi đọc'

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề "Thế giới tôi đọc"

(CLO) Ngày 20/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức.

Đời sống văn hóa
57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

(CLO) Ngày 20/4, UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam đối với quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu).

Đời sống văn hóa
Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

(CLO) Sáng 20/4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" do PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật làm chủ biên.

Đời sống văn hóa
Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

(CLO) Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, trong những ngày này, Phố Sách Hà Nội luôn nườm nượp du khách và người dân Thủ đô tới trải nghiệm, khám phá và tìm cho mình những đầu sách ưng ý để thỏa mãn đam mê đọc sách.

Đời sống văn hóa
Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

(CLO) Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM.

Đời sống văn hóa