(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
Halimah Nasution từng cảm thấy như thể cô đã có tất cả. Trong nhiều năm, cô và chồng là Agus Saputra đã sống tương đối khá giả bằng nghề cho thuê đồ dùng phục vụ đám cưới, lễ tốt nghiệp và sinh nhật.
Ngay cả sau khi chia thu nhập cho nhiều anh chị em cùng phụ giúp mình trong công việc này, cặp vợ chồng ở tỉnh Bắc Sumatra của Indonesia vẫn kiếm được khoảng 30 triệu rupiah (gần 50 triệu VNĐ) mỗi tháng.
Chỉ chi khoảng một phần tư thu nhập mỗi tháng, cặp đôi này thuộc tầng lớp trung lưu của Indonesia, được định nghĩa chính thức là những người có chi tiêu hàng tháng từ 2 triệu rupiah đến 9,9 triệu rupiah.
Từ đại dịch COVID cho đến sự bất ổn toàn cầu
Nhưng sau đó, đại dịch COVID-19 bùng phát. Lệnh phong tỏa đã giáng một đòn tàn khốc. “Chúng tôi đã mất tất cả”, Nasution chia sẻ với hãng tin với Al Jazeera. Nhiều năm sau, cặp đôi này vẫn chưa thể bù đắp được thiệt hại và phục hồi công việc kinh doanh của mình.
Họ nằm trong số hàng triệu người Indonesia đã phải rời khỏi tầng lớp trung lưu đang ngày càng thu hẹp của quốc gia Đông Nam Á này. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Trung ương của Indonesia, số lượng người Indonesia được xếp vào tầng lớp trung lưu đã giảm từ 57,3 triệu người vào năm 2019 xuống còn 47,8 triệu người trong năm nay.
Các nhà kinh tế cho rằng sự suy giảm này là do nhiều nguyên nhân, bao gồm hậu quả của COVID-19, sự bất ổn toàn cầu và cả những bất cập trong mạng lưới an sinh xã hội của đất nước.
Ega Kurnia Yazid, chuyên gia chính sách của Nhóm quốc gia tăng tốc giảm nghèo do Chính phủ Indonesia điều hành, cho biết "một số yếu tố có mối liên hệ với nhau" đã góp phần vào xu hướng này.
Tầng lớp trung lưu của Indonesia “đóng góp chủ yếu vào doanh thu thuế nhưng lại ít nhận được trợ cấp xã hội” như những tầng lớp nghèo hơn ở phía dưới, theo Yazid giải thích
Nasution và chồng cô hiểu rõ sự thiếu hỗ trợ này khi doanh nghiệp của họ sụp đổ. “Chúng tôi không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền khi chúng tôi không còn khả năng làm việc trong thời gian đại dịch…”, cô nói.
"Tầng lớp trung lưu đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Chúng tôi không thực sự giàu có, nhưng cũng không đủ nghèo để nhận được các khoản trợ cấp có thể có lợi cho chúng tôi", Dinar, một công nhân ở Jakarta, chia sẻ với DW.
Nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (LPEM-UI) thuộc Đại học Indonesia công bố vào tháng 8 năm 2024 cho thấy sức mua của tầng lớp trung lưu và những người có tham vọng trở thành tầng lớp trung lưu ở Indonesia đã giảm trong 5 năm qua. Bây giờ họ cần phân bổ nhiều ngân sách hơn cho thực phẩm và do đó, chi tiêu ít hơn vào những thứ khác.
Khi nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại và dịch vụ
Nền kinh tế Indonesia đã tăng trưởng đều đặn kể từ khi đại dịch kết thúc, với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm khoảng 5%. Nhưng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào thương mại, khiến nước này dễ bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng chậm lại của toàn cầu.
Yazid cho biết: “Các đối tác thương mại lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đang trải qua sự suy giảm, như được chỉ ra bởi Chỉ số quản lý thu mua (PMI), dẫn đến nhu cầu quốc tế đối với hàng hóa của Indonesia giảm... Điều này gây thêm căng thẳng cho tầng lớp trung lưu”.
Adinova Fauri, nhà nghiên cứu kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết tầng lớp trung lưu căng thẳng của Indonesia "phản ánh những vấn đề cơ cấu sâu sắc hơn, đặc biệt là tác động của quá trình phi công nghiệp hóa ở Indonesia".
“Sản xuất, vốn từng hấp thụ một phần lớn lực lượng lao động, giờ không còn có thể làm được như vậy nữa. Một bộ phận đáng kể lực lượng lao động đã chuyển sang lĩnh vực dịch vụ, phần lớn là phi chính thức và cung cấp mức lương thấp hơn cùng chế độ an sinh xã hội tối thiểu”, Fauri đánh giá.
Không có nhiều cơ hội khởi nghiệp lại
Lễ nhậm chức của Tổng thống Prabowo Subianto vào tháng trước đã làm dấy lên hy vọng về nền kinh tế ở một số nơi. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông đã cam kết đạt mức tăng trưởng GDP là 8% và xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, vào lúc này, Nasution và gia đình cô vẫn đang bất lực trong việc vực dậy sự nghiệp. Sau khi mua nhiều mặt hàng phục vụ cho công việc như sân khấu và đồ trang trí vốn đắt tiền bằng cách trả góp, cô và chồng nhanh chóng rơi vào cảnh túng thiếu khi công việc kinh doanh thất bại.
“Chúng tôi đã bán xe, bán đất và thế chấp nhà”, Nasution nói. “Nó đã chết. Doanh nghiệp của chúng tôi đã chết hoàn toàn”.
Chồng của Nasution đã phải tìm đến làm công việc thu hoạch quả cọ dầu với mức lương khoảng 2,8 triệu rupiah (gần 5 triệu VNĐ) một tháng. Trong khi đó, Nasution nhận công việc dọn dẹp, làm việc từ 8 giờ sáng đến 1 giờ chiều, sáu ngày một tuần với mức lương hàng tháng khoảng 1 triệu rupiah (1,6 triệu VNĐ). Một cuộc sống từng khá rủng rỉnh của họ giờ đã trở thành quá khứ xa vời.
“Cuộc sống của chúng tôi bây giờ rất khác, và chúng tôi vẫn chưa ổn định như trước. Chúng tôi cần vốn để khởi nghiệp lại, nhưng chúng tôi không thể tiết kiệm tiền để làm như vậy”, Nasution nói. “Chúng tôi chỉ có đủ tiền để sống tạm bợ, nhưng cuộc sống thì lúc thăng lúc trầm, hy vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”.
(CLO) Nhà cựu vô địch boxing hạng nặng Mike Tyson kiếm được 20 triệu USD dù thất bại trước tay đấm Jake Paul ở trận boxing diễn ra hôm nay (16/11). Đây là trận đấu được xem là lịch sử khi hai võ sĩ chênh lệch nhau hơn 30 tuổi.
(CLO) Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt buộc các thương hiệu ô tô phương Tây phải rút khỏi thị trường Nga, người tiêu dùng tại đây đang chuyển hướng mạnh mẽ sang các dòng xe đến từ Trung Quốc, như Chery, Geely và Great Wall Motor.
(CLO) Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) vừa ra quyết định kỷ luật Cảnh cáo và miễn nhiệm chức danh Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng đối với ông Huỳnh Tuấn Kiệt.
(CLO) Chính quyền Donald Trump dự kiến hủy khoản tín dụng thuế 7.500 USD cho xe điện, đe dọa tương lai ngành ô tô Mỹ giữa cuộc cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc.
(CLO) Nền kinh tế Cuba được dự báo không tăng trưởng trong năm 2024, do nước này đang vật lộn phục hồi sau thiên tai khắc nghiệt: bão Oscar, Rafael và trận động đất mạnh 6,8 độ richter.
(CLO) Hãng phim Disney vừa chính thức loại khỏi lịch chiếu phần tiếp của Star Wars (tựa Việt: Chiến tranh giữa các vì sao), dự kiến phát hành vào ngày 18/12/2026. Thay vào đó, Ice Age 6 (Kỷ băng hà 6) sẽ được phát hành vào cùng thời điểm.
(CLO) Sau khi Chính phủ đề xuất thí điểm mở rộng loại đất xây dự án nhà ở thương mại, Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng đây là cơ chế đúng đắn, sẽ có tác động tích cực đến thị trường trong thời gian tới.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Sự việc nhiều người trèo lên hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam gần đây gây xôn xao dư luận, đặc biệt là trên các diễn đàn văn hóa và lịch sử. Hành động tưởng chừng vô tư của một số cá nhân lại mang đến nhiều góc nhìn đáng suy ngẫm về thái độ ứng xử với di sản văn hóa, cũng như ý thức bảo vệ giá trị lịch sử của cộng đồng.
(CLO) Các đồng minh của lãnh đạo phe cực hữu Pháp, bà Marine Le Pen, đã chỉ trích cơ quan tư pháp Pháp đang tiến hành một "trả thù chính trị" nhằm ngăn cản bà tham gia chính trường.
(CLO) Ngày 16/11, tại Nghệ An, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đối với đồng chí Nguyễn Đức Trung và chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 4, nhiệm kỳ 2020-2025.
(CLO) Bộ trưởng Y tế Croatia Vili Beros vừa bị bắt cùng với nhiều quan chức y tế và giám đốc bệnh viện do liên quan đến cáo buộc tham nhũng trong một cuộc điều tra của Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Hưng là phụ xe khách chạy tuyến Vinh - Viêng Chăn, đã trực tiếp mua 212 kg pháo hoa của một người đàn ông không quen biết ở Viêng Chăn (Lào) để đưa về Việt Nam sử dụng và bán kiếm lời.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(NB&CL) Tuần lễ cấp cao APEC 2024 diễn ra tại Lima (Peru) từ ngày 10 - 16/11 là điểm nhấn quan trọng của năm APEC 2024. Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu mốc kỷ niệm 35 năm thành lập APEC, là dịp để các thành viên rà soát, đánh giá các kết quả và xác định phương hướng hợp tác giai đoạn mới. Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam tham dự sự kiện này.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.
(CLO) Các đồng minh và cả đối thủ đều đã chuẩn bị cho những thay đổi về chính sách kinh tế và đối ngoại của Mỹ trong 4 năm tới sau khi ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc đua Nhà Trắng.