Nhà báo Đặng Tiến Trung -  Trưởng Cơ quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Bắc Kinh:

"Chúng tôi đang tác nghiệp trong một môi trường hết sức nguy hiểm..."

Thứ năm, 06/02/2020 21:11 PM - 0 Trả lời

 (CLO) Mặc dù rất bận và gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm trong tác nghiệp nhưng nhà báo Đặng Tiến Trung -  Trưởng CQTT TTXVN tại Bắc Kinh vẫn dành thời gian, tâm huyết, thậm chí "vượt tường lửa" để chia sẻ nhiều thông tin nghề nghiệp với báo Nhà báo & Công luận từ "tâm dịch" Corona.

Nhà báo Đặng Tiến Trung -  Trưởng Cơ quan  Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Bắc Kinh: Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, hoạt động tác nghiệp của chúng tôi lại càng khó khăn hơn

Nhà báo Đặng Tiến Trung -  Trưởng Cơ quan  Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Bắc Kinh: Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, hoạt động tác nghiệp của chúng tôi lại càng khó khăn hơn

Chúng tôi thường xuyên động viên nhau cố gắng giữ vững tinh thần

Trong những ngày này, các đồng nghiệp ở Việt Nam đang gọi các anh là những phóng viên chiến trường, khi phải lao vào tâm dịch để khai thác và cung cấp những tin chính thống tới công chúng. Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn công việc của các phóng viên tác nghiệp trong tâm dịch thời điểm này chứ?

Vâng, đúng là những ngày này nhóm phóng viên thường trú TTXVN tại Bắc Kinh chúng tôi đang tác nghiệp trong một môi trường hết sức nguy hiểm, không khác gì mấy ngoài chiến trường, bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (2019-nCoV) có tốc độ lây lan rất nhanh và nguy hiểm, đã cướp đi sinh mạng của hơn 500 người trên khắp thế giới, trong đó Trung Quốc là nơi có nhiều trường hợp tử vong nhất.

Những ngày này, trong khi phần lớn người dân hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc, thì chúng tôi vì công việc vẫn phải lao ra đường, đến các địa điểm công cộng, các bệnh viện, trung tâm y tế - đều là những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao, để tác nghiệp. TTXVN là một ngân hàng thông tin quốc gia, vì vậy, chúng tôi luôn tác nghiệp trong mọi điều kiện, hoàn cảnh để cung cấp những thông tin về tình hình dịch bệnh tại địa bàn cho các cơ quan báo chí và khán giả, độc giả trong nước. Chúng tôi phải tiếp xúc với người dân, bác sĩ, nhân viên y tế và cả những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, để tìm hiểu thông tin, phỏng vấn, ghi hình, chụp ảnh…về tình hình dịch bệnh nhằm có được những thông tin và hình ảnh sống động, chân thực nhất về tình hình bệnh dịch.

Tất nhiên, khi tác nghiệp trong tình hình căng thẳng và môi trường nguy hiểm như vậy, chúng tôi cũng luôn phải cố gắng đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân, như đeo khẩu trang y tế phòng dịch, thường xuyên dùng nước sát khuẩn để khử trùng chân tay… Bên cạnh đó, anh em cũng phải thường xuyên động viên nhau cố gắng giữ vững tinh thần để thực hiện tốt công việc và nhiệm vụ mà cơ quan đã giao phó.

Nhà báo Đặng Tiến Trung hiện nay là Trưởng Cơ quan Thường trú Thông tấn xã  Việt Nam tại Bắc Kinh

Nhà báo Đặng Tiến Trung hiện nay là Trưởng Cơ quan Thường trú Thông tấn xã  Việt Nam tại Bắc Kinh

TTXVN thường xuyên cập nhật những tin tức chính thống nhanh và trách nhiệm. Quá trình tác nghiệp của  anh và đồng nghiệp trong tâm dịch có những khó khăn như thế nào?

Ngày thường, công việc của chúng tôi tại địa bàn vốn đã tương đối khó khăn vì nhiều lý do, trong đó có việc người dân không muốn tiếp xúc nhiều với giới truyền thông, và khi đi tác nghiệp thường phải xin phép qua rất nhiều khâu, nhiều cấp với thủ tục khá khó khăn, mất thời gian. Thế nên, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, hoạt động tác nghiệp của chúng tôi lại càng khó khăn hơn.

Thứ nhất, khi đi tác nghiệp, chúng tôi phải luôn mang khẩu trang y tế, phải thể hiện mình đang là những người khỏe mạnh để không bị xa lánh, mới có thể tiếp cận được đối tượng tác nghiệp.

Thứ hai, khi đi tác nghiệp, việc xin phép các cơ quan để được tác nghiệp ngoài các thủ tục xin phép thông thường, chúng tôi còn phải bổ sung thêm thủ tục về khai báo và kiểm tra sức khỏe xem có bị lây nhiễm dịch bệnh không, rồi mới có thể được phép tác nghiệp.

Thứ ba, người dân bình thường vốn đã ngại giới truyền thông, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiếp cận và thuyết phục người dân hợp tác cho ghi hình, trả lời phỏng vấn lại càng khó, bởi ngoài tâm lý ngại truyền thông, giờ đây họ còn ngại cả tiếp xúc với những người lạ vì lo bị gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Thứ tư, nhiều địa điểm hiện nay đã hạn chế đi lại, hạn chế tiếp cận do đề phòng dịch bệnh, nên chúng tôi cũng không còn có thể tự do ra vào để tác nghiệp như trước đây.

Vì trách nhiệm với công việc, với công chúng và lòng yêu nghề

Điều gì khiến người làm báo có thể vượt qua được những khó khăn trong tác nghiệp để cung cấp thông tin một cách nhanh và chính xác tới công chúng thời điểm này thưa anh?

Ở thời điểm nguy hiểm này, đối với chúng tôi, để vượt qua được những khó khăn trong tác nghiệp và cung cấp thông tin một cách nhanh và chính xác nhất tới công chúng, chỉ có thể nói là vì trách nhiệm với công việc, với công chúng và lòng yêu nghề. Thực sự là vì thấy trách nhiệm mình cần phải thông tin khách quan, trung thực và đầy đủ, cũng như lòng yêu nghề luôn ở mức độ cao, mà chúng tôi sẵn sàng lao vào tâm dịch, bất chấp khó khăn, nguy hiểm để chuyển tải thông tin về cho công chúng trong nước. Chỉ có thể nói là vì như vậy!

Nhà báo Đặng Tiến Trung tác nghiệp tại tâm dịch Corona luôn phải đeo khẩu trang phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm cho bản thân

Nhà báo Đặng Tiến Trung tác nghiệp tại tâm dịch Corona luôn phải đeo khẩu trang phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm cho bản thân

Có người nhận định rằng, nghề báo trong đại dịch cũng nguy hiểm chẳng khác gì nghề bác sĩ. Vừa phải cố gắng hết sức để tiệm cận với nguồn tin vừa phải đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng. Là người trong cuộc anh nghĩ như thế  nào về nhận định đó?

Nghề báo vốn đã là một nghề nguy hiểm. Trong đại dịch thì nghề này lại càng nguy hiểm, nguy hiểm không kém gì các bác sĩ, bởi các nhà báo tại vùng dịch như chúng tôi cũng phải thường xuyên đến những nơi có nguy cơ cao như bệnh viện, các địa điểm đông người, phải thường xuyên tiếp xúc với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao như các bác sĩ, nhân viên y tế, người bị nghi nhiễm bệnh, và thậm chí là cả các bệnh nhân. Tuy nhiên, vì biết nguy hiểm nên chúng tôi phải cố gắng phòng tránh tối đa cho bản thân.

Tôi đã đọc nhiều bài viết của anh gửi về từ vùng dịch, rất chân thực, nhanh nhạy. Anh có thể chia sẻ thêm với công chúng về câu chuyện, nhân vật mà anh cảm  thấy xúc động khó quên thời điểm này không?

Trong quá trình tác nghiệp tại vùng dịch, có rất nhiều câu chuyện khiến cánh nhà báo chúng tôi cảm thấy rất xúc động. Đó là những tấm gương các y bác sĩ hết lòng vì công việc vì bệnh nhân để khám chữa cho hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người bệnh trong một khoảng thời gian dài liên tục. Ví dụ như trường hợp của nữ bác sĩ là Trưởng khoa Ngoại trú của bệnh viện Vũ Hán. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, cô liên tục làm việc và sống trong bệnh viện 10 ngày liền vào đúng dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, khám cho hơn 300 bệnh nhân mỗi ngày, chỉ có một vài bộ quần áo để thay, và hai bàn tay thì bị bào mòn tới mức các đầu khớp ngón tay gần như rướm máu vì phải sử dụng dung dịch khử trùng liên tục.

Hay trường hợp cặp vợ chồng bác sĩ Thổ Thăng Tiến và nữ y tá Tào Sơn tại bệnh viện Kim Ngân Đàn ở Vũ Hán. Vợ chồng họ đã cùng nhau "chiến đấu" ở nơi tuyến đầu phòng chống dịch 2019-nCoV của thành phố này. Trong thời gian này họ thường xuyên phải ngủ nghỉ trong văn phòng, ô tô do lo sợ về nhà sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong gia đình. Trước mỗi ca làm việc, nữ y tá Tào Sơn thường nói với chồng rằng "Anh hãy tự chăm sóc bản thân mình. Em sẽ ổn, miễn là anh an toàn!" Thực sự đó là những giây phút rất cảm động, ngập tràn tình người, tình cảm và tình yêu nơi tâm dịch!

Vâng, trân trọng cảm ơn anh! Kính chúc anh và đồng nghiệp tại vùng "tâm dịch" tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ, để dòng tin tức chính thống luôn được chảy mãi. Chúng tôi mong các anh luôn được an toàn, dồi dào sức khỏe!

Hà Vân (thực hiện)

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo