Chương trình 2075 đã góp phần thúc đẩy thị trường KH&CN

Chủ nhật, 01/11/2020 16:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) đến năm 2020 (Chương trình 2075) sau 5 năm triển khai thực hiện đã góp phần thúc đẩy thị trường KH&CN, mang lại những tác động về mặt KH&CN, kinh tế - xã hội và tính liên kết lan tỏa cao.

Đó là phát biểu của ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN tại cuộc Hội thảo "Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2015-2020" (chương trình 2075) do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vừa qua.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng đánh giá kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình 2075.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng đánh giá kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình 2075.

Dấu ấn nổi bật

Đánh giá kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết rằng sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình 2075 đã đã nâng cao năng lực chuyển giao, hỗ trợ thúc đẩy cung cầu KHCN, thông qua các hoạt động xúc tiến thị trường công nghệ trong nước và quốc tế. Các tổ chức trung gian thúc đẩy dịch vụ (chợ công nghệ) được hình thành và phát triển. Ngoài ra, mạng lưới sàn giao dịch công nghệ cơ bản được thiết lập, nhiều sản phẩm dịch vụ khoa học công nghệ đã tăng giá trị trên thị trường.

GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu.

GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu.

GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết Chương trình 2075 đã hỗ trợ Học viện hình thành được một số tổ chức trung gian là Trung tâm đổi mới sáng tạo Nông nghiệp. Đây cũng là một trong những tổ chức trung gian đầu tiên được hình thành trong trường đại học, là mô hình điểm về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN phát biểu.

Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN phát biểu.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 2075 đến năm 2020, ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã góp phần thúc đẩy thị trường KH&CN,  mang lại những tác động về mặt KH&CN, kinh tế – xã hội và tính liên kết lan tỏa cao.

Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp (PTTTDN) của Bộ KH&CN – đơn vị đầu mối thực hiện Chương trình đã chủ động bám sát các nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thị trường KH&CN; Thúc đẩy hoạt động dịch vụ thị trường KH&CN; Thúc đẩy nhu cầu công nghệ và nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ. Chương trình đã phê duyệt được 65 nhiệm vụ trên tổng số hơn 500 đề xuất đăng ký. Đặc biệt, từ nguồn hỗ trợ của chương trình 2075, các dự án được hỗ trợ đã thu hút được hơn 70% từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước của tổng số tiền hỗ trợ thương mại hóa.

Chương trình đã có sự thu hút đầu tư góp vốn khá lớn từ các đơn vị tham gia và phối hợp để phát triển công nghệ, góp phần thúc đẩy thị trường KH&CN, đặc biệt là nhóm dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và tài sản trí tuệ. Điều này phần nào thấy được hiệu quả đầu tư trong việc thúc đẩy hợp tác công tư, liên kết tổ chức khoa học với doanh nghiệp, để phát triển thị trường KH&CN.

Các dự án nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường KH&CN đã có nhiều kết quả nổi bật: Mô hình định giá công nghệ ATWOM phục vụ các đơn vị có nhu cầu định giá công nghệ để chuyển giao công nghệ, cấp bản quyền, sát nhập, mua bán, tách hoặc liên doanh. Các nhiệm vụ đề xuất chính sách và công cụ tài chính phát triển thị trường KH&CN góp phần điều tiết hiệu quả và thúc đẩy quá trình hình thành các sản phầm KH&CN, thúc đẩy gia tăng giá trị giao dịch công nghệ trên thị trường.

Việc đưa ra giải pháp nâng cao năng lực đổi mới, chuyển giao, thương mại hóa công nghệ trong trường đại học đã giúp hình thành phương pháp đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp, phục vụ quá trình thương mại hóa và phát triển thị trường KH&CN của Việt Nam.

Nguồn cung công nghệ để được hỗ trợ thương mại hóa đang dần dịch chuyển qua các sản phẩm, công nghệ được chuyển giao về từ nước ngoài, đồng thời, chương trình ưu tiên hỗ trợ các công nghệ hoàn thiện trong nước có thể được tiếp cận, chuyển giao ra nước ngoài. Các sản phẩm tiêu biểu như Máy gieo hạt Phạm Văn Hát hay phân bón Ong Biển đang được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới…

Đặc biệt, từ nhiệm vụ “Hình thành và phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp” đã bước đầu hình thành được mô hình tổ chức trung gian trong trường đại học, qua đó, có thể làm hình mẫu nhân rộng thúc đẩy giao dịch công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc

Bên cạnh đó, Chương trình đã hỗ trợ dự án “Thiết lập, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về đối tượng sở hữu công nghiệp và công cụ khai thác phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ”, để tạo lập cơ sở dữ liệu đầy đủ về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu kèm theo thông tin xác lập, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, khai thác, quản trị, phát triển tài sản trí tuệ, góp phần thúc đẩy thị trường KH&CN.

Để thúc đẩy hoạt động giao dịch của các Sàn giao dịch công nghệ, Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã được phê duyệt, nhằm kết nối 5 sàn giao dịch công nghệ trong vùng duyên hải Bắc bộ, tạo tiền đề kết nối với các sàn giao dịch công nghệ khu vực miền Trung và miền Nam. Dự án đã góp phần phát triển thị trường KH&CN bằng cách ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản phẩm công nghệ, kết quả nghiên cứu trên Sàn giao dịch công nghệ.

Các dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ được nhiều tổ chức hưởng ứng. Bởi hiện nay các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và đang cần một bước hỗ trợ chuyển tiếp sang giai đoạn sản xuất thử nghiệm trên quy mô công nghiệp, đánh giá thị trường, hợp chuẩn hợp quy…  để thương mại hóa phát triển thị trường Việt Nam.

Các sản phẩm KH&CN hỗ trợ nhóm này 100% được đăng ký Sở hữu trí tuệ, đủ tiêu chuẩn thương mại trên thị trường. Hầu hết các dự án được triển khai tại khắp các địa phương trên cả nước, góp phần hình thành và phát triển mạng lưới tổ chức trung gian của thị trường KH&CN.

Sản phẩm được quảng bá rộng rãi có tác động là cầu nối quảng bá xúc tiến phát triển thị trường, tạo ra các mối liên kết chặt chẽ giữa khối nghiên cứu và doanh nghiệp để phát triển, ứng dụng công nghệ, tiếp nhận hiệu quả công nghệ từ viện nghiên cứu/trường đại học trong ngành chế biến thực phẩm; tạo điều kiện huy động các nguồn đầu tư, mở rộng và phát triển dự án, tạo lợi ích lâu dài.

Các dự án xúc tiến và kết nối cung cầu phát triển thị trường KH&CN cũng đạt kết quả tốt với việc tổ chức các sự kiện kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo), Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) và các sàn giao dịch công nghệ, trung tâm ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN, giai đoạn 2012-2019, đã có hơn 3000 hợp đồng và biên bản được ký kết. Bên cạnh đó, các sự kiện như ICTcomm và GrowTech được tổ chức bởi nguồn xã hội hóa lên tới hơn 90%. Kết quả đạt được từ các sự kiện vẫn đạt 100% các mục tiêu hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện chính sách, kết nối các nguồn cung, cầu trong và noài nước, đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ định hướng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ. 

Với những kết quả đạt được, Chương trình 2075 đã tác động tích cực tới phát triển thị trường KH&CN, với việc hình thành và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghệ để xúc tiến hoạt động tìm kiếm, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đào tạo, xây dựng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp về dịch vụ công nghệ và thị trường KH&CN.

Báo Công luận

Tiếp tục tạo sức bật phát triển thị trường KH&CN

Chia sẻ về định hướng phát triển của Chương trình 2075 trong giai đoạn tới, ông Tạ Bá Hưng, Chủ nhiệm Chương trình cho biết mục tiêu của chương trình là tăng nhanh giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN trên thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở nâng cao vai trò của nhà nước và các chủ thể của thị trường KH&CN.

Trong thời gian tới, Chương trình sẽ tập trung phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bối cảnh cuộc cách mạng 4.0; Phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường KH&CN; Thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa KH&CN, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; Thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa KH&CN trên thị trường KH&CN; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường KH&CN; Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển thị trường KH&CN.

PV

Tin khác

Ngắm nhìn mô tô Bajaj Pulsar N160 2024

Ngắm nhìn mô tô Bajaj Pulsar N160 2024

(CLO) Bajaj Pulsar N160 2024 là mẫu mô tô vừa được Bajaj giới thiệu với hàng loạt các thay đổi, đi kèm hệ thống giảm xóc hành trình ngược USD được sơn màu vàng gold nhạt.

Ô tô - Xe máy
Yamaha ra mắt xe tay ga NVX 2024

Yamaha ra mắt xe tay ga NVX 2024

(CLO) Yamaha mới đây đã trình làng mẫu xe tay NVX 155 2024 tại thị trường Malaysia. Xe đang có giá đề xuất 9.998 RM (53 triệu đồng) với bản Tiêu chuẩn và 11.698 RM (62,1 triệu đồng) với bản ABS. Mức giá này chỉ khác biệt một chút so với phiên bản NVX đời 2023.

Ô tô - Xe máy
VinFast VF 9 có gì để tự tin cạnh tranh với các xe xăng cùng tầm giá?

VinFast VF 9 có gì để tự tin cạnh tranh với các xe xăng cùng tầm giá?

(CLO) Là mẫu xe ô tô điện cao cấp nhất của VinFast với mức giá dao động từ khoảng 1,5 đến 2 tỷ đồng, VF 9 có những ưu điểm gì để có thể cạnh tranh với các đối thủ xe xăng?

Ô tô - Xe máy
Suzuki ra mắt xe tay ga NEX III 2024

Suzuki ra mắt xe tay ga NEX III 2024

(CLO) Suzuki tại Indonesia đã chính thức giới thiệu mẫu tay ga NEX III phiên bản 2024. Hướng tới phân khúc xe ga giá rẻ, xe được bán ra với 3 phiên bản và giá từ 19.355.000 rupiah (khoảng 30 triệu đồng) khi quy đổi ra tiền Việt theo tỷ giá hiện tại.

Ô tô - Xe máy
OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

(CLO) OPPO K12 mới đây đã chính thức trình làng tại thị trường Trung Quốc, máy được trang bị con chip Snapdragon 7 Gen 3, màn hình 120Hz, sạc nhanh 100W, giá từ 6,5 triệu đồng.

Sức sống số