Đêm nhạc tưởng nhớ 18 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Em còn nhớ hay em đã quên”

Thứ tư, 27/03/2019 15:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân kỷ niệm 18 năm ngày người nhạc sĩ tài hoa rời cõi tạm, Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Em còn nhớ hay em đã quên” vào tối 31/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Theo đó, đêm diễn tập hợp các ca khúc, thư tình tác giả viết cho những bóng hồng ngang qua cuộc đời nhạc sĩ khi nhạc sĩ ở trọ trần gian, được thể hiện qua giọng ca của các ca sỹ như: Quang Dũng, Mỹ Tâm, Đức Tuấn, Phạm Thu Hà, Lô Thuỷ, Sacxophone Quyền Văn Minh... và đặc biệt có sự tham gia của gia đình nhạc sĩ em gái Trịnh Vĩnh Trinh.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: TL

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: TL

Bà Trịnh Vĩnh Trinh chia sẻ: Tôi không muốn nói nhiều về anh mình, nhưng thực tế cho thấy, Trịnh Công Sơn vượt ra khỏi đời sống âm nhạc, như nhiều ý kiến đánh giá là có một không gian văn hóa Trịnh Công Sơn. Những khúc tình ca của Trịnh Công Sơn sống trong trái tim của nhiều thế hệ, bởi vì những người yêu nhau lấy nhạc Trịnh làm "phúc âm tình yêu", cho dù đó là "Phúc âm buồn"

Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn bị ám ảnh bởi thế giới bên kia nên âm nhạc của ông mang trong đó sự mất mát của số phận con người. Ông còn bị ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây. Vì thế, âm nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh. 

Tiêu biểu là các ca khúc "Cát bụi", "Đêm thấy ta là thác đổ", "Chiếc lá thu phai", "Một cõi đi về", "Phôi pha"... Bên cạnh đó, có những bài tuy là nhạc buồn nhưng có gợi nên tư tưởng thiền như: "Một cõi đi về", "Giọt nước cành sen"...

Đêm diễn với những "phúc âm tình yêu" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hứa hẹn một lần nữa đưa công chúng trở về với không gian văn hóa của cố nhạc sĩ, để cùng cảm nhận và rung động.

B.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa