(CLO) Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, kịch bản lạc quan tăng trưởng năm 2021 vào khoảng 2-2,5%. Nếu rơi vào kịch bản bi quan, tăng trưởng năm 2021 chỉ ở mức 1.0-1,5%. Chuyển đổi số là điều bắt buộc phải làm nếu muốn tồn tại, phát triển, nếu muốn "đi trên con đường bền vững".
TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng dù các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam nhưng những dự báo này vẫn quá lạc quan.
TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng, chuyển đổi số là điều bắt buộc nếu muốn đi trên con đường bền vững.
Chia sẻ trong phiên thảo luận mới tại Hội nghị Tổng kết Hội nghị Tổng kết 2021 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cuối tuần qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới, TS.Vũ Thành Tự Anh đã đưa ra 2 kịch bản dự báo cho tăng trưởng kinh tế.
Theo kịch bản lạc quan mà TS.Vũ Thành Tự Anh dự báo, tăng trưởng năm 2021 vào khoảng 2-2,5%. Mức tăng trưởng này đặt trong giả định: kiểm soát dịch và quản lý rủi ro tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động liên tục.
"Hoạt động vận tải và logicstics thông suốt. Khởi động lại các dự án đầu tư công theo tiến độ. Sản xuất công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ phục hồi đáng kể. Và các trung tâm công nghiệp miền Bắc tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt", chuyên gia kinh tế này nhận xét.
Cũng theo TS Vũ Thành Tự Anh, theo kịch bản bi quan, vì tác động của dịch bệnh và biến chủng virus, tăng trưởng quý 4/2021 dù khôi phục nhưng chỉ ở mức trung bình. Các gói hỗ trợ có triển khai nhưng chậm nên chưa có tác dụng trong 2 tháng cuối năm 2021. Sản xuất ở Đông Nam Bộ phục hồi nhưng chỉ ở mức trung bình và vẫn thua xa so với cùng kỳ năm 2020. Còn các trung tâm công nghiệp miền Bắc tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Với những giả định đó, tăng trưởng năm 2021 chỉ ở mức 1.0-1,5%.
Những kịch bản dự báo cũng là một cơ sở để các doanh nghiệp hoạch định kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn hơn, trong đó cần để ý đến những dịch chuyển quan trọng trong xu thế toàn cầu hậu Covid-19.
Trong đó có 6 dịch chuyển quan trọng cần chú ý, đó là: cạnh tranh địa chiến lược và “sự phân mảnh” quyền lực toàn cầu; Thay đổi trong cấu trúc chuỗi cung ứng và hệ thống phân phối; Tăng tốc chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và vai trò của dữ liệu (IR4.0); Thương mại điện từ và dịch vụ điện tử tăng tốc; Thay đổi trong giá trị sống và tiêu dùng. Một dịch chuyển nữa là chú trọng tới tính bền vững và dẻo dai.
Lưu ý đến sự thay đổi cấu trúc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, TS.Vũ Thành Tự Anh cho hay: “Trong đại dịch Covid-19, thương mại nội vùng chịu ít tác động hơn thương mại đa vùng, nên nhiều tập đoàn toàn cầu đang tập trung vào số hoá và tính dẻo dai, bền vững của chuỗi cung ứng”.
Theo khảo sát của UNCTAD và McKinsey, trong số đối tượng được hỏi 93% có kế hoạch tăng tính dẻo dai trong suốt chuỗi cung ứng. 90% có kế hoạch tăng chuyên gia số nội bộ để quản lý chuỗi cung ứng và 54% kỳ vọng thay đổi hoạt động quản lý chuỗi cung ứng sau dịch.
Xu thế chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và dữ liệu tới đây sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Covid-19 làm cho những lực cản chuyển đổi số được vượt qua. Chuyển đổi số là điều bắt buộc phải làm nếu muốn tồn tại, phát triển chứ không còn là xu hướng như trước, nếu muốn "đi trên con đường bền vững", ông Vũ Thành Tự Anh nói.
Đi cùng đó là tăng tốc thương mại, dịch vụ điện tử. Nếu doanh nghiệp tận dụng được điều này thì sẽ tăng trưởng, ngược lại sẽ tụt lại phía sau.
Ngày nay, giá trị sống và thị hiếu người tiêu dùng đã thay đổi mạnh mẽ theo hướng coi trọng tính bền vững và bảo vệ môi trường. Nguyên tắc này sẽ trở thành nền tảng cơ bản giống trách nhiệm xã hội trước đây. Tính bền vững và bảo vệ môi trường sẽ trở thành một nguồn quan trọng của lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Thị hiếu tiêu dùng cũng thay đổi, chú trọng tới môi trường hơn và giao dịch an toàn hơn, giảm tiếp xúc.
Theo nhận định của TS.Vũ Thành Tư Anh, lĩnh vực công nghiệp đang phục hồi nhanh chóng và xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính. Trong quý 4/2021, các hoạt động kinh tế phục hồi nhẹ và sẽ phục hồi mạnh trong năm 2022.
Nhưng rủi ro tiềm tàng vẫn rất lớn, dịch bệnh vẫn lan rộng trên 63 tỉnh thành, số ca nhiễm đã gần ngang đỉnh hồi tháng 8/2021. Dịch bệnh còn, sản xuất, kinh doanh và đời sống cũng vẫn bị những ảnh hưởng nhất định.
Để khôi phục kinh tế, theo TS.Vũ Thành Tự Anh khuyến nghị, các chính sách đưa ra phải hưởng tới khôi phục tiêu dùng, đầu tư công, sản xuất công nghiệp, chuỗi cung ứng, dịch vụ.
Trong đó, về chính sách tài khóa, cần giải ngân hiệu quả các gói hỗ trợ doanh nghiệp và an sinh xã hội hiện có, và cần ban hành ngay gói kích thích kinh tế mới với quy mô lớn hơn. Đồng thời là thúc đẩy đầu tư công để bù đắp cho sự suy giảm của đầu tư tư nhân. Đẩy mạnh đầu tư công trung hạn, đặc biệt là các dự án trọng điểm.
Về chính sách tiền tệ, TS.Vũ Thành Tự Anh nhắc đến việc đảm bảo thanh khoản, hỗ trợ DN tiếp cận tín dụng và tái cơ cấu khoản vay. Giảm sát chặt chẽ tình hình phát sinh nợ xấu ở các ngân hàng. Ông cũng lưu ý đến quản lý lãi suất và lạm phát.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.