(CLO) Tại hội thảo về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM theo Nghị quyết 54 vào chiều ngày 30/7, các chuyên gia cho rằng, TP. HCM nên trả mức lương 120-150 triệu đồng mỗi tháng cho một nhân tài, còn lại để doanh nghiệp và chuyên gia thoả thuận lương theo cơ chế thị trường
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã có những đề xuất về cơ chế ưu đãi dành cho người tài, người trí thức. Trong đó có đề xuất cơ chế trả lương cho người tài theo thị trường, mức trần 120-150 triệu/ 1 tháng mới có thể mời các nhà khoa học xây dựng chiến lược.
Toàn cảnh hội thảo.
Ông Ngô Võ Kế Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP. HCM cho biết: năm 2016, thực hiện chương trình thu hút nhân tài của thành phố đơn vị này mời được 4 nhà khoa học. Trong đó, có một chuyên gia người Nhật từng là Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển của Công ty Toyota, có kinh nghiệm rất cao về công nghệ cảm biến. Giai đoạn thí điểm, họ nhận mức lương 50 triệu, riêng ba người nước ngoài mỗi tháng qua Việt Nam làm việc 10 ngày, chi phí sinh hoạt, thuê khách sạn do Trung tâm trả.
Qua ba năm, các nhà khoa học đã mang lại nhiều kết quả như xây dựng hệ thống cảnh báo ngập cho TP. HCM; thiết lập phòng thí nghiệm hiện đại nhất và duy nhất trên cả nước với kinh phí ban đầu là 70 tỷ đồng. Ngoài ra, họ còn mang về một dự án quốc tế với Úc và Nhật, kinh phí gần 10 tỷ đồng. "Đây là những đóng góp không nhỏ so với số tiền mà thành phố đã bỏ ra", ông Thành đánh giá.
Tuy nhiên, theo ông Thành sau khi hết giai đoạn thí điểm, mọi cơ chế thay đổi. Cách tính thu nhập quay lại hệ số lương, chuyên gia chỉ còn được nhận hệ số lương 9.4, tương đương hơn 18 triệu đồng, sau khi trừ 20% thuế thu nhập cá nhân với người nước ngoài thì chỉ còn khoảng 13-14 triệu đồng.
Ông Thành cho rằng, thu nhập như vậy không nuôi sống được chuyên gia.
Vì thế, ông Thành kiến nghị thành phố nên quy định mức trần như giai đoạn thí điểm trước đây, tức là mức lương 120-150 triệu đồng mỗi tháng, còn lại để doanh nghiệp và chuyên gia thoả thuận lương theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thành phố cần có cơ chế để chuyên gia góp phần tạo ra các sản phẩm công nghệ có thể được hưởng tỷ lệ lợi ích từ việc thương mại hoá các sản phẩm này.
Đồng quan điểm, TS.KTS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. HCM, cho biết thành phố có nhiều đề án hay, đột phá, nhưng cơ chế giải ngân ở khâu đầu tư nghiên cứu rất chậm, gây khó cho nhà nghiên cứu. Có đề án chỉ vài trăm triệu đồng, nhưng mất vài năm đơn vị liên quan mới giải ngân được.
Ông Tuấn đề xuất giải pháp Trung ương cho TP. HCM cơ chế đặc thù để thử nghiệm mô hình mới, cụ thể như quỹ hợp tác công tư trong đầu tư phát triển đô thị - nhà nước và tư nhân cùng tham gia, có cơ chế sát với nguyên tắc của thị trường. Với ngân sách từ quỹ này, thành phố có thể mời chuyên gia quốc tế, trả mức lương như thị trường, thành phố đặt hàng sản phẩm và giám sát chất lượng.
Kết luận hội thảo, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cho biết đồng tình với ý kiến của các chuyên gia và sẽ tổng hợp kiến nghị gửi thành phố. Theo ông, cơ chế đặc thù đòi hỏi quá trình thực hiện phải có con người, bộ máy phù hợp. "Chỉ những người dám hành động khác thường mới có sức mạnh để phá vỡ những cái thông thường", ông nói.
Nghị quyết 54 do Quốc hội ban hành, trao một số quyền cho thành phố với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực quản lý gồm: đất đai; đầu tư; tài chính - ngân sách nhà nước; cơ chế uỷ quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, có hiệu lực từ 1/2018 đến hết 2022. Hiện các chuyên gia đang cùng thành phố tổng kết Nghị quyết 54 và đề xuất các chính sách cho nghị quyết mới thay thế.
Ông Hà cho biết, TP. HCM đang lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, HĐND, chuyên gia, bộ ngành đối với dự thảo mới thay thế Nghị quyết 54. Dự kiến trong tháng 8, thành phố sẽ báo cáo Bộ Chính trị để kịp thông qua ở kỳ họp Quốc hội cuối năm.
Hội thảo đã nhận được 67 bài tham luận cung cấp các luận cứ khoa học về xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phát triển TP. HCM trong thời gian tới. Cùng với đó là chia sẻ những kinh nghiệm trong và ngoài nước, đưa ra những hàm ý chính sách xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phát triển TP. HCM gắn với tiến trình xây dựng chính quyền đô thị, đô thị thông minh, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số… Các đại biểu đã thảo luận, phân tích, làm rõ những hạn chế trong cơ chế, chính sách, cũng như việc thực hiện Nghị quyết 54 qua 5 năm TP. HCM thực hiện thí điểm. Cùng với đó, nêu những ý kiến, hiến kế các cơ chế, chính sách cụ thể, sát sườn để góp ý cùng TPHCM trong đề xuất nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54.
TP. HCM là nơi có tiềm lực rất lớn, rất mạnh, nếu không gỡ được điểm nghẽn thì còn nhiều khó khăn, trong đó có những điều vượt ra ngoài Nghị quyết 54. Để gỡ những điểm nghẽn này, cần phải gỡ ở tầm chính sách, pháp luật, ở tầm Bộ Chính trị, ở ý chí quyết tâm chính trị.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,