Chuyên gia kinh tế: Đừng coi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là giải pháp tăng thu ngân sách

Thứ tư, 24/07/2024 17:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không phải là giải pháp phù hợp để tăng thu ngân sách. Ông Việt cho rằng cần thay đổi tư duy về chính sách thuế này.

Trong tọa đàm “Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế” vào ngày 24/7, TS Nguyễn Quốc Việt cho rằng: Dựa vào kinh nghiệm tại EU có thể thấy, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đã khiến người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá rẻ hơn, bao gồm cả sản phẩm phi chính thức. Điều này đồng nghĩa với việc quốc gia bị thất thu thuế.

Cụ thể, tại Vương quốc Anh, đầu năm 2023, quốc gia này đã tăng thuế đối với rượu khiến doanh số bán rượu giảm 20%. Trong nửa năm 2023, nguồn thu thuế từ rượu giảm 108 triệu bảng Anh. Cuối năm 2023, Vương quốc Anh dừng tăng thuế đối với rượu.

chuyen gia kinh te dung coi tang thue tieu thu dac biet la giai phap tang thu ngan sach hinh 1

Giới chuyên gia cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt không phải là giải pháp phù hợp để tăng thu ngân sách. (Ảnh: ST)

Tại Úc, dự tính thất thu ngân sách khoảng 114 triệu USD do tăng thuế rượu vào năm 2023. Tại Hy Lạp, nước này tăng thuế rượu mạnh 125% trong giai đoạn 2009 - 2010, kéo theo thu ngân sách giảm từ 280 triệu Euro xuống còn 272 triệu Euro.

Ông Việt cho rằng, chính sách tăng thuế TTĐB có nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp, sản phẩm sản xuất đúng quy định pháp luật. Các chính sách kiểm soát chặt hơn như giám sát, tăng thuế… hầu như mới hướng tới các cơ sở đăng ký.

Sự kiểm soát này bỏ ngỏ những cơ sở chưa đăng ký, các sản phẩm phi chính thức. Bởi vậy, người dùng vẫn có thể dễ dàng có hàng hoá phi chính thức vốn vừa rẻ hơn lại vừa dễ mua.

Do đó, ông Việt nhận định cần thay đổi tư duy chính sách thuế TTĐB trong dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi). Mức thuế TTĐB cần được xác định hợp lý để vừa đủ sức điều tiết tiêu dùng nhưng cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

"Đồng thời, mức thuế TTĐB cần được xác định hợp lý để bảo đảm thu ngân sách Nhà nước hiệu quả nhưng cũng không gây áp lực lên các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát”, ông Việt khuyến nghị.

Cũng theo Phó Viện trưởng VEPR, Luật thuế TTĐB (sửa đổi) cần bảo đảm sự công bằng trong việc thu thuế đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB. Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và mức thuế áp dụng cần được quy định rõ ràng, minh bạch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp hành pháp luật thuế.

Làm sao bảo đảm hài hoà trong phương pháp tính thuế TTĐB. Đó là sự hài hòa các quy định về phương pháp tính thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Lộ trình áp dụng tăng thuế cũng cần đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và thuận tiện từ quá trình triển khai thực hiện bởi các bên liên quan cho đến việc quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế. Đánh giá cẩn thận tác động tiềm ẩn mà luật pháp và các quy định có thể gây ra trước khi ban hành.

Trong nhiều trường hợp, mặc dù các nhà lập pháp tìm cách bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo việc thu thuế TTĐB, nhưng một số chính sách đã gây ra những hậu quả tiêu cực, làm phát sinh hoạt động bất hợp pháp trong sản xuất kinh doanh.

Luật thuế TTĐB (sửa đổi) cần khuyến khích phát triển các sản phẩm chính thức, được sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ quy định, tiêu chuẩn trong việc đăng ký, sản xuất, báo cáo.

“Đặc biệt, yêu cầu tất cả cơ sở sản xuất đã đăng ký thì phải sử dụng tem đúng và đầy đủ để kiểm soát số lượng, thu thuế. Quản lý chặt các nguồn cung sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, kiên quyết chống hàng giả, hàng nhái, hàng không nguồn gốc cũng như công tác chống buôn lậu”, ông Việt nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô
Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

(CLO) Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 diễn ra vào sáng 15/9, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình thiệt hại và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô