Chuyên gia kinh tế: Môi trường tốt nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân

Thứ năm, 13/10/2022 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia kinh tế, cần một thể chế để doanh nghiệp lớn và lớn nhanh, để tinh thần khởi nghiệp bùng dậy, để doanh nhân yên tâm làm giàu cho mình cho đất nước.

Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), các chuyên gia kinh tế: Phan Đức Hiếu, Lê Duy Bình và Đậu Anh Tuấn đã cùng có buổi trò chuyện về sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp và doanh nhân Việt và khát vọng lực lượng doanh nghiệp khỏe đưa đất nước hùng cường.

Theo các chuyên gia này, những năm gần đây, trong khi nhiều doanh nhân doanh nghiệp làm ăn chân chính, luôn dấn thân cống hiến và được tôn vình thì gần đây có một số lãnh đạo doanh nghiệp vi phạm pháp luật đã bị giữ khiến doanh nghiệp chao đảo. Lại thêm những ngày gần đây hàng loạt cây xăng đóng cửa tuy vì họ không thể chịu lỗ hơn được nữa…nhưng lại là góc ảnh xấu về doanh nghiệp.

Và trong khi nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp start-up Singapore đến Việt Nam khởi nghiệp vì họ cần nguồn nhân lực chất lượng của Việt Nam... Nhưng khởi nghiệp ở Việt Nam lại như chậm lại.

chuyen gia kinh te moi truong tot nuoi duong tinh than doanh nhan hinh 1

Đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu: "Quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều vấn đề".

Phía trước đầy bất định và rủi ro

Theo các chuyên gia này, điều mong muốn là có được thể chế tốt để doanh nghiệp cần một thể chế cho doanh nghiệp lớn và lớn nhanh, là làm sao giữ được tinh thần khởi nghiệp, là chính sách nhất quán và phải theo nguyên tắc thị trường… và phải kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, tài sản được đảm bảo để doanh nhân yên tâm, để Việt Nam không chỉ là nơi để doanh nhân làm giàu rồi mang của cải ra đi mà đất nước này là nơi doanh nhân tạo nên cơ nghiệp truyền đời.

“Tôi quan ngại nhất là quản trị của doanh nghiệp. Những vụ việc vừa rồi cho thấy rõ nỗi quan ngại đó”, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu nói..

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng tâm tư: Đằng sau biển hiệu Công ty TNHH, CTCP đó của doanh nghiệp thì chưa có một quản trị tốt, vẫn là quản trị kiểu gia đình và hành chính hóa nên tiềm ẩn rủi ro”.

chuyen gia kinh te moi truong tot nuoi duong tinh than doanh nhan hinh 2

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký VCCI: "Nhiều doanh nghiệp chưa có một quản trị tốt, vẫn là quản trị kiểu gia đình và hành chính hóa nên tiềm ẩn rủi ro”.

Việt Nam đã có 2 thập kỷ thành công với những cuộc cách mạng về gia nhập thị trường, bây giờ phải bước vào thập kỷ quản trị tốt. Những mong muốn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp thông qua phiên bản Luật Doanh nghiệp 2015 chưa có nhiều dấu ấn. Nhiều doanh nghiệp lớn về quy mô, nhưng quản trị doanh nghiệp không được cải thiện, tạo nên những “quả bom nổ chậm” trong nền kinh tế.

Một quyết định sai của người đứng đầu đẩy cả tập đoàn vào tình thế khốn khó, ảnh hưởng xấu đến cả thị trường.

Những vụ xử lý hình sự gần đây coi như là đang thiết lập lại để có môi trường kinh doanh lành mạnh hơn, công khai, công bằng hơn thông thoáng minh bạch. Nhưng nếu chỉ cần một công ty lớn sụp đổ kéo mọi thứ về không.

“Nhận thức của xã hội và quản lý nhà nước về quản trị phải phân định rất rõ cá nhân và doanh nghiệp. Không thể thấy lãnh đạo doanh nghiệp làm sai Nhà nước phải ra tay mà quy đồng cả doanh nghiêp đó là vi phạm”, TS. Lê Duy Bình – Chuyên gia tư vấn, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam nói.

Theo các chuyên gia, xử lý người làm sai nhưng phải để doanh nghiệp sống, không biến doanh nghiệp thành con tin. Quản lý nhà nước và xã hội cần niềm tin ở cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân làm ăn chân chính đang nỗ lực làm giàu và cống hiến.

Doanh nhân cần sự nhất quán

TS.Lê Duy Bình nói: "Ta phải chấp nhận kinh tế thị trường không tránh được sự đổ vỡ, không tránh được có sai phạm, nhưng quan trọng là cách xử lý sai phạm, đó là sự khác biệt… Và làm thế nào đó để có cơ hội cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, doanh nghiệp có cơ hội làm lại

Vấn đề quan trọng là minh bạch với mục đích là xử lý để làm trong sạch thị trường, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo nền móng cho thị trường".

Theo ông Bình, phải có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm sớm ngay từ khi manh nha thấy tín hiệu vi phạm. Nếu ngăn chặn sớm, không để vi phạm đến vụ thứ 9 mới bị xử lý thì tình hình sẽ không xấu đến thế, thị trường không bị ảnh hưởng, nhà đầu tư không bị thiệt hại, không mất niềm tin.

chuyen gia kinh te moi truong tot nuoi duong tinh than doanh nhan hinh 3

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình: "Tinh thần doanh nghiệp cần được nuôi dưỡng bằng môi trường tốt. Doanh nghiệp cần thể chế để lớn và lớn nhanh".

"Và nâng cao chất lương pháp luật không phải thể chế nữa mà phải sử dụng công cụ thị trường nhuần nhuyễn hơn đòi hỏi cơ quan quản lý phải có trình độ cao hơn, tính toán nhiều mục tiêu cùng lúc hơn.... để nền kinh tế cạnh tranh hơn phân bổ nguồn lực tốt hơn", chuyên gia này nói.

Câu chuyện phải sử dụng công cụ thị trường trong quản lý thấy rõ từ câu chuyện xăng dầu, cho thấy rõ cách điều hành phi thị trường ảnh hưởng nặng nề tới sự vận hành bình thường của thị trường thế nào.

“Quản lý nhà nước phải lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm. Không thể nói chính sách tốt nếu hàng loạt doanh nghiệp tham gia thị trường bị lỗ như các doanh nghiệp xăng dầu là không ổn”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

Quản lý của Nhà nước có nhiều mục tiêu khác nhau tùy thời điểm, như đủ hàng, giá thấp, nhưng vì áp đặt công cụ hành chính để phục vụ mục tiêu, nên doanh nghiệp gánh chịu không chỉ thiệt hại kinh tế, mà còn bị ảnh hưởng về hình ảnh.

Trong quản lý và điều hành mà sử dụng nguyên tắc thị trường thì khó hơn là dùng ý chí của cơ quan quản lý khó hơn mệnh lệnh hành chính.

Nhưng đã đến lúc phải phân bổ nguồn lực tốt hơn, phải giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào doanh nghiệp, phải điều hành phải theo nguyên tắc thị trường, lấy đó làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chính sách. Bất cứ cái gì lạm dụng công cụ hành chính phải thay đổi. TS. Lê Duy Bình bổ sung.

Nguyên tắc thị trường cũng phải đưa vào từ khi xây dựng chính sách, chuyên gia Phan Đức Hiếu nói.

Bối cảnh đang đẩy độ rủi ro của môi trường kinh doanh cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần khởi nghiệp. Đồng thời cần có sự hỗ trợ minh bạch, cần bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ tài sản của doanh nhân.

“Việt Nam đang giữ được tinh thần khởi nghiệp và không gian khởi nghiệp nhưng làm sao chính sách cho khởi nghiệp phải thân thiện hơn, sát chuẩn quốc tế hơn và an toàn hơn”, ông Đậu Tuấn nói.

Cũng cùng quan điểm, TS. Lê Duy Bình nói: Khi bỏ vốn đầu tư là đối mặt với rủi ro của thị trường, nên doanh nhân doanh nghiệp cần sự an tâm, an toàn từ cơ chế, chính sách, từ tư duy ủng hộ, cổ súy đổi mới, sáng tạo, tạo điều kiện cho kinh doanh thuận lợi. Nếu thiếu các yếu tố đó, tinh thần và động lực khởi nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn.

Không ít người muốn khởi nghiệp nhưng sợ rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường. Nhiều rủi ro quá khiến người ta nhụt chí.

Tinh thần doanh nghiệp cần được nuôi dưỡng bằng môi trường tốt. Doanh nghiệp cần thể chế để lớn và lớn nhanh. Đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp cần có niềm tin, cần văn hóa khích lệ và cổ súy. Cần có thông điệp mạnh mẽ về sự minh bạch và nhất quán doanh nhân yên tâm đất nước Việt Nam Việt Nam không chỉ là nơi làm ăn, mà là nơi để có sự nghiệp truyền đời qua các thế hệ tiếp theo.

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp