Chuyên gia: 'Muốn chặt 400 cây xanh để làm Metro số 2 thì phải trồng lại 800 cây'

Thứ hai, 22/04/2024 14:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn, hiện nay cây xanh ở TP HCM đang thiếu rất nhiều. Vì thế, chủ đầu tư phải có kế hoạch trồng lại gấp đôi nếu muốn chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2.

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR) mới đây đã có thông báo đến Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và nhiều địa phương, đơn vị liên quan về việc khởi công công trình gói thầu di dời cây xanh thuộc dự án xây dựng tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương).

chuyen gia muon chat 400 cay xanh de lam metro so 2 thi phai trong lai 800 cay hinh 1

Đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám giao với vòng xoay Dân Chủ nằm trên tuyến Metro số 2 đi qua

Bài liên quan

Theo MAUR, có tổng cộng 453 cây xanh hiện hữu bị ảnh hưởng bởi dự án tuyến Metro số 2 gồm bằng lăng, bàng, da, dầu, giá tỵ, me chua, sao đen, sọ khỉ, me tây, lim sét.. Trong đó, có 449 cây xanh do Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP HCM quản lý. Còn lại 4 cây xanh do quận 10 quản lý. 

Theo kế hoạch, sẽ có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời. 

Theo ghi nhận của phóng viên, những cây xanh thuộc phạm vị bị ảnh hưởng làm mặt bằng tuyến Metro 2 nên phải di dời, đốn hạ nằm dọc đường như Lê Lai, Phạm Hồng Thái, Sương Nguyệt Ánh, vòng xoay Dân Chủ, Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh (từ hướng quận 1 về quận 12).

Hiện trạng những cây xanh này đa số còn tươi tốt, cao trung bình 3-12m. Nhiều cây có chiều cao đến 30m, đường kính thân 170cm, tán cây phủ kín, tạo bóng mát cho người đi đường.

chuyen gia muon chat 400 cay xanh de lam metro so 2 thi phai trong lai 800 cay hinh 2

Hiện trạng những cây xanh này đa số còn tươi tốt, nhiều cây có chiều cao đến 30m

Liên quan vấn đề này, TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị cho biết, lâu nay vấn đề chặt cây xanh để làm các công trình, trong đó có tuyến Metro vẫn thường xảy ra.

Tuy nhiên, theo ông, chủ đầu tư phải có kế hoạch trồng lại nếu muốn chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2. “Tức chặt chỗ này phải trồng lại chỗ khác, hai việc này phải đi kèm với nhau chứ không thể chỉ chặt mà không trồng lại", KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.

Theo chuyên gia, hiện nay cây xanh ở TP HCM đang thiếu rất nhiều, chỉ 0,5m2/người, trong khi tiêu chí phải tăng gấp 20 lần (10m2/người). Nếu xét đến yếu tố trên thì không thể chặt hơn 400 cây xanh đợt này. Tuy nhiên, việc xây dựng Metro cũng là quan trọng nên nếu cần thiết phải chặt thì chấp nhận.

Ông cho rằng, trong chương trình làm Metro, TP HCM đều phải có kế hoạch trồng lại một số lượng tương đương hoặc cao hơn. Kế hoạch này có thể đã nằm trong ngân sách của dự án Metro.

chuyen gia muon chat 400 cay xanh de lam metro so 2 thi phai trong lai 800 cay hinh 3

Các cây xanh trên đường Sương Nguyệt Ánh quận 1 (giáp đường Cách Mạng Tháng 8) tạo bóng mát cho người đi đường

"Ở đây, nếu chúng ta lấy đi cây xanh thì phải trả lại cây xanh, để thành một quy trình. Nghĩa là chúng ta đang thiếu cây xanh thì phải giữ gìn cây xanh cũ và phải trồng thêm số lượng cây xanh mới. Vì vậy, cần phải dự trù ngân sách để trồng lại cây xanh với số lượng gấp đôi. Nếu chặt 400 cây thì phải trồng lại 800 cây. Vấn đề thuộc việc quản lý đô thị nên thành phố cần có phương án tốt nhất", KTS Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ.

Cũng theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, xét tình hình thực tế, tuyến Metro số 2 qua đường Cách Mạng Tháng Tám không có quỹ đất nên chuyện chặt cây cần phải cân nhắc. Do vậy, thành phố phải có kế hoạch cụ thể, ngân sách và quỹ đất để trồng lại cây xanh sau khi chặt.

"Tôi không ủng hộ chặt cây. Tuy nhiên, nếu không chặt cây thì không làm được Metro, như vậy phải ưu tiên Metro hơn, nhưng thành phố phải có kế hoạch và ý thức được rằng thành phố đang thiếu cây xanh", KTS Ngô Viết Nam Sơn nhấn mạnh.

Dự án xây dựng tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) có điểm đầu tuyến tại tim giao đường Tôn Đức Thắng với đường Hàm Nghi (quận 1), điểm cuối depot Tham Lương (trong ảnh), với tổng diện tích là 22,3ha, vị trí tại quận 12. Hiện tại xung quanh khuôn viên depot đang thiếu cây xanh. Do đó, việc đề xuất thêm phương án di dời cây xanh về đây để chăm sóc được nhiều người dân ủng hộ.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

(CLO) Chiều 19/9, đám cháy lớn đã bùng phát tại một xưởng in trên đường Quang Tiến (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với cột khói bốc cao hàng chục mét, thiêu rụi khoảng 400m2 nhà xưởng.

Đời sống
Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày 20/9

Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày 20/9

(CLO) Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4 đã nằm trên khu vực phía Nam Lào. Dự báo, mưa lớn vẫn còn tiếp tục ở vùng Thanh Hoá đến Quảng Trị trong đêm nay kéo dài đến hết ngày 20/9, mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Đời sống
Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

(CLO) ​​Khi phát hiện hai người trên xe máy bị cây to đè trúng người, người dân Nghệ An đã tri hô, hỗ trợ chặt cành cây, đưa hai nạn nhân thoát ra ngoài an toàn.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 20/9, khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn, có nơi trên 350mm. Dự báo đến ngày 21/9, mưa lớn ở Trung Bộ sẽ giảm dần.

Đời sống
Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

(CLO) Hiện nay, việc thu gom, tiêu thụ cây rừng gãy đổ do bão gặp rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, ngày 19/9 UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp với người dân và các sở ngành liên quan để bàn giải pháp hỗ trợ liên quan đến nội dung này.

Đời sống