(CLO) Ở giáo dục tại các quốc gia như Úc, học sinh được tuyển sinh đại học thông qua điểm của kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, với điểm học bạ của cấp 3 và điểm kỳ thi thử.
Ở Việt Nam đang có xu thế tổ chức nhiều kỳ thi riêng nhằm phục vụ tuyển sinh đại học. Xu hướng này ngày một nhiều lên. Đến nay, đã có ít nhất 6 kỳ thi đánh giá năng lực học sinh mà các kỳ thi na ná giống nhau về cách ra đề cũng như thang điểm.
Điều này gây nên sự tranh cãi trong dư luận. Trong đó, không ít ý kiến phản đối, lo ngại về sự lãng phí tiền của của xã hội và gây phiền hà cho học sinh nếu như có quá nhiều kỳ thi chỉ phục vụ cho mục đích tuyển sinh đại học.
Để có thêm góc nhìn khách quan về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền, thành viên Ban kiểm duyệt tạp chí nghiên cứu quốc tế International Journal of Training Research, London; thành viên hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA); thành viên Liên đoàn giáo dục độc lập Australia.
Tổ chức quá nhiều kỳ thi riêng gây lãng phí và phiền hà cho học sinh và toàn xã hội (ảnh Quang Hùng).
Thưa ông, hiện nay ở Việt Nam đang có xu hướng các trường tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng, hiện có Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Trường Đại học Quốc gia, tới đây là khối ngành y tế, sức khỏe cũng có kỳ thi riêng. Ông bình luận gì về xu hướng này?
Chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền: Có thể thấy việc các trường đại học Việt Nam tự tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng trong những năm gần đây đã và đang gây nhiều tranh luận trong xã hội .
Một số ý kiến cho rằng nó giúp các trường phát huy vai trò tự trị của mình trong việc tuyển chọn nguồn sinh viên đáp ứng được các phẩm chất và năng lực mà trường mong muốn.
Tuy nhiên, một số quan điểm khác đặc biệt chính bản thân các học sinh tham gia vào các kỳ thi tuyển sinh này lại thấy quá rắc rối, thậm chí nhiều khó khăn, tốn kém cho các em khi mỗi trường thiết kế riêng một kiểu tuyển dụng.
Cá nhân tôi cho rằng đã đến lúc Bộ chủ quản cần đi đến thống nhất một hình thức tuyển sinh chung toàn quốc, ngoại trừ một số ngành có tính đặc thù cần một số quy định riêng của trường.
Như vậy mới có thể giúp giảm thiểu tối đa những lãng phí và khó khăn không đáng có cho học sinh nói riêng và xã hội nói chung.
Hiện nay ở nước ngoài, việc tuyển sinh đại học áp dụng những hình thức nào, việc tổ chức nhiều kỳ thi như vậy liệu có phải là xu hướng chung?
Chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền: Ở các quốc gia phát triển như Úc, mô hình tuyển sinh đại học và cao đẳng được thống nhất chung toàn quốc dưới 2 hình thức cho 2 đối tượng, học sinh trong nước (Domestic students) và học sinh quốc tế (International students).
Đối với học sinh trong nước, các em sẽ được tuyển sinh thông qua điểm của kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, với điểm học bạ của cấp 3 và điểm kỳ thi thử.
Cụ thể như sau: Điểm thi tốt nghiệp trung học - chiếm 50%. Điểm tổng kết trong 2 năm cuối của bậc trung học (điểm của các bài test định kỳ hay nói dễ hiểu hơn tương đương với điểm thi kết thúc mỗi kỳ học tại Việt Nam) - chiếm 25%. Điểm đạt được trong Trial Examination (kỳ thi thử) - chiếm 25%.
Để có thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học và xét tuyển đại học, học sinh phải đáp ứng đủ 2 điều kiện bắt buộc dưới đây để có thể hoàn tất quá trình tốt nghiệp trung học và xét tuyển đại học tại Úc: Hoàn thành chương trình bậc trung học tại Úc.
Quá trình học tập của học sinh đã được thẩm định qua một kỳ thi cuối năm lớp 12, bao gồm 6 môn cùng bài kiểm tra General Achievement Test với môn bắt buộc là tiếng Anh và 5 môn tự chọn theo định hướng riêng của mỗi em.
Có thể thấy để được xét tuyển vào đại học các học sinh Úc phải có định hướng ngay từ những năm đầu cấp 3 và nỗ lực không ngừng trong suốt cả các năm trung học.
Đối với tuyển sinh dành cho học sinh quốc tế, các trường đại học Úc chủ yếu dựa vào điểm học bạ và điểm tiếng Anh của thí sinh.
Học sinh quốc tế không phải tham gia bất kỳ kỳ thi tuyển sinh nào. Với đối tượng này, các trường thường nới lỏng đầu vào và thắt chặt đầu ra vì đây là nguồn thu ngân sách chính của các trường đại học và cao đẳng Úc.
Xung quanh vấn đề này, ông còn có bình luận nào nữa không? Theo ông, để việc tuyển sinh đại học vừa tránh được phiền, tiết kiệm lại đảm bảo chất lượng đầu vào thì nên đi theo hướng nào?
Chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền: Giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Nhiều trường đại học Việt Nam đang ngày càng minh chứng rõ hơn năng lực đào tạo và nghiên cứu học thuật cũng như khả năng hội nhập quốc tế khi liên tục có những bứt phá ngoạn mục trên các bảng xếp hạng quốc tế uy tín như các đại học quốc gia, một số đại học tư thục ...
Tuy nhiên, để tránh những lộn xộn như việc tuyển sinh trong thời gian qua, Bộ chủ quản cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước của mình trong việc ban hành các chính sách đối với giáo dục đại học.
Chủ trương tự chủ đại học là xu hướng chung của giáo dục quốc tế nhưng ở đây cần phải nhận thức một cách đúng đắn là tự chủ về mặt học thuật chứ không phải là tự trị hoàn toàn.
Ngay cả các trường công của Úc họ tự chủ về học thuật để thúc đẩy phát triển một nền giáo dục khai phóng nhưng vẫn nhận các nguồn kinh phí đào tạo hàng năm từ chính phủ.
Hoàn toàn không có chuyện tự chủ là để mặc các trường tự lo kinh phí dẫn đến đổ lên đầu sinh viên khi học phí các trường tăng lên mà chất lượng đào tạo không tương xứng với học phí các em phải chi trả.
Điều này dễ dẫn đến hệ lụy tạo ra sự bất bình đẳng trong hưởng thụ giáo dục đại học đối với đại đa số những gia đình có thu nhập thấp.
Con đường để vào đại học cho những em có học lực khá có thể phải nhường lại cho những em có học lực kém hơn nhưng có điều kiện kinh tế tốt hơn.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn hơn khi học sinh ở những gia đình khó khăn hơn ít có cơ hội theo đuổi giấc mơ của mình.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.