Chuyên gia UNESCO khảo sát, thẩm định bãi cọc Bạch Đằng

Thứ hai, 24/06/2024 20:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đoàn chuyên gia UNESCO vừa tiến hành khảo sát, thẩm định thực địa bãi cọc Bạch Đằng để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO xét ghi danh là Di sản thế giới.

Đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc/Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) cùng với các chuyên gia Việt Nam vừa tiến hành khảo sát, thẩm định thực địa tại các bãi cọc Bạch Đằng của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản thế giới đối với Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc.

Đây là bước thẩm định của Đoàn chuyên gia ICOMOS nhằm tư vấn trực tiếp vào việc hoàn thiện hồ sơ, trước khi các chuyên gia của UNESCO thẩm định chính thức vào cuối tháng 8 tới đây.

chuyen gia unesco khao sat tham dinh bai coc bach dang hinh 1

Đoàn chuyên gia UNESCO/ICOMOS khảo sát, thẩm định tại bãi cọc Yên Giang. Ảnh: Phạm Tuyết

Thực hiện nội dung này, đoàn chuyên gia đã khảo sát, thẩm định thực địa tại Bảo tàng Bạch Đằng; các bãi cọc: Yên Giang, Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa.

UBND thị xã Quảng Yên, các sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh cũng đã trực tiếp báo cáo với đoàn chuyên gia về việc triển khai các nội dung công việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận các bãi cọc Bạch Đằng trong Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc ở ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương.

Trước đó, ngày 26/1/2024, hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được trình UNESCO để xét ghi danh là Di sản thế giới.

Bộ hồ sơ gồm 2.139 trang tài liệu tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh, 101 sơ đồ, bản đồ, 196 bản vẽ kiến trúc, 260 bản vẽ khảo cổ, 1.141 bản ảnh, tái hiện các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, di sản phi vật thể, vật thể và kế hoạch quản lý tổng thể trên phạm vi 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang.

Đây là hồ sơ di sản đầu tiên ở Việt Nam theo chuỗi 18 cụm di sản với 32 điểm di tích tại liên tỉnh, địa bàn rộng lớn, địa hình đồi núi phức tạp. Hồ sơ có sự tham gia nghiên cứu, khảo sát của hơn 100 chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu.

Tại văn bản phúc đáp, UNESCO cho biết hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật được hướng dẫn thực hiện công ước Di sản thế giới.

UNESCO cũng đề nghị cung cấp bổ sung các hình ảnh về quần thể di tích theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn, quy định. Hồ sơ cũng được đồng thời gửi tới Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS). Trên cơ sở đánh giá hồ sơ, các cơ quan của UNESCO đã cử đoàn chuyên gia tới khảo sát, đánh giá thực tế.

Theo bà Ichita Shimoda, chuyên gia tư vấn quốc tế Nhật Bản, hồ sơ đề cử Di tích lịch sử Bạch Đằng trong Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc công nhận là Di sản thế giới cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới.

Trong đó, để chứng minh khẳng định giá trị của di tích trong quần thể di sản, cần tổng hợp, làm rõ và viết câu chuyện về giá trị của di tích.

chuyen gia unesco khao sat tham dinh bai coc bach dang hinh 2

Di tích bãi cọc Yên Giang. Ảnh: TL

Đặc biệt, cần phải xác định rõ lý do đưa các bãi cọc Bạch Đằng vào hồ sơ, phân tích rõ ý nghĩa, giá trị nổi bật toàn cầu và tính toàn vẹn của di tích trong mối quan hệ với các điểm di tích khác trong quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc.

Bà Ichita Shimoda lưu ý, để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về hồ sơ, cần phải bổ sung các hình ảnh về quần thể di tích theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn, quy định; tại các điểm di tích phải có bản đồ quy hoạch, bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích, quy hoạch vùng đệm, xác định cơ chế quản lý; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan...

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Lần đầu tiên triển lãm chữ viết tiếng Hàn diễn ra tại Việt Nam

Lần đầu tiên triển lãm chữ viết tiếng Hàn diễn ra tại Việt Nam

(CLO) Triển lãm “Hangeul” - chữ viết tiếng Hàn với mục đích giúp công chúng có cái nhìn trực quan hơn về giá trị của Hàn ngữ.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024: Còn đó những điều nuối tiếc

Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024: Còn đó những điều nuối tiếc

(NB&CL) Sau hai tuần diễn ra sôi nổi với các đêm diễn đều chật cứng khán giả, Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024 được đánh giá là thành công. Tuy nhiên, phía sau nhưng tấm huy chương được trao, vẫn còn đó những trăn trở và cả sự nuối tiếc…

Đời sống văn hóa
Làng gốm Thổ Hà - Hồn quê giữa lòng Bắc Giang

Làng gốm Thổ Hà - Hồn quê giữa lòng Bắc Giang

(CLO) Nằm bên bờ sông Cầu, làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm gốm truyền thống. Không chỉ là nơi sản xuất gốm chất lượng cao, Thổ Hà còn là một di sản văn hóa phong phú, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật của dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khám phá nghề làm ván bóc ở Đồng Cướm, tỉnh Tuyên Quang

Khám phá nghề làm ván bóc ở Đồng Cướm, tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Dưới cái nắng hè gay gắt, nhiều hộ dân ở thôn Đồng Cướm (xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) vẫn hăng say làm việc miệt mài. Kể từ khi các xưởng sản xuất ván bóc ra đời, chất lượng đời sống của người dân nơi đây được nâng cao. Người trồng rừng có đầu ra cho sản phẩm, người dân có công ăn việc làm ổn định, đem lại nguồn kinh tế để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Tổ chức chuỗi hoạt động tại Lễ hội khinh khí cầu năm 2024

Ninh Bình: Tổ chức chuỗi hoạt động tại Lễ hội khinh khí cầu năm 2024

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch 132/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội khinh khí cầu, Tràng An - Cúc Phương năm 2024.

Đời sống văn hóa