(CLO) Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) khẳng định, nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó chính là "kiên cường".
Kết thúc năm 2023, dù một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt được như kỳ vọng, song Việt Nam vẫn là "điểm sáng" của khu vực và trên thế giới. Nhờ đó, các dự báo tăng trưởng của năm 2024 đều rất khả quan.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định: Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% đến 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng.
Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. (Ảnh: WB)
Năm 2023 trở thành một trong những năm thách thức nhất của thế kỷ 21
Nhìn lại bức tranh kinh tế năm 2023, ông có thể tóm tắt nó bằng một câu ngắn gọn như thế nào?
- Suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động của nó đến nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam đã khiến năm 2023 trở thành một trong những năm thách thức nhất của thế kỷ 21, sau hai năm đại dịch (năm 2020 và 2021) đã vô cùng khó khan. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức, chúng ta cũng thấy quá trình phục hồi đang dần diễn ra.
Vậy, ông đánh giá thế nào về tình hình kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 trong bối cảnh toàn cầu đầy thách thức đó?
Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Quan hệ thương mại mạnh mẽ của Việt Nam với phần còn lại của thế giới là nguồn sức mạnh và tạo nên sự thành công trong thời gian qua. Đồng thời, sự phụ thuộc vào nhu cầu từ các đối tác thương mại đã đưa Việt Nam vào thế phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2023.
Kết quả là, sau những năm COVID 2020 và 2021 rất khó khăn, tình hình kinh tế năm 2023 là kém mạnh mẽ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990. Tuy nhiên, tôi vẫn đánh giá kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 là tích cực trong bối cảnh toàn cầu đầy thách thức. Tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ là khoảng 2,5% vào năm 2023. Tại khu vực đồng Euro, tăng trưởng kinh tế thậm chí còn yếu hơn, chỉ ở mức khoảng 0,5%.
Bất chấp những thách thức toàn cầu, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh. Đầu tư công đã tăng khoảng 35% so với năm trước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Cho dù đây là những kết quả ấn tượng nhưng vẫn còn đó những thách thức, bao gồm vấn đề cải thiện việc thực hiện đầu tư công, vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với sự tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam.
Năm qua nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, ông có thể giải thích nguyên nhân của những khó khăn đó?
- Có hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên có liên quan đến yếu tố bên ngoài. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam. Cú sốc bên ngoài này ảnh hưởng đến rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đang sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu.
Nhiều công nhân trong lĩnh vực sản xuất rất quan trọng đối với kinh tế Việt Nam mất việc làm và thu nhập của họ bị ảnh hưởng. Điều này một phần dẫn đến nguyên nhân thứ hai đằng sau những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải là do yếu tố trong nước.
Tình hình khó khăn mà nhiều lao động Việt Nam gặp phải đã dẫn đến tiêu dùng nội địa giảm tốc, không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất mà còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp khác, các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Vậy động lực nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 2 quý cuối năm?
Giai đoạn cuối năm 2023 chúng ta thấy có dấu hiệu phục hồi kinh tế. Sự phục hồi này được thúc đẩy bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất, nhu cầu bên ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam dần phục hồi. Hoạt động xuất nhập khẩu giảm xuống mức thấp nhất vào giữa năm 2023 và hoạt động thương mại được cải thiện trong nửa cuối năm.
Thứ hai, các cơ quan chức năng đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, với con số tăng đáng kể so với năm 2022. Đầu tư công là yếu tố then chốt vì chúng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn, và vì vậy cải thiện hơn nữa quản lý đầu tư công là ưu tiên hiện nay của Việt Nam.
Thứ ba, bất chấp cú sốc mạnh giáng xuống nền kinh tế, tiêu dùng tư nhân vẫn phục hồi tốt. Sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ, một chỉ số nói lên tiêu dùng cá nhân, ổn định ở mức khoảng 7,5% kể từ tháng 8. Tốc độ tăng trưởng này tuy chậm hơn đáng kể so với trước đại dịch COVID, nhưng tiêu dùng tư nhân vẫn là một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.
Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023 thì ông sẽ chọn từ gì?
- Tôi chọn từ “kiên cường”. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, suy thoái kinh tế toàn cầu là một cú sốc tiêu cực lớn đối với đất nước, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều nước trên thế giới chỉ có thể mơ ước.
Vậy điều gì khiến cộng đồng quốc tế chú ý đến Việt Nam trong năm qua, đâu là điểm mạnh nhất của Việt Nam, thưa ông?
- Việt Nam thu hút nhiều sự chú ý quốc tế trong năm 2023. Báo chí truyền thông toàn cầu đã đăng tải nhiều bài viết nhấn mạnh thành tích và tiềm năng của Việt Nam và chuyến thăm của các nguyên thủ thế giới tới Việt Nam càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế nhờ sự ổn định về kinh tế, chính trị và khả năng hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Tôi nhớ lại một bài báo đăng trên tờ Financial Times vào tháng 7 đã chỉ ra những cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam và thời điểm kinh tế của Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh như vậy, điều quan trọng đối với Việt Nam là tiếp tục củng cố môi trường kinh doanh và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân để tận dụng tối đa tác động của diễn biến địa chính trị toàn cầu đối với đầu tư và thương mại quốc tế.
Chuyên gia WB vẫn có kỳ vọng lớn vào kinh tế Việt Nam trong năm tới. (Ảnh: VNN)
Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% đến 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng
Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tuy không đạt mục tiêu đề ra nhưng vẫn là một con số đáng ghi nhận khi năm 2023 nền kinh tế liên tục gặp nhiều khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài. Bối cảnh nào sẽ chờ đợi nền kinh tế Việt Nam năm 2024, thưa ông?
Bối cảnh quốc tế dự kiến sẽ còn nhiều thách thức trong năm 2024. Sau đợt suy thoái toàn cầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm tốc hơn nữa vào năm 2024, bao gồm cả các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ.
Hiệu suất yếu kém sắp tới có thể là kết quả của tác động chậm trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt đang diễn ra hiện nay, điều kiện tín dụng hạn chế và thương mại toàn cầu suy yếu. Rủi ro chính cho năm tới bao gồm rủi ro địa chính trị, tác động của các cuộc xung đột lên giá năng lượng, căng thẳng tài chính liên quan đến sự gia tăng lãi suất dài hạn, và hoạt động kinh tế yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc.
Trong bối cảnh như vậy, điều quan trọng là Việt Nam phải giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài và ngày càng tận dụng sức mạnh nội tại và năng suất trong nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh như vậy, theo ông mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% cho năm tới có phải là thách thức?
- Do tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại vào năm 2024, tôi cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6% đến 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng. Bất chấp suy thoái toàn cầu, nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam có thể dần được cải thiện và chúng tôi dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ tăng nhẹ nhưng sẽ rất khó đạt được mức 6 hoặc 6,5% trừ khi nhu cầu, tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng tốc mạnh hơn nữa.
Các nhà chức trách có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa, bằng cách đẩy nhanh việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và dự án đầu tư công mang tính chuyển đổi trạng thái, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.
Năm ngoái Quốc hội tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam và đề cập đến việc tăng cường nội lực. Vậy Việt Nam chúng ta có thế mạnh gì để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024 và ông có khuyến nghị gì để tháo gỡ những rào cản đang cản trở sự phát triển kinh tế của nước ta?
- Người dân Việt Nam là nguồn nội lực lớn nhất của đất nước. Công nhân và doanh nhân Việt Nam đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng gấp 7 lần trong 30 năm qua. Để duy trì mức tăng trưởng nhanh chóng này, với môi trường bên ngoài đầy thách thức, theo tôi cần tiếp tục thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và nâng cao năng suất.
Tôi đề nghị tăng gấp đôi nỗ lực phát triển nguồn nhân lực bằng cách nâng cao trình độ của lực lượng lao động, và phát triển vốn vật chất thông qua đầu tư công vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng để có thể tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân Việt Nam.
Cuối cùng, thông điệp của ông dành cho Việt Nam trong năm 2024 là gì?
- Dù chúng tôi hy vọng rằng nhu cầu xuất khẩu đối với hàng Việt Nam từ phần còn lại của thế giới sẽ phục hồi vào năm 2024, nhưng nó sẽ không mạnh như trước và tình hình đầy thách thức này có thể kéo dài trong một thời gian tới.
Trong bối cảnh đó, thông điệp của tôi dành cho Việt Nam là tận dụng sức mạnh nội tại và thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế trong nước để biến những thách thức do suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra thành cơ hội củng cố hơn nữa mô hình tăng trưởng kinh tế của mình.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết quý I/2025, ước giải ngân đầu tư công đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 đạt 12,27%.
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.