(NB&CL) Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, Phú Mậu là một xã nổi tiếng và độc đáo khi có tới hai làng nghề truyền thống: Làng Sình làm tranh và làng Thanh Tiên làm hoa giấy. Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, đến nay hai làng nghề tại Phú Mậu đang đứng trước nguy cơ mai một.
Vật vã mưu sinh với nghề truyền thống
Xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, hợp thành bởi 6 thôn, trong đó Lại Ân và Thanh Tiên là hai thôn được biết đến nhiều nhất, bởi ở đây có nghề làm tranh và làm hoa giấy truyền thống, trở thành nét văn hóa đặc sắc, góp phần làm nên diện mạo văn hóa Huế.
Theo sử sách, làng Sình là tên Nôm của làng Lại Ân - một trong những ngôi làng xuất hiện rất sớm ở Đàng Trong. Đối diện làng Lại Ân là cảng sông Thanh Hà và phố cổ Bao Vinh nổi tiếng một thời. Từ thế kỷ XV, người dân các tỉnh Thanh Hóa, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh đã đến đây và lập ra ngôi làng Lại Ân, biến nơi đây thành trung tâm buôn bán sầm uất và trung tâm văn hóa tại mảnh đất cố đô.
Khung cảnh mua bán tấp nập ở làng Sình từng được đưa vào văn thơ như: “Cầu Bao Vinh ngựa xe tấp nập, làng Lại Ân tiếng gà gáy sáng giục khách thương tài lợi cạnh tranh”, hay “Xóm Lại Ân canh gà xào xạc - Giục khách thương mua một bán mười”.
Làng Sình có nghề làm tranh mộc bản cổ truyền, để thờ cúng và phục vụ nhu cầu tín ngưỡng dân gian. Cho đến nay, nghề làm tranh ở đây đã được 450 năm. Ngay cạnh làng Sình là làng Thanh Tiên, chuyên làm hoa giấy để trang trí và thờ cúng. Nghề làm hoa giấy tại Thanh Tiên cũng trải qua hơn 300 năm.
Nhờ bàn tay tài hoa và óc tưởng tượng của các nghệ nhân, những sản phẩm phong phú, đa dạng của tranh làng Sình và hoa giấy Thanh Tiên không chỉ đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân Huế, mà còn được đưa đi bán ở khắp các vùng Hóa Châu xưa. Cứ thế, làng nghề được phát triển và lưu truyền trong suốt mấy trăm năm.
Từng là nơi buôn bán sầm uất và được ưa chuộng là thế, nhưng trải qua thời gian với nhiều biến cố, làng Sình và Thanh Tiên giờ vắng vẻ hơn xưa. Các sản phẩm của họ giờ cũng lay lắt trên thị trường.
Theo chân một cán bộ xã Phú Mậu, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận tới làng Sình và làng Thanh Tiên để tìm hiểu về thực trạng của hai làng nghề truyền thống nổi tiếng lâu đời ở xứ Huế này. Người chúng tôi gặp gỡ đầu tiên là ông Kỳ Hữu Phước - nhân vật được xem nghệ nhân cuối cùng nắm giữ bí quyết làm tranh làng Sình.
Chia sẻ với PV, ông Phước ngậm ngùi nói: “Làng Sình không còn nhộn nhịp bán buôn như trước. Số gia đình làm tranh cũng giảm phần lớn, chỉ còn vài chục hộ cố bám nghề, nhưng chủ yếu làm tranh tín ngưỡng tranh thủ lúc nông nhàn và vào dịp lễ, Tết”.
Ông Phước cho biết, các công đoạn làm tranh làng Sình mất nhiều thời gian và tỉ mỉ, nên thu nhập so với công sức bỏ ra không đáng là bao, nhiều gia đình không thể bám trụ. Ông nói, để làm xong một sản phẩm tranh, ví như bộ lịch treo tường phải mất 2 ngày và chỉ bán được 600 nghìn, tương đương 300 nghìn/ngày. Dù nghề làm tranh không thể giàu có, nhưng ông Phước cho rằng đó vẫn là điều hạnh phúc, bởi vẫn còn có người tiêu thụ và có người trân trọng tranh làng Sình.
Tình trạng kinh doanh khó khăn tương tự cũng đang diễn ra ở làng hoa giấy Thanh Tiên. Tâm sự với chúng tôi, anh Nguyễn Hiếu - chủ cơ sở làm hoa giấy Nguyễn Hóa cho biết: “Làng giờ chỉ còn vài chục hộ làm hoa giấy. Hầu hết các gia đình đã bỏ nghề để chuyển làm công việc khác thu nhập cao hơn. Để tạo ra một cành hoa giấy nhưng chỉ có giá từ 5-7.000 đồng, một nghệ nhân tốn khoảng 3 giờ làm. Còn đối với dòng hoa trang trí như hoa sen, thợ làm hoa chuyên nghiệp một ngày cũng chỉ có thể làm ra tối đa 12 bông, với giá dao động 25-40.000đ tuỳ theo kích cỡ hoa. Cứ đà này, tôi lo nghề làm hoa giấy sẽ thất truyền”.
Qua tìm hiểu, ở làng Sình giờ chỉ còn mình gia đình nghệ nhân Kỳ Hữu Phước ngoài làm tranh tín ngưỡng còn làm tranh dân gian vừa để bán, vừa để phục vụ cho du khách tham quan du lịch trải nghiệm. Các gia đình khác hầu như chỉ sản xuất tranh khi vào cao điểm và có người đặt hàng. Ở làng Thanh Tiên, cơ sở hoa giấy Nguyễn Hóa cũng là địa chỉ gần như duy nhất sản xuất quanh năm.
Theo bác Nguyễn Văn Hiền - Bí thư Chi bộ thôn Lại Ân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn của các làng nghề tại xã Phú Mậu, nhưng yếu tố không nhỏ là do sản phẩm tranh làng Sình và hoa giấy Thanh Tiên phải cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm đa dạng cùng loại, được sản xuất công nghiệp, vừa rẻ vừa đẹp.
Nỗ lực thay đổi và những nỗi lo
Nhận thức được khó khăn và nguy cơ mai một của nghề làm tranh, gia đình ông Kỳ Hữu Phước đã mày mò để tạo ra những sản phẩm đa dạng hơn ngoài dòng tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng. Điều thuận lợi là ông Phước nắm giữ bí quyết làm tranh. Bản thân ông là nghệ nhân duy nhất trong làng có thể làm các mẫu mộc bản và tự làm giấy dó. Trong khuôn viên của gia đình, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước trưng bày rất nhiều sản phẩm, cả mẫu tranh truyền thống và những mẫu mới khá sinh động và bắt mắt.
Anh Nguyễn Hiếu, chủ cơ sở làm hoa giấy Nguyễn Hóa, là một trong những nghệ nhân đi đầu trong việc nghiên cứu, tìm tòi và khôi phục công đoạn sản xuất hoa giấy bị thất truyền. Nếu như trước đây gia đình anh chủ yếu làm các loại như hoa Bìm Bìm (Loa kèn), hoa Cúc đơn, hoa Cúc kép, hoa Mắm nêm… để phục vụ thờ cúng, thì nay cơ sở Nguyễn Hóa có thêm nhiều loại hoa phục vụ trang trí, đặc biệt là hoa sen. Sản phẩm hoa sen tinh xảo đến mức người mua khó phát hiện là hoa giả và sản phẩm này trở thành món hàng được ưa chuộng, khách hàng ở nhiều nơi đặt mua như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Quốc…
Cùng với nỗ lực hỗ trợ quảng bá sản phẩm của chính quyền bằng nhiều hình thức, gia đình ông Phước ở làng Sình và cơ sở Nguyễn Hóa ở Thanh Tiên đã và đang trụ được với nghề truyền thống. Tuy nhiên, đây là hai trường hợp hiếm hoi còn lại, khi hầu hết các gia đình ở hai làng của xã Phú Mậu đều không còn mặn mà với nghề. Bởi theo như anh Nguyễn Hiền, “Nghề làm hoa giấy không đủ sống. Nếu không có những thay đổi, chắc chắn sẽ còn nhiều người bỏ nghề”.
Thực ra, trong những năm qua Tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều năm qua có chủ chương và giải pháp để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, ưu tiên gắn làng nghề với du lịch. 7 kỳ Festival nghề truyền thống Huế trong gần 15 năm đã tác động không nhỏ đến sự hồi sinh của các ngành nghề truyền thống Huế.
Song, hiệu quả của các chương trình này vẫn chưa cao, nhiều làng nghề vẫn trong tình trạng khó khăn về đầu ra của sản phẩm, cũng như việc các nghệ nhân rời bỏ nghề để chuyển sang làm công việc khác ngày một nhiều. Thực trạng này đang diễn ra ở làng Sình và làng hoa giấy Thanh Tiên, những làng nghề trọng điểm được công nhận bảo tồn tại Huế.
Thách thức với các cấp chính quyền ở Huế hiện nay không chỉ nằm ở việc cần tăng cường hỗ trợ các làng nghề để bao tiêu sản phẩm, công tác truyền nghề cũng là một thách thức không nhỏ. Đây cũng chính là một nhiệm vụ được đề cập trong “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030”, được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt ngày 7/7/2022.
Ở làng Sình hiện nay, ông Kỳ Hữu Phước, 75 tuổi, là nghệ nhân duy nhất còn giữ được bí quyết làm tranh. Việc tổ chức các lớp học truyền nghề ở làng Sình đang gặp khó khăn bởi ngay cả ông Phước vẫn chưa muốn dạy nghề cho người ngoài gia đình!
Chia tay Phú Mậu, chúng tôi ra về với nhiều tâm sự. Nhìn đôi tay thoăn thoắt của anh Nguyễn Hiếu và nếp nhăn hằn lên trên khuôn mặt nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, chúng tôi tự hỏi, mai này tranh làng Sình, nghề làm hoa giấy Thanh Tiên sẽ thế nào…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.