Hội nghị Quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ Quốc tế lần thứ III

Thứ bảy, 16/02/2019 16:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 16/2, tại Hà Nội đã khai mạc Hội nghị Quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ Quốc tế lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Đây là hai nội dung quan trọng nằm trong hoạt động Ngày thơ Việt Nam 2019.

Hội nghị quảng bá 5

Dự hội nghị có các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ; Trần Thanh Mẫn - Bí thư TƯ Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành trung ương và thành phố Hà Nội; các nhà thơ, dịch giả trong nước và gần 200 nhà thơ, dịch giả đến từ 46 quốc gia trên thế giới.

Hội nghị quảng bá

Phát biểu khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã nhiệt liệt chào đón và cảm ơn các nhà thơ trong nước cũng như quốc tế đã có mặt tại Hà Nội để tham gia sự kiện văn học này, đồng thời khái quát một số vấn đề về tình hình sáng tác cũng như việc giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới.

Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết, trong thế kỷ trước, các nhà văn thế giới đã có nhiều sáng kiến và bằng nhiều hình thức đã sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc; nhiều nhà văn đã bị cầm tù, anh dũng hy sinh như những chiến sĩ ngoài mặt trận. “Nhân dân chúng tôi luôn luôn biết ơn những chiến sĩ quốc tế cao cả đó, coi đó cũng là người hy sinh vì nền độc lập và tự do của Việt Nam”, Chủ tịch Hội Nhà văn nhấn mạnh.

Hội nghị quảng bá 6

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: gần 20 năm trôi qua kể từ hội nghị Quảng bá văn học lần thứ nhất - 2002, đã có thêm nhiều tác phẩm văn học Việt Nam được dịch và xuất bản tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có các tác phẩm được tặng giải thưởng tại các Hội chợ sách quốc tế hoặc của nhà xuất bản, các tổ chức văn học quốc gia.  Như tập thơ “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được dịch và xuất bản tại các quốc gia Mỹ Latin. Ngoài sách văn học, các tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được dịch và xuất bản tại một số nước. Nhiều tạp chí văn học lớn của thế giới ra số đặc biệt về văn học Việt Nam.

Hội nghị quảng bá 2

Số sách văn học Việt Nam trong các trường đại học lớn của nhiều nước tăng nhanh với tốc độ đáng mừng. Song song với các hoạt động dịch thuật và xuất bản, việc trao đổi các đoàn thăm và viết về đất nước của nhau diễn ra sôi nổi, có hiệu quả... 

Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, với tinh thần mở cửa đón nhận các giá trị văn học của nhân loại, công việc giới thiệu tác phẩm văn học của thế giới tại Việt Nam chưa bao giờ diễn ra nhộn nhịp, cập nhật và thông thoáng như hiện nay. Văn học của Việt Nam đang từng bước đổi mới để phản ánh sâu sắc hiện thực đất nước, con người Việt Nam hiện đại và nhân loại trong một thế giới phẳng. Đồng thời, các tác phẩm vẫn gắn bó bền chặt với những giá trị nguồn cội của dân tộc, bổ sung, làm giàu thêm những giá trị của thế giới. 

Đồng thời, ông cho biết, thời gian tới, thông qua công việc của Trung tâm Dịch thuật, Hội đang xây dựng kế hoạch dài hạn cho việc chọn dịch các tác phẩm văn học Việt Nam ra các ngôn ngữ khác.

Tại hội nghị, các đại biểu đến từ các quốc gia đã bày tỏ sự vui mừng khi tham gia hội nghị Quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III, coi đây là cơ hội để các quốc gia tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử của nhau, cùng trao đổi sâu hơn về nghề nghiệp để phản ánh những vấn đề của nhân loại…

Nhiều nhà thơ quốc tế đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ đất nước. Các nhà thơ cũng mong muốn văn học Việt Nam cần được giới thiệu rộng rãi với bạn bè quốc tế trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tại hội nghị, các đại biểu trong nước và quốc tế đã tập trung thảo luận về việc biên dịch văn học Việt Nam ra các thứ tiếng; tính khả thi trong việc giao lưu thơ ca quốc tế; giao lưu văn hóa, văn học… Các nhà văn quốc tế cho rằng, văn học và thơ ca có thể góp phần thay đổi thế giới, vì vậy cần tìm cách làm cho văn học và giao lưu văn hóa trở nên mầu nhiệm hơn, làm cho sức chinh phục của ngôn ngữ ngày càng mạnh mẽ hơn trước; các nhà văn cũng cam kết thông qua giao lưu văn học để gắn kết mọi lương tâm, đẩy lùi mọi hiểm họa, bắt đầu từ con người, vì con người, cho con người…

Sáng mai (17/2), Ngày thơ Việt Nam sẽ khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với sự tham dự của nhiều nhà thơ Việt Nam và quốc tế.

PV

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa