Chuyện về lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ

Thứ sáu, 17/01/2025 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dường như tất cả những gì liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như người đứng đầu nước Mỹ đều có thể trở thành tâm điểm của truyền thông. Lễ nhậm chức của các Tổng thống đắc cử của Mỹ là ví dụ. Dưới sự mổ xẻ đa chiều của báo chí, rất nhiều điều thú vị về lễ nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ được hé lộ.

Ngày lễ nhậm chức được ấn định hàng trăm năm trước

Ngày tân tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức, đồng thời cũng là ngày tổng thống đương nhiệm chính thức kết thúc nhiệm kỳ, thường diễn ra vào ngày 20/1. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng ngày 20/1 chỉ được ấn định kể từ năm 1933.

Lịch sử nước Mỹ ghi nhận, lễ nhậm chức đầu tiên được tổ chức vào ngày 30/4/1789, khi Tổng thống George Washington tuyên thệ nhậm chức. Sau đó, ngày tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Mỹ được chọn là ngày 4/3 - ngày kỷ niệm phiên họp đầu tiên của Quốc hội Mỹ. Các nhà lập pháp Mỹ thời điểm đó cho rằng thời điểm đầu tháng 3 được lựa chọn bởi quãng thời gian từ tháng 11 khi cuộc bầu cử kết thúc đến thời điểm đó đã đủ cho công tác kiểm phiếu, xử lý những vấn đề còn tồn đọng của chính quyền cũ cũng như chuẩn bị cho nội các mới.

Tuy nhiên, sau một thời gian, thời điểm để Tổng thống tuyên thệ trong tháng 3 gây ra nhiều tranh cãi. Phần đa ý kiến cho rằng quãng thời gian “ngắt quãng” ấy là quá dài và không cần thiết phải mất chừng ấy thời gian chờ đợi một vị Tổng thống cùng chính quyền mới. Cũng từ những tranh cãi ấy, năm 1922, Thượng nghị sĩ bang Nebraska, George Norris, đã đề xuất ý tưởng về việc rút ngắn quãng thời gian giữa ngày bầu cử và ngày tổng thống nhậm chức, xuống còn khoảng hơn 70 ngày.

chuyen ve le nham chuc cua tong thong my hinh 1

Tổng thống John F. Kennedy với bài diễn văn nhậm chức xuất sắc năm 1961.

Dù vậy, đề xuất của ông Norris đến năm 1933 mới được Quốc hội Mỹ chính thông qua và sau đó được 3/4 số bang của Mỹ chấp thuận. Theo đó, ngày 20/1 là ngày Tổng thống tuyên thệ nhậm chức, trừ khi ngày đó rơi vào Chủ nhật. Trong trường hợp ngày 20/1 là ngày Chủ nhật, lễ nhậm chức sẽ dời lại một ngày sau đó, ngày 21/1. Trường hợp này cho tới nay đã diễn ra vào các 1957, 1985 và 2013, lễ nhậm chức diễn ra vào ngày 21/1. Tổng thống Franklin Roosevelt là Tổng thống Mỹ cuối cùng tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/3/1933.

Ngoài thời gian, địa điểm diễn ra lễ nhậm chức cũng là điều đáng nói. Cho tới nay, Capitol Hill - trung tâm chính trị của Mỹ, nơi tọa lạc của Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington - luôn được biết tới là nơi diễn ra hầu hết các lễ nhậm chức của tổng thống nước này, kể từ năm 1801 với lễ nhậm chức của Tổng thống Thomas Jefferson. Việc lựa chọn Capitol Hill được cho là nhằm nhấn mạnh tinh thần dân chủ, và rằng, dù ai lên làm Tổng thống, thì quyền lực vẫn đến từ người dân, và trách nhiệm của họ là phục vụ lợi ích quốc gia trên hết.

Sau này, ngoài Capitol Hill, một vài địa điểm khác cũng đã được chọn làm nơi diễn ra buổi lễ nhậm chức của tổng thống như tòa nhà Độc lập ở bang Philadelphia, tòa nhà Old Brick Capitol ở Washington… Đặc biệt, kể từ sau lễ nhậm chức của ông Ronald Reagan năm 1981, sự kiện này bắt đầu được tổ chức ở mặt phía Tây tòa nhà Quốc hội Mỹ nhằm cắt giảm chi phí chuẩn bị và mang lại nhiều không gian hơn cho khán giả.

An ninh và công tác tổ chức

Theo những thông tin mới được cập nhật, có khoảng 25.000 nhân viên hành pháp và binh sĩ, 7.800 thành viên Vệ binh Quốc gia, 4.000 sĩ quan từ nhiều vùng của nước Mỹ đã được triển khai đến Washington để tăng cường việc đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1/2025. Bên cạnh đó, ít nhất 900 nhân viên an ninh mặc đồng phục sẽ được triển khai để giám sát hệ thống giao thông công cộng trong suốt lễ nhậm chức.

Không chỉ là đội ngũ an ninh hùng hậu, một kịch bản an ninh cụ thể đến từng chi tiết đã được đưa ra, ngay cả những giả định cho những tình huống xấu nhất. Lệnh hạn chế bay tạm thời trên bầu trời Washington vào ngày 20/1 đã được đưa ra; Máy bay không người lái được sử dụng để theo dõi tình hình an ninh từ trên không; Tất cả những người tham dự trong khoảng hàng trăm nghìn người dự kiến có mặt ở thủ đô nước này để chứng kiến lễ nhậm chức của ông Donald Trump đều sẽ được kiểm tra; Máy tính xách tay, chai nước, gậy tự sướng và biểu ngữ sẽ bị cấm mang vào khuôn viên diễn ra buổi lễ; Hàng rào chống leo trèo dài khoảng 50 km sẽ được dựng lên…

chuyen ve le nham chuc cua tong thong my hinh 2

Tổng thống Donald Trump đọc lời tuyên thệ khi trở thành tổng thống năm 2017.

Lịch sử nước Mỹ, đặc biệt là các buổi lễ nhậm chức tổng thống Mỹ cho thấy những sự chuẩn bị kỹ càng về an ninh như thế không bao giờ là thừa. Việc Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln từng thoát chết trong gang tấc khi một nhóm sát thủ đợi giết ông trên đường đến lễ nhậm chức ngày 4/3/1865 là một ví dụ về những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong sự kiện quan trọng này. Chưa kể theo tiền lệ, tại lễ nhậm chức lần này của ông Donald Trump, vị tổng thống đắc cử đã mời nhiều nhà lãnh đạo thế giới tham dự.

Lễ nhậm chức của vị Tổng thống Mỹ thứ 47 còn được dự báo là sẽ hết sức rầm rộ bởi theo báo chí Mỹ, ông Donald Trump đã quyên góp được hơn 170 triệu USD cho lễ tuyên thệ nhậm chức của mình. Theo đó, các sự kiện nhậm chức diễn ra ít nhất 4 ngày với rất nhiều hoạt động. Cụ thể, sự kiện bắt đầu từ ngày 17/1 và lễ tuyên thệ diễn ra ngày 20/1/2024. Ngày 18/1, ông Trump dự kiến tham gia buổi tiệc chiêu đãi và chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tại Trump National Golf Club ở Sterling, bang Virginia.

Ngày 19/1, Tổng thống đắc cử Trump dự lễ đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, sau đó sẽ tổ chức mít tinh tại sân vận động Capital One Arena ở thủ đô Washington với sức chứa khoảng 20.000 người. Ngày nhậm chức 20/1 dự kiến sẽ có tiệc trà tại Nhà Trắng cùng người tiền nhiệm, nghi thức tuyên thệ tại Đồi Capitol, tiệc trưa cùng các nghị sĩ, một cuộc diễu hành trên Đại lộ Pennsylvania và ba buổi dạ tiệc.

Cách đây 4 năm, lễ nhậm chức của ông Biden lại không được hoành tráng như thế bởi diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Mỹ. Sự kiện được tổ chức với số lượng khách mời hạn chế và hạn chế dân chúng tới theo dõi buổi lễ.

chuyen ve le nham chuc cua tong thong my hinh 3

Cuốn Kinh thánh và lời tuyên thệ

Hiến pháp Mỹ không yêu cầu sử dụng văn bản cụ thể nào trong lễ nhậm chức, cũng không có quy định sử dụng Kinh thánh khi tuyên thệ, nhưng hầu hết các đời Tổng thống Mỹ đều chọn Kinh thánh là cuốn sách biểu tượng cho lễ nhậm chức, đặt tay lên cuốn sách này để tuyên thệ. Cụ thể theo lệ thường, trong lễ nhậm chức, Tổng thống đắc cử sẽ đặt tay lên Kinh Thánh và nói lời tuyên thệ: “Tôi xin thề thực hiện trung thực nhiệm vụ Tổng thống Mỹ và sẽ làm hết sức mình để gìn giữ, che chở và bảo vệ Hiến pháp của nước Mỹ. Xin Chúa giúp tôi”.

Tất nhiên, cũng có những tổng thống không chọn Kinh thánh trong buổi tuyên thệ như Tổng thống Theodore Roosevelt, còn một số Tổng thống như Barack Obama lại dùng thêm cả một cuốn sách nữa trong buổi lễ nhậm chức của mình.

Một hoạt động thường kỳ trong buổi lễ nhậm chức cũng thu hút sự chú ý đặc biệt đó là bài diễn văn của tân tổng thống. Bài diễn văn của cựu Tổng thống Mỹ George Washington vào ngày 4/3/1793 sau khi tái đắc cử với 135 từ được coi là bài diễn văn nhậm chức ngắn nhất lịch sử Mỹ. Diễn văn nhậm chức của Tổng thống John F. Kennedy, ngày 20/1/1961, trong đó có câu nói: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho đất nước” - được đánh giá là một trong những bài diễn văn nhậm chức truyền cảm hứng nhất.

Hà Anh

Tin mới

Cấp tiền nhưng chậm giải ngân, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị 'trả lời'

Cấp tiền nhưng chậm giải ngân, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị 'trả lời'

(CLO) Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục diễn ra tại Hà Nội. UBND thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo chi tiết về kết quả giải ngân, lý giải nguyên nhân và trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân.

Tin tức
Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, gây lo ngại về tăng trưởng kinh tế

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, gây lo ngại về tăng trưởng kinh tế

(CLO) Dân số Trung Quốc tiếp tục giảm năm thứ ba liên tiếp trong năm 2024, khi số người tử vong vượt qua số trẻ sơ sinh chào đời.

Thế giới 24h
Văn Giang - Hưng Yên sẽ cung cấp khoảng một phần ba lượng căn hộ cho Hà Nội?

Văn Giang - Hưng Yên sẽ cung cấp khoảng một phần ba lượng căn hộ cho Hà Nội?

(CLO) Theo báo cáo của One Mount, trong giai đoạn 2025-2026, Văn Giang - Hưng Yên sẽ cung cấp khoảng một phần ba lượng căn hộ cho Hà Nội và vùng lân cận.

Bất động sản
Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ

Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ

Đại tá Phạm Thanh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội được điều động, bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.

Tin tức
Trưng bày chuyên đề '95 mùa Xuân có Đảng'

Trưng bày chuyên đề '95 mùa Xuân có Đảng'

(CLO) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và mừng xuân Ất Tỵ 2025, sáng 17/1, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc triển lãm chuyên đề “95 mùa Xuân có Đảng”.

Đời sống văn hóa
Tắc đường - đừng đổ lỗi cho Nghị định 168

Tắc đường - đừng đổ lỗi cho Nghị định 168

(CLO) Theo lực lượng CSGT và chuyên gia giao thông, thông tin việc thực hiện Nghị định 168 là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc đường ở các thành phố lớn là không chính xác. Bởi năm nào cũng vậy cứ vào dịp gần Tết Nguyên đán thì lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày tăng lên rất nhiều.

Công luận 24H
Bối cảnh 'trong ấm, ngoài yên' là điều kiện tiên quyết để tỉnh Lạng Sơn đón Tết đầm ấm, an lành hơn

Bối cảnh 'trong ấm, ngoài yên' là điều kiện tiên quyết để tỉnh Lạng Sơn đón Tết đầm ấm, an lành hơn

(CLO) Sáng 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thăm, tặng quà hộ gia đình nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lạng Sơn; thăm, tặng quà cán bộ, viên chức, người lao động và bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 

Tin tức
Hà Tĩnh: Hơn 400 ấn phẩm được trưng bày tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hà Tĩnh: Hơn 400 ấn phẩm được trưng bày tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

(CLO) Sáng 17/1, tại Văn miếu Hà Tĩnh, Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025.

Công tác hội
Vụ Sài Gòn Đại Ninh: Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị đề nghị từ 24 đến 30 tháng tù treo

Vụ Sài Gòn Đại Ninh: Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị đề nghị từ 24 đến 30 tháng tù treo

(CLO) Sáng 17/1, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.

Vụ án
Nhiều vấn đề 'nóng' được nhắc đến trong 'Táo quân 2025'

Nhiều vấn đề 'nóng' được nhắc đến trong 'Táo quân 2025'

(CLO) Chương trình “Táo quân 2025” với sự trở lại của những gương mặt nghệ sỹ quen thuộc tiếp tục là món ăn tinh thần hấp dẫn, đáng chờ đợi đối với khán giả truyền hình trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đặc biệt, tại chương trình năm nay nhiều vấn đề “nóng” của xã hội cũng được các nghệ sỹ nói đến.

Giải trí
Ấm lòng người lao động tỉnh Đắk Lắk với những phần quà từ Liên đoàn Lao động

Ấm lòng người lao động tỉnh Đắk Lắk với những phần quà từ Liên đoàn Lao động

(CLO) Ngày 17/1, Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức chương trình "Tết Sum vầy – Xuân ơn Đảng” và Khai mạc “Chợ Tết Công đoàn năm 2025”.

Đời sống
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An gặp mặt báo chí mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An gặp mặt báo chí mừng Xuân Ất Tỵ 2025

(CLO) Sáng nay (17/1), nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đã tổ chức buổi gặp mặt với các cơ quan báo chí trên địa bàn. Buổi gặp mặt do đồng chí Nguyễn Đức Trung, Bí thư Tỉnh ủy, và đồng chí Lê Hồng Vinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chủ trì.

Nghề báo
Khảo sát: Thanh niên Việt Nam và Singapore lạc quan nhất về chính trị ở Đông Nam Á

Khảo sát: Thanh niên Việt Nam và Singapore lạc quan nhất về chính trị ở Đông Nam Á

(CLO) Theo một khảo sát từ Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, thanh niên tại Việt Nam và Singapore có cái nhìn lạc quan hơn về tình hình chính trị và kinh tế so với các quốc gia khác trong khu vực.

Thế giới 24h
Đào mốc, mận rừng xuống phố đón Tết

Đào mốc, mận rừng xuống phố đón Tết

(CLO) Những ngày này, một số tuyến phố ở Hà Nội đã xuất hiện những cành đào mốc, cành mận rừng được đưa từ Sơn La, Mộc Châu, Sapa... về bán dịp Tết Nguyên đán 2025.

Công luận 24H
iPad thế hệ 10 của Apple: Giá rẻ nhưng thiếu hỗ trợ AI

iPad thế hệ 10 của Apple: Giá rẻ nhưng thiếu hỗ trợ AI

(CLO) Đánh giá iPad thế hệ 10 của Apple, với giá rẻ và thiết kế hấp dẫn nhưng thiếu hỗ trợ Apple Intelligence, yếu tố quan trọng mà người dùng nên cân nhắc khi chọn mua thiết bị này.

Sức sống số
Phát hiện máu và lông chim trong hai động cơ máy bay gặp nạn Hàn Quốc

Phát hiện máu và lông chim trong hai động cơ máy bay gặp nạn Hàn Quốc

(CLO) Các nhà điều tra vừa phát hiện lông và máu chim trong cả hai động cơ của chiếc máy bay Jeju Air gặp nạn tại Hàn Quốc vào tháng trước, khiến 179 người thiệt mạng, theo nguồn tin thân cận với cuộc điều tra tiết lộ hôm thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Các đời Tổng thống Hàn Quốc: Từ lưu vong, ám sát, luận tội đến bị bỏ tù

Các đời Tổng thống Hàn Quốc: Từ lưu vong, ám sát, luận tội đến bị bỏ tù

(CLO) Tổng thống vừa bị bắt Yoon Suk Yeol đã trở thành cái tên mới nhất trong danh sách dài các nhà lãnh đạo Hàn Quốc gặp biến cố lớn trong sự nghiệp chính trị của mình.

Tiêu điểm Quốc tế
Hoà bình cho Gaza: Viễn cảnh từ một lời hứa

Hoà bình cho Gaza: Viễn cảnh từ một lời hứa

(NB&CL) Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken ngày 14/1/2025 cho biết, Israel và Hamas đang cận kề đồng ý một thỏa thuận tạm dừng giao tranh ở Gaza và thả các con tin bị giam giữ ở đó để đổi lấy các tù nhân Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel. Thông tin này đang thắp lên hy vọng về một viễn cảnh hoà bình vốn dĩ xưa nay vẫn rất mong manh cho dải đất này.

Tiêu điểm Quốc tế
Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.

Tiêu điểm Quốc tế
Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.

Tiêu điểm Quốc tế
Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Quan hệ Nga - Liên minh châu Âu năm 2025: Khi lòng tin sụt giảm nghiêm trọng

Quan hệ Nga - Liên minh châu Âu năm 2025: Khi lòng tin sụt giảm nghiêm trọng

(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.

Tiêu điểm Quốc tế