"Cò” đất dùng đòn bẩy tài chính để đầu cơ bất động sản dễ bị “ăn đòn”

Thứ ba, 26/01/2021 07:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết: “Hầu hết, giới đầu cơ, “cò” đất sử dụng đòn bẩy tài chính trong thời điểm này, bất kể vốn vay bao nhiêu đi chăng nữa, tỷ lệ “ăn đòn” đều rất cao”.

Lãi suất cho vay mua nhà đang ở mức rất thấp.

Lãi suất cho vay mua nhà đang ở mức rất thấp.

Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cùng hàng loạt Ngân hàng thương mại (NHTM) đã liên tục hạ trần lãi suất, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, với động thái quyết liệt từ ngành ngân hàng, hầu hết các ngành nghề kinh tế có nhu cầu vay vốn, nhất là bất động sản đều được hưởng lợi.

Theo TS Cấn Văn Lực, hiện lãi suất cho vay đang thấp nhất trong vòng 15 năm, ở mức 8-10% tuỳ vào thời hạn. Đối với giai đoạn năm 2011-2012, lãi suất cao gấp đôi so với bây giờ.

“Lãi suất cho vay mua nhà đang chạm “đáy” là một trong 6 xung lực có thể hỗ trợ thị trường hồi phục và tăng trưởng trong năm 2021. Với mức lãi suất thấp như hiện nay, đây là thời điểm thuận lợi để cá nhân, hộ gia đình mua nhà cửa, kể cả đi vay”, ông Lực nói.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho rằng: Về mặt lý thuyết, lãi suất ngân hàng thấp như hiện nay, cũng là cơ hội để các nhà bất động sản cá nhân đầu tư.

So với thời điểm cách đây vài năm, lãi vay đối với các hoạt động kinh doanh, mua bán bất động sản thường duy trì ở mức rất cao, dao động từ 20%/năm, thậm chí có thời điểm vượt qua 20%/năm.

Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, nhờ sự phát triển ổn định của thị trường bất động sản, nên lãi vay trì ổn định ở ngưỡng 11% - 12%/năm.

“Cho tới nay, khi lãi suất cho vay giảm xuống còn 5% - 6%, đương nhiên sẽ là động lực để nhà đầu tư cá nhân tham gia ồ ạt vào thị trường bất động sản”, ông Đính nói.

Theo ông Đính, đặc điểm của thị trường bất động sản Việt Nam là luôn tăng theo thời gian. So với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay ngoại tệ, thì bất động sản có tính an toàn rất cao.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nhà đầu tư bị mất “cả chì lẫn chài”, khi rót vốn vào các dự án không đủ các thủ tục pháp lý, hoặc dự án trái pháp luật.

Do đó, để bảo toàn dòng vốn, nhà đầu tư bất động sản cần dựa theo nguyên tắc tài chính “chuẩn” quốc tế. Tức là, chỉ nên vay dưới 30% vốn tự có. Trong đó, tỷ lệ an toàn dao động là khoảng 20% - 30%.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch VARs cảnh báo: Lãi suất ngân hàng đang thấp kỷ lục, cũng là cái “bẫy” tự nhiên đối với giới đầu cơ, “cò” đất.

Phân tích rõ hơn về luận điểm này, ông Đính giải thích: Các hoạt động đầu cơ bất động sản luôn có tính chộp giật, hoạt động không bền vững, chỉ nằm chờ thời điểm tốt để thổi giá đất, khiến thị trường bị “ảo” giá.

Thực tế đã cho thấy, trong nhiều cơn “sốt” đất, hầu hết các giao dịch đều chỉ xoay quanh giới đầu cơ với nhau. Rất hiếm nhà đầu tư chuyên nghiệp nào tham gia vào các dự án bị thao túng giá.

Khi mất đi tính thanh khoản, mọi giao dịch “tay trong, tay ngoài” đều trở nên vô nghĩa. Do đó, kể cả lãi suất ngân hàng có giảm sâu hơn, giới đầu cơ vẫn lỗ.

“Tôi cho rằng, hầu hết dân đầu cơ dùng nguồn vốn làm đòn bẩy tài chính thì tỉ lệ “ăn đòn” rất cao”, ông Đính khẳng định.

Ông Đính khuyến cáo: Sử dụng đòn bẩy tài chính trong bối cảnh lãi suất đang thấp là lợi thế trong việc đầu tư. Tuy nhiên, trước khi vay, giới đầu tư phải tìm được các sản phẩm bất động sản phù hợp với quy định của pháp luật.

Đồng thời, tuyệt đối không tham gia vào thị trường có tính đầu cơ, thổi giá, tạo bong bóng ảo… Nếu trót tham gia thì phải rút thật nhanh.

Đồng tình với quan điểm trên, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng: Nhà đầu tư bất động sản sử dụng các đòn bẩy tài chính giống như “con dao 2 lưỡi”. Nếu hoạt động đầu tư không hiệu quả, hoặc nguồn vốn đi vay quá cao, sẽ dễ bị “đứt tay”.

“Nếu tài sản cá nhân của nhà đầu tư chỉ có 1 đồng thì chỉ nên vay tối đa là theo tỷ lệ 3/1. Nếu nhà đầu tư bất động sản cá nhân vay nhiều quá 4/1 hoặc 5/1 thì khả năng vỡ nợ có thể xảy ra. Đồng thời, nhà đầu tư bất động sản cá nhân phải xem thu nhập bình quân của họ như thế nào, nếu tiền trả cho ngân hàng cả lãi và gốc không thể quá 60% trên thu nhập bình quân thì nên cẩn thận”, ông Hiếu nói.

Lâm Vũ 

Tin khác

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

(CLO) Mới đây, Savills Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố Báo cáo khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do đơn vị này thực hiện. Báo cáo này đã cung cấp những thông tin về hoạt động của thị trường cho thuê tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Châu Á.

Bất động sản
“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

(CLO) Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm thành phố đảo Hoàng Gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Bất động sản
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản