Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
Theo dõi báo trên:
Nhà báo Cao Thùy Giang xúc động chia sẻ về chuyến tác nghiệp tại quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
+ Lần đầu tiên ra tác nghiệp tại Trường Sa, hẳn là với một nhà báo có rất nhiều cảm xúc. Chuyến tác nghiệp này, đối với chị có ý nghĩa như thế nào trong hành trình nghề nghiệp?
- Tôi đã từng tham gia nhiều chuyến công tác đến các vùng đảo của Việt Nam như: đảo Cô tô, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quốc, Côn Đảo… Nhưng có lẽ lần đầu tiên được tham gia tác nghiệp trên hải trình đến với quần đảo Trường Sa đối với tôi đó dường như là một chuyến đi lịch sử, chuyến đi đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc hơn cả. Những ngày lênh đênh trên biển, ngắm trời, ngắm biển đảo của Tổ quốc là một trải nghiệm để tôi thêm tự hào, thêm yêu đất nước hơn.
Ở đó là tình yêu với biển đảo, là sự khâm phục những người lính đang ngày đêm canh giữ biển đảo Tổ quốc, là sự tri ân- biết ơn những người chiến sĩ đã dũng cảm hy sinh thân mình trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo tại quần đảo Trường Sa. Tôi nhận thức được rằng, để có được một cơ hội đến với Trường Sa không phải ai ai cũng có, với công việc ở một cơ quan báo chí, nên có lẽ cơ hội đối với các phóng viên, nhà báo được tạo điều kiện hơn. Bởi vậy, khi nhận được thông báo mình sẽ được tham gia đoàn công tác ra Trường Sa năm nay tôi vô cùng háo hức, phấn khởi và chuẩn bị một tâm thế và sức khoẻ để có chuyến công tác sao cho hiệu quả nhất.
Nhà báo Cao Thùy Giang tác nghiệp tại Trường Sa.
+ Tôi khá ấn tượng về hành trình “lần đầu tiên” ra Trường Sa, lênh đênh trên sóng nước Trường Sa có 6 ngày mà chị liên tục có các bài viết, phóng sự, phóng sự ảnh, ký sự, megastory… Tác phẩm nào cũng nhiều thông tin, nhiều tình yêu với Trường Sa, nhiều chi tiết đắt và những câu chuyện, những hình ảnh “níu giữ” độc giả. Chị đã có 1 tuần lao động như thế nào để tay máy, tay bút, tay bàn phím… một cách tốc lực như vậy?
- Chuyến tác nghiệp này, đối với tôi có ý nghĩa đặc biệt không thể quên trong hành trình nghề nghiệp. Bởi với tôi, ngay từ thời điểm bước chân lên Tàu 571 bắt đầu hải trình đến với Trường Sa đã là một “kho tài nguyên” sống động về thực tiễn để tôi có thể khai thác. Từ khi con tàu nhổ neo rời khỏi Quân cảng Cam Ranh, với tôi, mỗi một sự việc, mỗi người mà tôi tiếp xúc, tôi gặp hay cảnh vật, đều có thể trở thành đề tài để mình có những bài viết liên quan đến đề tài biển đảo, về những người lính hải quân, những chiến sỹ làm công việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước và về tâm tư của những con người dân đất Việt trong đoàn công tác khi được đến với Trường Sa.
Trước chuyến đi, tôi đã tìm hiểu rất nhiều, hỏi han những người đã từng đi trước về Trường Sa, kinh nghiệm để làm sao có được hiệu quả làm việc tốt nhất. Vì vậy, 1 tuần hành trình trên biển và tới các điểm đảo, dường như tôi hoạt động hết công suất của mình, cứ đi gặp mọi người, hòa vào các hoạt động, tham gia cùng mọi người rất nhiều công việc khác nhau vừa để phụ giúp mọi người trong các công việc, vừa để nói chuyện, giao lưu với các thành viên trong đoàn và tranh thủ phỏng vấn, ghi lại những tâm tư, những cảm xúc của mọi người trong chuyến hải trình. Tôi cố gắng để tham gia tất cả các hoạt động của đoàn, để không bỏ sót bất kỳ một hoạt động nào.
Tôi tâm niệm, chuyến đi này là hiếm hoi, nên mình cứ tranh thủ, tranh thủ chụp ảnh thật nhiều và thu thập hết khả năng có thể của mình những tư liệu, thừa dù sao vẫn hơn thiếu, cứ lấy tư liệu dày dày và đầy đủ để khi về đỡ “hối hận” và sẽ dùng sao cho hợp lý. Nên bên mình tôi luôn sẵn sàng 2 chiếc điện thoại, 1 quyển sổ + 1 chiếc bút để lúc nào cũng sẵn sàng “tốc ký” ghi chép lại, ghi âm lại, chụp ảnh lại mọi sự việc mình đang gặp trên hành trình.
Điều khó khăn nhất là tới mỗi điểm đảo nhỏ, thời gian hầu như chỉ có 1-2 tiếng để tác nghiệp trên đảo, nên tôi và các đồng nghiệp khác mọi người đều phải tranh thủ bố trí thời gian sao cho hiệu quả nhất. Chúng tôi vừa tham dự cuộc họp với các chiến sĩ tại các đảo để lấy thông tin đoàn giao lưu, thăm, tặng quà nhưng ngay sau đó là phải nhanh chóng việc phỏng vấn riêng các chiến sĩ đang công tác tại đảo để làm sao có được những thông tin đầy đủ nhất.
Thực sự, sau khi kết thúc chuyến hải trình, tôi mới có nhiều thời gian để sắp xếp lại tư liệu của mình. Hành trình 6 ngày lênh đênh trên biển, hầu như không có sóng điện thoại, khi tới các điểm đảo lớn sẽ có một chút sóng điện thoại nhưng cũng khá chập chờn, khi ấy, mọi người có thể tranh thủ gọi điện về nhà hỏi thăm người thân, tuy nhiên, với những nhà báo như chúng tôi, cứ tới các điểm đảo là như khoảng thời gian bận rộn nhất để lấy tư liệu, chụp ảnh, phỏng vấn các chiến sĩ về cuộc sống và công việc ngoài đảo xa. Bởi vậy, khi tàu cập vào bờ, kết thúc hải trình, ngay sau đó một vài tiếng tôi ngồi làm liền tù tì 3 tin bài cho kịp tính thời sự các sự kiện của chuyến đi… còn những sự kiện không thời sự tôi để đó làm sau. Đợt đi Trường Sa đó, tôi có khoảng 20 tin bài.
Nhà báo Cao Thùy Giang và các đồng nghiệp tại Trường Sa.
+ Ai cũng nói rằng, tác nghiệp ở Trường Sa không dễ bởi rất nhiều thử thách, sóng nước, sóng điện thoại, sóng biển… và nhiều thứ khác nữa. Điều gì đã giúp chị vượt qua những khó khăn đó để hoàn thành nhiệm vụ?
- Quả thực, tác nghiệp ở Trường Sa không dễ bởi rất nhiều thử thách, như việc tác nghiệp trên sóng nước khi ở trên tàu cứ bồng bềnh làm mình dần phải thích nghi nhanh để còn hòa vào với công việc. Đặc biệt, thời gian tác nghiệp trên các đảo thì rất ngắn, chỉ có từ 1-2 giờ đồng hồ… Điều đó đã giúp mình vượt qua những khó khăn đó để hoàn thành nhiệm vụ đó chính là tâm niệm đã đi ra Trường Sa là một cơ hội hiếm có, mình cần phải khắc phục mọi khó khăn để làm sao đạt được hiệu quả công việc nhất.
Thêm nữa, khi tới các điểm đảo chứng kiến sự vất vả, sự kiên cường của các chiến sỹ tại các đảo mình càng nhận ra sự vất vả của mình có đáng là bao so với những cống hiến của các chiến sỹ với những khó khăn họ phải đối mặt như xa nhà, xa gia đình, chống chọi với mưa bão hay canh cánh thường trực tâm thế sẵn sàng chiến đấu để giữ và bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Khi đó, mình nhận thấy, những khó khăn của mình không đáng là bao so với các chiến sĩ và mình càng phải cố gắng hơn nữa để làm sao có những bài viết chất lượng nhất.
+ Không ít câu chuyện về nghề nhưng không phải chuyến tác nghiệp nào cũng làm nên kỉ niệm. Và với chị, chuyến tác nghiệp Trường Sa ấy… đọng lại điều gì cho đến bây giờ?
Trong hải trình năm nay, vượt hơn 1.000 hải lý, đoàn chúng tôi là các đại biểu và Kiều bào đã đến thăm bốn điểm đảo gồm Sinh Tồn Đông, Len Đảo, Đá Tây B, Trường Sa và Nhà giàn DK1/16 Phúc Tần. Mỗi điểm đến với tôi nhớ như in trong tâm trí. Những ngày đi trên biển đã cho tôi thấy và hiểu hơn được về vùng biển Đông của chúng ta tươi đẹp, giàu tài nguyên gặp và tiếp xúc với những người lính đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo cho tôi thấy một sự can trường, bản lĩnh của những người lính đầy sự khâm phục.
Tiếp xúc với những thành viên trong đoàn chúng tôi giao lưu, chia sẻ ở đó là sự đoàn kết, là sự cởi mở, chân thành, gắn kết những người con đất Việt con người như xích lại gần nhau hơn với nhau, dù là trong nước hay Việt kiều ở khắp 5 châu. Ở quần đảo Trường Sa, mỗi con người, mỗi cảnh vật, hay cả những con vật dường như cũng đều là một câu chuyện khiến tôi phải suy ngẫm và trân trọng.
Có đi, có tận mắt chứng kiến những khó khăn mới thấu hiểu được lòng dũng cảm, sự hy sinh cũng như tình yêu quê hương, đất nước của những chiến sĩ Trường Sa. Cùng nhau đi qua hơn 1.000 hải lý, điều đọng lại là tình yêu Tổ quốc, yêu đất nước, về một cuộc sống có trách nhiệm. Đó là sự gắn kết tình đồng chí đồng đội, tình quân dân và gắn kết những người con đất liền với tình yêu biển đảo.
+ Và tôi cũng thích điều chị chia sẻ: "Trường Sa luôn hiện diện sâu lắng trong trái tim và tâm thức mỗi nhà báo. Người làm báo luôn vinh dự khi được làm nhịp cầu nối hay là những “cánh chim” nối liền thông tin giữa đảo xa với đất liền”… Để nói về niềm tự hào khi bản thân đã và đang góp một phần vào chiếc “nhịp cầu” ấy, chị sẽ nói điều gì?
- Quả thực, tôi thấy những chuyến thăm quần đảo Trường Sa luôn mang nhiều ý nghĩa, thông điệp lớn lao: Khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Những chuyến đi công tác như thế này còn nhằm kết nối trái tim của nhân dân cả nước để động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nơi hải đảo và gửi tới thế giới thông điệp, Trường Sa là của Việt Nam. Qua chuyến đi, tôi thấy đóng góp của mình còn quá nhỏ bé so với chính những người lính đảo mà tôi đã trực tiếp viết về họ. Tôi tự hứa với mình phải đến nhiều, viết nhiều hơn nữa để động viên, khích lệ và ca ngợi về chí khí, tinh thần của các anh, những người lính đảo.Tôi mong rằng, có nhiều người cũng có được cơ hội đến với Trường Sa để hiểu hơn nữa về một Trường Sa yêu thương trong trái tim mỗi người con đất Việt.
+ Trân trọng cảm ơn nhà báo!
Hà Vân (Thực hiện)
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.
(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25; dự đoán tỉ số HAGL vs Bình Dương cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Dự báo thời tiết ngày 4/4, miền Bắc nắng ráo trước khi chuyển mưa do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông.
(CLO) Chỉ trong 4 năm, ắc quy có thể suy giảm nghiêm trọng, khiến xe khó khởi động - đâu là giải pháp?
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Xác định báo chí có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả tạo thành cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp thực hiện các chủ trương về bảo vệ môi trường, hướng tới kinh tế xanh.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.