Có dự án đầu tư công vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự

Thứ ba, 20/10/2020 20:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là nội dung trong báo cáo Thẩm tra về tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Chiều nay (20/10), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã trình bày Báo cáo Thẩm tra về tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Báo cáo cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ cùng các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết 26 đặt ra và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Theo đó, tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 33,4% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm theo Nghị quyết số 142/2016/QH14 của Quốc hội (32-34%).

Tổng số thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2016-2020 là 2.114.940 tỷ đồng, vượt 114.940 tỷ đồng so với kế hoạch đã được Quốc hội quyết định. Việc huy động vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước đã được chú trọng, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trên tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng lên, từ 38,9% năm 2016 lên 46% năm 2019.

Ông Nguyễn Đức Hải cho biết: Về cơ bản, việc phân bổ vốn đầu tư công đã tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức. Chính phủ đã thực hiện tương đối tốt định hướng ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các vùng khó khăn, bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, các đối tượng chính sách. Kỷ luật, kỷ cương tài chính về đầu tư công được tăng cường.

Bên cạnh đó, công tác quản lý đầu tư công chuyển biến tích cực, tính công khai, minh bạch, hiệu quả đã được cải thiện. Các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trong giai đoạn đã phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, tạo động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Tỷ lệ số dự án khởi công mới so với tổng số dự án trong KHĐTCTH giai đoạn 2016-2020 giảm so với giai đoạn trước (khoảng hơn 3.400 dự án khởi công mới trên tổng số khoảng 11.100 dự án của KHĐTCTH, chiếm 31%); số vốn kế hoạch bình quân bố trí cho mỗi dự án năm sau cao hơn năm trước.

Quang cảnh kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Quang cảnh kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Tại kỳ họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế nêu trong Báo cáo của Chính phủ. Cụ thể, trong tổng số thực hiện KHĐTCTH giai đoạn 2016-2020, vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương (NSTW) chỉ đạt 977.600 tỷ đồng, thấp hơn 142.400 tỷ đồng so với kế hoạch,trong khi đó, vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương (NSĐP) vượt 257.340 tỷ đồng.

Tỷ lệ chi đầu tư giữa NSTW và NSĐP có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này cho thấy vai trò chủ đạo của NSTW chưa được đảm bảo theo đúng quy định của Luật NSNN.

Cùng với đó, tiến độ của một số dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm chậm, một số công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lớn, ảnh hưởng đến cân đối nguồn lực, hiệu quả vốn đầu tư, có dự án vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự.

Cơ chế thu hút đầu tư PPP chưa đồng bộ, một số dự án dự kiến sử dụng nguồn lực PPP không thực hiện được, phải chuyển sang đầu tư bằng nguồn NSNN.

Mặc dù số dự án khởi công mới trong giai đoạn này đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số lượng dự án mới vẫn lớn. Một số địa phương chưa thực hiện các cam kết bố trí kế hoạch vốn, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án. Một số công trình đang nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) từ giai đoạn trước nhưng chưa báo cáo; Vốn đầu tư ứng trước chưa thu hồi còn khá lớn.

Còn tình trạng khởi công mới trong khi nhiều dự án bị giãn, hoãn tiến độ từ giai đoạn trước chưa được bố trí vốn để tiếp tục thi công. Sử dụng nguồn dự phòng chung và dự phòng 10% để lại tại Bộ, ngành, địa phương còn dàn trải. Việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn trong một số trường hợp còn chậm, sử dụng nguồn vốn ODA, việc xây dựng KHĐTCTH giai đoạn 2016-2020 chưa sát với thực tế.

Công tác giải ngân còn chậm, nhất là các dự án sử dụng vốn ODA. Việc thực hiện điều chỉnh vốn từ các dự án chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp sang các dự án có khả năng giải ngân chưa quyết liệt.

Trong báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nêu rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Theo đó, nguyên nhân khách quan là do: Luật Đầu tư công 2014 lần đầu được triển khai thực hiện, quy định nhiều nội dung mới, một số điểm chưa chi tiết, phải chờ các văn bản hướng dẫn, chậm triển khai, một số quy định khi triển khai áp dụng đã làm phát sinh vướng mắc (Các vướng mắc này đã được khắc phục khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công mới số 39/2019/QH14).

Cùng với đó, một số chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng, đấu thầu và giao kế hoạch, giải ngân vốn ODA còn nhiều vướng mắc. Đồng thời, do đây là lần đầu tiên xây dựng và thực hiện KHĐTCTH nên khó tránh khỏi việc chưa nắm vững về kế hoạch trung hạn và cách thức triển khai nên còn khó khăn, lúng túng.

Năm 2020, dịch bệnh COVID đã tác động nghiêm trọng đến việc thực hiện KHĐTCTH, nhiều dự án không triển khai được theo tiến độ, nguồn lực hạn chế.

Về nguyên nhân chủ quan: Việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công 2014, Nghị quyết 26 chậm. Việc chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư công trong một số trường hợp chưa nghiêm.

Việc không phân bổ đủ vốn thể hiện những hạn chế trong nghiên cứu, đánh giá, xây dựng kế hoạch, chưa đánh giá được hết các yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách, dẫn tới không đủ nguồn lực để thực hiện KHĐTCTH giai đoạn 2016-2020.

Đặc biệt, chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, còn tình trạng một số dự án chuẩn bị đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư, mang tính hình thức để có điều kiện ghi vốn, phải điều chỉnh dự án nhiều lần.

Quốc Trần

Tin khác

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

(CLO) Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Tin tức
Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức