(CLO) Không chỉ xuất sắc trong công tác giảng dạy chuyên môn, cô giáo Doãn Thị Phương Nga còn là một giáo viên tận tâm, trách nhiệm và gương mẫu trong các hoạt động, phong trào thi đua của nhà trường.
Cô giáo bắt "trend"
Sinh ra trong một gia đình tri thức tại tỉnh Ninh Bình có nhiều khó khăn, tuy đỗ nhiều trường Đại học nhưng cô giáo Doãn Thị Phương Nga đã chọn trường Đại học Sư phạm Hà Nội vì tình yêu văn học và nghề nhà giáo cao quý. Ra trường cô giáo trẻ được nhận về dạy học tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Với năng lực giảng dạy và tâm huyết nghề giáo, cô giáo Nga được lãnh đạo tín nhiệm giao trọng trách vừa giảng dạy vừa phụ trách môn ngữ Văn của trường, là giáo viên cốt cán bộ môn Ngữ Văn của thành phố Sầm Sơn. Đặc biệt từ năm 2013 đến nay, cô luôn đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ Văn lớp 9 cho ngành giáo dục thành phố Sầm Sơn.
Gặp cô giáo Doãn Thị Phương Nga vào cuối buổi học, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận được nghe cô tâm sự, dạy môn Ngữ Văn quan trọng nhất là truyền cảm hứng để lôi cuốn học sinh bằng những bài giảng thực tế của cuộc sống, từ đó tạo được hứng thú cho các em trong mỗi giờ học.
Đối với rất nhiều học sinh, Ngữ Văn là một bộ môn nặng lý thuyết, dài dòng và khó học vì thế, vô hình chung có những học sinh sợ học môn Ngữ Văn, học một cách chống đối hoặc chỉ biết học thuộc các bài văn mẫu một cách sáo rỗng mà không hiểu rõ bản chất bài văn ấy muốn nói lên điều gì.
Tuy nhiên, đến với các tiết học của cô giáo Doãn Thị Phương Nga, dường như việc học văn không còn “đáng sợ” hay “buồn ngủ” như ta vẫn tưởng. Chia sẻ về phương pháp giúp học sinh yêu thích môn Văn, cô Nga cho biết, văn là người, dạy văn chính là dạy người vậy nên phương pháp của cô là làm cho học trò thấy đây là môn học gần gũi nhất, dễ hiểu nhất, tạo cho các em những suy nghĩ tích cực và xây dựng tình yêu đối với văn học.
Vì vậy, cô Nga thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương pháp truyền đạt để học sinh cảm nhận trước mỗi tác phẩm. Đặc biệt, luôn khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân về các tác phẩm văn học để các em hiểu về những giá trị mà văn học mang lại. Cô Nga đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, để thu hút học sinh có hứng thú với môn học này.
"Dù công việc rất bận, giờ đứng lớp gần như chiếm hết thời gian nhưng tôi vẫn dành ra một khoảng thời gian để xem thời sự, xem mạng xã hội để xem tình hình chính trị, kinh tế, xã hội,... trong và ngoài nước ngày hôm ấy diễn ra như thế nào để khi vào giờ dạy tiếp theo tôi sẽ vận dụng lồng ghép vào bài giảng. Việc vận dụng những câu chuyện hoạt động đời sống thực tiễn sẽ giúp các em nắm bắt, có cái nhìn sâu hơn và đặc biệt giảm căng thẳng cho những tiết học chỉ có nội dung trong sách", cô Nga chia sẻ.
Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, mỗi trang giáo án của cô không chỉ đơn thuần là việc truyền tải kiến thức, ở đó còn là sự gửi gắm niềm đam mê văn học cho mỗi thế hệ học trò của mình. Cô luôn miệt mài nghiên cứu tìm tòi, gần gũi thân thiện thầy trò, khơi gợi cảm xúc, định hướng thái độ sống đúng đắn, cô Nga tạo cho học sinh nơi đây những cảm hứng học tập môn Ngữ văn trong nhà trường, gắn kết tập thể giáo viên dạy học Ngữ văn giữa cuộc sống công nghiệp ồn ào.
Chia sẻ thêm về nghề "gieo chữ" cô Doãn Thị Phương Nga cho biết, dạy Ngữ Văn quan trọng nhất là nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm. Muốn truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn học thì một giáo viên dạy Ngữ Văn phải đủ “lửa” để “đốt cháy” những đam mê, những khao khát của học trò, phải chạm đến được trái tim của các em bởi văn học chính là tiếng nói của tâm hồn, của cảm xúc chứ không chỉ đơn thuần là một môn học.
Với mỗi tác phẩm văn học là thơ hay truyện, trong quá trình giảng bài, cô Nga luôn liên hệ với thực tiễn cuộc sống, khéo léo gửi gắm những thông điệp, tình yêu thương, những bài học làm người, tư tưởng sống tích cực tới học sinh, hướng cho học trò của mình biết cách sống đúng, sống đẹp qua những tác phẩm.
Đồng thời, cô kết hợp việc sử dụng công nghệ thông tin, trình chiếu các video, những câu chuyện, hình ảnh đẹp trong cuộc sống. Nhờ đó, mỗi tiết học Ngữ Văn do cô Nga đứng lớp đều trở nên hấp dẫn, sôi nổi, tạo không khí hào hứng, được học sinh đón chờ. Nhờ áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy nên chất lượng và kết quả học tập của học sinh mỗi ngày một nâng lên.
Không chỉ truyền cảm hứng học văn tới học sinh, cô Nga luôn khuyến khích các em thường xuyên đọc sách. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc đọc sách không còn là nhu cầu hay niềm yêu thích đối với giới trẻ. Sự phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình đã làm cho học trò không còn đủ sự kiên nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay.
Và để giúp học trò hứng thú với việc đọc sách, cô Nga thường xuyên giới thiệu những cuốn sách nổi tiếng, giàu tính nhân văn, kể một vài đoạn hay trong tác phẩm đó để khơi gợi sự tò mò, tìm kiếm trong các em. Cô cũng giảng giải cho các em hiểu tác dụng của việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta tiếp thu kiến thức mà đọc sách còn là một biện pháp để hoàn thiện tâm hồn, nhân cách của con người, để rèn luyện những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích mà đôi khi chúng ta không nhận ra.
Nhiều năm gần đây, cô giáo Doãn Thị Phương Nga luôn là tấm gương nghiên cứu khoa học của thành phố. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm do cô làm chủ nhiệm hoặc tham gia đề tài được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi trong nhà trường.
Gặt hái nhiều quả ngọt
Với sự tận tụy, trách nhiệm với nghề, cô giáo Doãn Thị Phương Nga đã nỗ lực truyền thụ kiến thức cho các thế hệ học sinh giúp các em đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Để trò đến với bài học một cách hào hứng, hiểu được tính chất, yêu cầu của việc dạy chuyên Văn và bồi dưỡng học sinh giỏi cùng với kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê, cô Nga đã đưa văn học đến với học sinh một cách chân thành, để rồi những “trái ngọt” từ sự nỗ lực của cô và trò cứ thế ngày càng đến nhiều thêm.
Dưới sự dìu dắt, truyền đạt kiến thức của cô Nga, từ năm học 1993 đến 2023, cô đã giảng dạy, bồi dưỡng được 119 giải học sinh giỏi cấp tỉnh và 266 giải học sinh giỏi cấp thị xã, thành phố.
Trong đó, từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2022 - 2023 tại Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (TP Sầm Sơn), cô có 91 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ Văn lớp 9; 34 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ Văn lớp 6; 57 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Riêng năm 2021 - 2022, đội tuyển Ngữ Văn lớp 9 xếp thứ Nhất toàn tỉnh. Cô cũng cùng tổ chuyên môn dạy đội tuyển Văn 9 xếp Nhất toàn tỉnh Thanh Hoá.
Với những đóng góp trong công tác giảng dạy và lan tỏa tình yêu Ngữ Văn đến học trò, trong 31 năm công tác, cô Nga đã được nhận Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp giáo dục, 1 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 4 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, 1 Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và 30 Giấy khen các cấp; nhiều năm liên tục đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp thị xã, thành phố, 2 lần đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Năm 2023, cô giáo Doãn Thị Phương Nga là 1 trong 75 gương mặt được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 - 2023.
Thầy giáo Nguyễn Văn Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ cho biết, cô Doãn Thị Phương Nga là giáo viên tâm huyết, trách nhiệm với nghề và ân cần, chia sẻ, yêu thương học trò. Ngoài kiến thức chuyên môn, cô còn có sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức xã hội.
Cô luôn tìm hiểu, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin để đưa đến cho học sinh những giờ học thú vị, hấp dẫn, có tính giáo dục mạnh mẽ, khiến các em say mê trong từng tiết học. Bên cạnh đó, cô Nga cũng luôn động viên, giúp đỡ, góp ý cho các đồng nghiệp để giúp nhau cùng tiến bộ.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.