Cơ hội phát triển cho đường sắt liên vận quốc tế

Chủ nhật, 30/05/2021 13:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 nhưng lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt qua 2 cửa khẩu Lào Cai - Sơn Yêu và Đồng Đăng - Bằng Tường chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021 đã đạt 336,7 ngàn tấn; bằng 122% so với cùng kỳ năm 2020.

Dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 nhưng vận tải hàng hóa liên vận bằng đường sắt vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Ảnh minh họa

Dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 nhưng vận tải hàng hóa liên vận bằng đường sắt vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Ảnh minh họa

Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, doanh ngiệp này đang khai thác các tuyến tàu liên vận, vận chuyển hàng hóa qua Trung Quốc, Nga, một số nước EU vào thứ Tư và Chủ nhật hàng tuần. Riêng tuyến Việt Nam (xuất phát từ ga Đồng Đăng) sang Trung Quốc chạy hàng ngày.

Hầu hết các chuyến tàu liên vận quốc tế đều chạy hai chiều: Việt Nam - Trung Quốc - Nga, Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Trung Quốc - Kazackhstan, Việt Nam - Trung Quốc - Nga - Kazackhstan - Belarus - Ba Lan (hoặc Đức).

Hiện hệ thống đường sắt của Trung Quốc và các nước châu Âu được thiết kế theo khổ đường ray tiêu chuẩn 1.435mm, trong khi đường sắt Việt Nam dùng khổ đường ray là 1.000mm. Nhưng riêng đoạn từ Yên Viên đến ga Đồng Đăng là đường lồng gồm cả khổ đường ray 1.435mm và 1.000mm.

Nếu hàng xuất khẩu từ miền Nam hoặc các nơi khác đưa về Yên Viên để chuyển sang toa tàu Trung Quốc thì lên Đồng Đăng không cần sang tải, chạy thẳng qua Trung Quốc. Còn nếu tàu từ miền Nam chạy thẳng lên Đồng Đăng thì sang tải ở ga Đồng Đăng.

Mặc dù chịu những tác động tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19 tuy nhiên theo Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, sản lượng nhiều mặt hàng trên tuyến đường sắt liên vận trong những tháng đầu năm 2021 đã ghi nhận mức tăng trưởng tốt. Hàng xuất quặng sắt khoảng 2,5 - 3 vạn tấn/tháng, lưu huỳnh khoảng 1,5 vạn tấn/tháng...

Tính chung, quý I/2021 hàng quặng các loại xuất Trung Quốc thực hiện được khoảng 4,3 vạn tấn, bằng 116% cùng kỳ; than đá nhập khẩu khoảng 1,1 vạn tấn, bằng 802% cùng kỳ.

Ưu điểm vận tải đường sắt là an toàn, hạn chế rủi ro và có thể vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa. Ảnh minh họa

Ưu điểm vận tải đường sắt là an toàn, hạn chế rủi ro và có thể vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa. Ảnh minh họa

Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải nhận định, chi phí vận chuyển trung bình hiện nay từ Việt Nam đi Đức bằng đường sắt khoảng 8.000-9.000 đô la Mỹ/container, cao hơn đường biển (6000 đô la đến 8000 đô la/container) nhưng thời gian vận chuyển chỉ có 30 ngày, ngắn hơn nhiều so với 45-50 ngày nếu đi đường biển

Còn theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, sản lượng hàng liên vận quốc tế 4 tháng đầu năm đã ghi nhận mức tăng đột biến.

Nếu như năm 2020, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua 2 cửa khẩu Lào Cai - Sơn Yêu và Đồng Đăng - Bằng Tường đạt 863,8 ngàn tấn; bằng 104% so với năm 2019 thì chỉ 4 tháng đầu năm 2021, con số này đã đạt 336,7 ngàn tấn; bằng 122% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu 156,5 ngàn tấn bằng 115% và nhập khẩu 180,2 ngàn tấn bằng 129%.

Riêng với container, container xuất đạt 2.792 TEU, container nhập đạt 1.140 TEU. Trong đó, số lượng container quá cảnh Trung Quốc đi tiếp đến châu Âu là 584 TEU.

Phó Tổng giám đốc VNR Phan Quốc Anh chia sẻ, kế hoạch mở tàu hàng liên vận sang châu Âu đã có ý tưởng từ nhiều năm. Trong đó đã có đơn vị thuộc Tổng công ty thực hiện vận chuyển liên vận từ năm 2016.

Tuy nhiên kế hoạch này càng được đẩy mạnh trong bối cảnh sản lượng vận chuyển hành khách năm nay dự kiến sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 và dự án sửa chữa kết cấu đường sắt trên toàn tuyến Bắc - Nam.

Cũng theo ông Phan Quốc Anh, để giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng tiêu cực của dịch, một trong những giải pháp mà Tổng công ty đưa ra là nâng cao khai thác các đoàn tàu hàng liên vận quốc tế. Đây là thời điểm tàu chở hàng thể hiện thế mạnh nổi bật so với các loại hình vận tải khác. 

Ưu điểm vận chuyển của đường sắt là hạn chế rủi ro và giảm thời gian vận chuyển đáng kể so với hàng hải. Nhờ đó chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cũng hợp lý hơn.

Ví dụ như một container 40 feet cao đi bằng đường biển từ Hải Phòng đến St. Peterburg (Nga) mất chi phí khoảng 7.500 đô la Mỹ với thời gian giao hàng 42-45 ngày thì đi bằng đường sắt, chi phí đắt hơn, tính ra khoảng 10.000 đô la Mỹ nhưng thời gian chỉ bằng một nửa, thậm chí chưa đến 15 ngày.

Phát triển những đoàn tàu hàng liên vận đi Trung Quốc, đi các nước thứ ba và tiến tới Nga, châu Âu là mục tiêu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong năm nay và những năm tới.

Thế Anh

Tin khác

Hành khách tháo chạy tán loạn khi xe giường nằm bất ngờ bốc cháy dữ dội

Hành khách tháo chạy tán loạn khi xe giường nằm bất ngờ bốc cháy dữ dội

(CLO) Sau khi phát hiện xe khách giường nằm bốc cháy, tài xế đã dừng xe, hô hoán mọi người tháo chạy rồi dập lửa nhưng sau đó chiếc xe vẫn bị lửa thiêu rụi. Rất may, tài xế và 24 hành khách đều đã an toàn.

Giao thông
Hà Nội: Thêm 2 điểm cấp đổi giấy phép lái xe tại quận, huyện được ủy quyền

Hà Nội: Thêm 2 điểm cấp đổi giấy phép lái xe tại quận, huyện được ủy quyền

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính về đổi giấy phép lái xe và cấp lại giấy phép lái xe cho UBND quận Long Biên và UBND huyện Sóc Sơn.

Giao thông
Chính thức đưa vào khai thác Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

Chính thức đưa vào khai thác Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

(CLO) Hôm nay (20/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã chính thức khánh thành Đài Kiểm soát không lưu cảng hàng không Điện Biên mới, được xây dựng với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.

Giao thông
Hải Dương: Xe ô tô lao xuống sông, lái xe tử nạn

Hải Dương: Xe ô tô lao xuống sông, lái xe tử nạn

(CLO) Khoảng 19 giờ ngày 19/4, tại đường Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo TP Hải Dương, xe ô tô Madaz CX5 màu trắng đang lưu thông đã bất ngờ mất lái lao xuống sông Sặt làm lái xe tử vong.

Giao thông
Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

(CLO) Vì mục đích kinh doanh không ít showroom ô tô, cửa hàng sửa chữa xe hơi chiếm lấn vỉa hè, tận dụng vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Giao thông