(NB&CL) Phát triển công nghiệp văn hoá không còn là câu chuyện mới mẻ ở Việt Nam. Thế nhưng “cơn sốt” BlackPink tại Hà Nội mới đây cho thấy, có thể đây sẽ là một “cú hích” để thúc đẩy ngành công nghiệp văn hoá đóng góp nhiều hơn, tích cực hơn cho nền kinh tế.
Hai đêm diễn của nhóm nhạc BlackPink tại Sân Vận động Mỹ Đình, Hà Nội đã khép lại nhưng còn để lại rất nhiều dư âm trong lòng khán giả Việt Nam. Trong hai đêm 29 và 30/7, những màn biểu diễn quá “sung” của nhóm BlackPink với vũ đạo đẹp mắt, âm thanh, ánh sáng hiện đại, chất lượng, sân khấu siêu hoành tráng như làm “bùng nổ” cả sân vận động. Các cô gái BlackPink đã mang đến hai đêm nhạc những ca khúc nổi tiếng gắn bó với tên tuổi của nhóm và từng thành viên: “Boombayah”, “As If It’s Your Last”, “How You Like That”, “Pretty Savage”, “Lovesick Girl”, “Don’t Know What to Do”… Trong hầu hết thời gian của hai show diễn, không khí concert cuồng nhiệt, hàng vạn khán giả hò hét, “quẩy” hết mình theo những bản hit ưa thích.
Khán giả vỡ òa cảm xúc trong hai đêm diễn của BlackPink. Ảnh: FC BlackPink VN
Trước đêm diễn cả tháng, thông tin nhóm nhạc này chọn Hà Nội là điểm dừng chân cuối ở châu Á trong khuôn khổ tour diễn vòng quanh thế giới Born Pink World Tour của họ, đã trở thành tâm điểm của dư luận. Chính vì sức hút của ban nhạc có lượng người hâm mộ khổng lồ, Hà Nội trở thành điểm đến của nhiều du khách. Vài ngày trước concert, những chuyến bay khứ hồi TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội luôn trong tình trạng cháy vé dù giá vé lên đến 8 - 9 triệu đồng. Rất đông khán giả từ Thái Lan, Trung Quốc... cũng bay đến Hà Nội; nhiều khách sạn gần khu Mỹ Đình đã báo hết phòng từ sớm. Và ngay sau đêm concert, nhiều người hâm mộ chưa về ngay mà vẫn tiếp tục xếp hàng ở phía ngoài cổng sân vận động để mua đồ lưu niệm từ Ban tổ chức.
Ngay cả trước khi đến Việt Nam, chuyến lưu diễn Born Pink World Tour đã “oanh tạc” hàng loạt thành phố lớn trên thế giới như Seoul, Tokyo, Hong Kong, Sydney, Paris, New York... Born Pink đi đến đâu là “cháy vé” đến đấy. Riêng tại Việt Nam, giá vé cao nhất lên tới 9,8 triệu đồng, trong khi mức lương trung bình hằng tháng của người Việt Nam khoảng 6,7 triệu đồng. Thậm chí, giá vé VIP trong concert BlackPink ở Hà Nội còn cao hơn so với các quốc gia Đông Nam Á khoảng 3 triệu đồng. Thế nhưng khi mở bán, số lượng vé VIP của đêm diễn đầu tiên đã được bán hết chỉ sau vài giờ đồng hồ.
Mặc dù giá vé không hề rẻ, hai đêm diễn của BlackPink tại Hà Nội thực sự bùng nổ với lượng khán giả lên đến hơn 60.000 người. Đây là một minh chứng rõ ràng cho thấy, nếu được tổ chức, khai thác tốt, âm nhạc không chỉ tạo ra động lực lớn với du lịch mà còn là “con gà đẻ trứng vàng”.
Show diễn của BlackPink thu hút rất đông các bạn trẻ. Ảnh: Đình Trung
Âm nhạc - cỗ máy in tiền
Nhìn sang Hàn Quốc - quê hương của BlackPink - âm nhạc đang là một lĩnh vực “hái ra tiền”. Theo TS. Đặng Thiếu Ngân - Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học Hàn Quốc, nền công nghiệp âm nhạc xứ Hàn (Kpop) đang là một đế chế hùng mạnh, có sức ảnh hưởng bậc nhất thế giới.
Dẫn báo cáo của Bộ Văn hóa và Thể thao Hàn Quốc đầu năm 2023, bà Ngân cho biết, các nghệ sĩ Kpop đã bán được hơn 80 triệu album trên toàn thế giới vào năm 2022 và số lượng người hâm mộ Hallyu (làn sóng văn hóa Hàn Quốc) trên toàn cầu vào tháng 12/2021 đã tăng gấp 17 lần so với năm 2011. Chỉ một nhóm nhạc đại diện cho Kpop là BTS với 7 thành viên, năm 2018 đã mang về cho nền kinh tế Hàn Quốc 3,6 tỷ USD. Con số này tương đương với đóng góp của 26 công ty có quy mô trung bình khi đó. Đến năm 2020, BTS đóng góp giá trị hơn 4,5 USD tỷ USD cho nền kinh tế Hàn Quốc, chiếm 0,3% tổng GDP.
Với BlackPink, tour lưu diễn vòng quanh thế giới Born Pink World Tour cũng trở thành chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất của một ban nhạc nữ trong lịch sử, vượt qua các nhóm nhạc nữ huyền thoại như Spice Girls, TLC và Destiny’s Child. Thống kê cho thấy, chuyến lưu diễn của nhóm, bắt đầu từ tháng 10/2022, đã mang về cho công ty chủ quản hơn 163 triệu USD doanh thu. Hiện BTS và BlackPink là 2 là “cỗ máy in tiền” cho Hàn Quốc.
Sự thành công “không tưởng” của làn sóng Kpop khiến nhiều đánh giá cho rằng, không phải những ông lớn trong ngành công nghiệp như Samsung, Hyundai, LG hay Lotte mà Kpop mới chính là thương hiệu xuất khẩu thành công nhất xứ sở Kim chi. Văn hóa Kpop đang len lỏi đến giới trẻ trên toàn thế giới, đóng góp lớn vào việc quảng bá và thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm Hàn Quốc trên thị trường quốc tế.
Các thành viên BlackPink đội nón lá, quảng bá phở Việt Nam. Ảnh: TPO
Việt Nam đã sẵn sàng?
Theo chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh, với BlackPink concert, đây là lần đầu tiên Việt Nam chào đón một nhóm nhạc Kpop tầm cỡ thế giới đến biểu diễn trong một tour diễn chính thức, điều này cho thấy thị trường Việt Nam đã đủ lớn để thu hút sự quan tâm của giới âm nhạc quốc tế.
“Đây là cơ hội cho thế giới thấy sự sẵn sàng của thị trường âm nhạc và dịch vụ tổ chức sự kiện âm nhạc ở Việt Nam - một điều mà chúng ta đã và đang nỗ lực thực hiện hơn 20 năm qua, từ khi có những ban nhạc quốc tế đầu tiên đến Việt Nam”, ông Lê Quốc Vinh nhận định.
Nhiều chuyên gia đánh giá, nếu so sánh, thị trường âm nhạc Việt Nam sôi động không kém Hàn Quốc. Giờ đây công chúng Việt sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để được xem “thần tượng” biểu diễn. Điều đó cho thấy công chúng đã dần hình thành thói quen trả nhiều tiền hơn cho việc thưởng thức âm nhạc. Việc khán giả chịu chi tiền hơn là một yếu tố quan trọng để hình thành nền công nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp - một trong những cột trụ chính của ngành công nghiệp văn hóa tại mỗi quốc gia. Bởi vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc để phát triển công nghiệp âm nhạc cũng như công nghiệp văn hóa.
Công nghiệp biểu diễn cũng là nơi các giá trị văn hóa được quảng bá.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, giá vé đêm nhạc BlackPink cho thấy sự sẵn lòng chi trả cao hơn của một bộ phận khán giả để thưởng thức những trải nghiệm âm nhạc chất lượng và đáng nhớ. Đồng thời, sự thành công của BlackPink và tour diễn Born Pink khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn về việc tập trung đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp văn hóa theo đúng xu hướng phát triển quốc tế, để không chỉ tạo tác động lan tỏa sang các lĩnh vực kinh tế - xã hội, mà còn tạo dựng uy tín, thương hiệu và sức mạnh mềm Việt Nam trên trường quốc tế.
“Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam đã có chủ trương và chiến lược cho việc phát triển công nghiệp văn hóa từ năm 2016, nhưng vẫn còn một số rào cản và thách thức cần vượt qua để thực sự đạt được thành quả như Hàn Quốc hay các quốc gia có sự đầu tư thành công trong lĩnh vực này. Chúng ta còn thiếu rất nhiều để có một hệ sinh thái về hạ tầng văn hóa đầy đủ, đáp ứng yêu cần phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nêu quan điểm.
Hình ảnh các cô gái BlackPink thân thiện với khán giả, người hâm mộ xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội.
Để phát triển công nghiệp văn hoá, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có sự liên kết đồng bộ, chuyên nghiệp thành một hệ thống giữa các thành phần sáng tạo nghệ thuật, phát hành, phân phối và quảng bá các sản phẩm, cũng như những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các quy định của pháp luật cần cụ thể, rõ ràng hơn. Ngoài ra, còn cần sự chung tay, ủng hộ quyết liệt từ chính khán giả trong nước. Điều này, những năm gần đây đang có chuyển biến tích cực.
“Nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm âm nhạc có chất lượng cao đã chứng minh tiềm năng của thị trường nghệ thuật Việt Nam. Nếu chúng ta có đủ những sản phẩm chất lượng, chú tâm nhiều hơn đến công nghiệp giải trí, chúng ta hoàn toàn có cơ hội trong việc khai thác, quảng bá những giá trị văn hóa, nghệ thuật Việt Nam như những gì BlackPink đã làm được”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".