(CLO) Trong suốt 20 năm qua, hàng Việt luôn có nhiều cơ hội và cứ mỗi làn sóng thương mại điện tử đều có các cơ hội khác nhau. Thực tế có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được làn sóng thương mại điện tử trước đây để có những bước phát triển không ngừng.
Cơ hội và thách thức của hàng Việt trên nền tảng thương mại điện tử
Cùng với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử (TMĐT) là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế.
Theo báo cáo mới nhất của Google, Temasek và Bain & Company công bố tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 16%, chạm mốc 36 tỷ USD vào năm 2024.
Trong đó lĩnh vực thương mại điện tử là một động lực chính thúc đẩy phát triển. Năm 2024, ngành thương mại điện tử đã tăng trưởng tới 18% so với cùng kỳ năm 2023, với mức tổng giá trị chạm mốc 22 tỷ USD.
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn thương mại điện tử đã trở thành "trợ thủ" dẫn dắt nền kinh tế số theo đúng định hướng. Đây còn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra và từng bước hiện thực hóa khát vọng hội nhập kinh tế quốc tế, đưa giấc mơ hàng Việt vươn xa toàn cầu.
Tuy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhưng đây vừa là động lực cũng là thách thức đối với hàng hóa sản xuất trong nước phải đối mặt.
Trong tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số” vừa diễn ra, ông Trần Quốc Bảo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO cho rằng hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với 3 khó khăn cỗi lõi khi tham gia thị trường thương mại điện tử.
Thứ nhất là vấn đề về công nghệ: thương mại điện tử là chuyển đổi số của ngành bán lẻ và thương mại điện tử là chuyển đổi số của phân phối, đều liên quan đến công nghệ, tuy nhiên mức độ thích nghi của doanh nghiệp còn khá hạn chế;
Thứ hai, về sự kiên trì; Thứ ba, trước đây thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao có chỉ dấu đưa hàng Việt Nam phát triển, nhưng giờ đây cần chỉ dấu cần xây dựng chỉ dấu nhận biết từ cơ quan nhà nước có tính chất, quy mô lớn hơn để đưa hàng Việt Nam vươn mình ra thế giới.
Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam cho rằng, hàng Việt Nam tuy có tính chất, đặc thù riêng nhưng do quy mô của doanh nghiệp sản xuất rất nhỏ so với toàn cầu nên khó có đủ nguồn lực để theo kịp. Nhiều doanh nghiệp cũng chưa nhìn thấy rủi ro trong việc không hòa mình vào cuộc chuyển đổi số. Nếu doanh nghiệp bỏ qua chuyển đổi số thì sẽ tụt hậu, người tiêu dùng sẽ bỏ đi.
Bên cạnh đó, sản lượng hàng hoá của nhiều doanh nghiệp chưa ổn định. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đặc sản, họ bán đến đâu thì sản xuất đến đấy, nhưng khi không có được sản lượng ổn định thì rồi đến lúc người tiêu dùng không biết đến họ nữa.
Ngoài ra, giờ đây nhiều người tiêu dùng không có thói quen đến chợ, họ quen với mua hàng từ bàn làm việc với chiếc điện thoại trên tay. Chưa kể, đến năm 2024 trào lưu mua sắm đi kèm với giải trí. Trong không gian rộng rãi, họ vừa giải trí, và xem xét thuyết phục khách mua hàng. Doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng này để chuyển đổi.
Chia sẻ về cơ hội của hàng Việt trên sàn thương mại điện tử ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) cho biết, trong mỗi thời điểm, sẽ có những nhóm doanh nghiệp khác nhau tận dụng được cơ hội khác nhau.
Trong suốt 20 năm qua, hàng Việt luôn có nhiều cơ hội và cứ mỗi làn sóng thương mại điện tử đều có các cơ hội khác nhau. Thực tế có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được làn sóng thương mại điện tử trước đây để có những bước phát triển không ngừng.
Chia sẻ về giải pháp ông Nguyễn Lâm Thanh cho biết, khi triển khai nền tảng ứng dụng TikTok và TikTok Shop, đã đặt ra mục tiêu làm thế nào để hỗ trợ cho nhà nước, doanh nghiệp và người lao động đứng vững trong kỷ nguyên chuyển đổi số của toàn thế giới. Và làm thế nào để hàng hóa Việt Nam sản xuất ra vẫn đưa đến được người trong nước và người tiêu dùng nước ngoài.
Thực tế triển khai chương trình phiên chợ OCOP mỗi xã 1 sản phẩm, đã tôn vinh hàng nông sản Việt Nam, xóa nhòa khoảng cách số giữa nông thôn, thành thị. Triển khai chương trình này cũng hướng dẫn người dân, mỗi thứ 7 hàng tuần tổ chức 1 phiên livestream để giới thiệu, tiếp cận 5 triệu người khá thành công.
Tháng 6/2024, chương trình đã được mở rộng với gọi tên là chương trình Tự Hào Hàng Việt. TikTok đã phối hợp với các hội để các doanh nghiệp sản xuất hưởng ưu đãi của nền tảng như hỗ trợ bán hàng. Trong 6 tháng, hỗ trợ 10 nghìn doanh nghiệp, đăng tải, đưa lên nền tảng TikTok Shop hashtag như Tự Hào Hàng Việt, hay OCOP.
“Là đối tác của Bộ Công thương trong tổ chức các chương chúng tôi cam kết đồng hành cùng chương trình thương mại điện tử và Bộ Công Thương giới thiệu nhiều nhất các sản phẩm của nhà sản xuất Việt đến với cộng đồng người tiêu dùng. Thông qua chương trình đã xây dựng liên minh của hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp, và các cơ quan nhà nước để xây dựng liên minh bảo vệ người tiêu trong việc lựa chọn những hàng hóa tốt, giá thành hợp lý, cùng chính phủ đảm bảo nguồn thu, để tái đầu tư”, ông Nguyễn Lâm Thanh nói.
Kỳ vọng từ Online Friday
Tại tọa đàm ông Lê Đức Anh cũng đã chia sẻ về chương trình “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday”. Chương trình đã được tổ chức thường niên từ năm 2014 đến nay đã trải qua 10 năm đã và đang ngày càng khẳng định vai trò cầu nối quan trọng của cơ quan Chính phủ trong hoạt động quản lý, phát triển thương mại điện tử bền vững.
Mục tiêu của chương trình là tạo ra nền tảng kết nối các doanh nghiệp với nhau. Trong đó kết nối doanh nghiệp sản xuất với đơn vị hạ tầng, kết nối nhà bán hàng với người tiêu dùng,... tạo môi trường để các doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, chương trình cũng đặt ra những mục tiêu thúc đẩy thương hiệu sản phẩm Việt.
Năm nay Online Friday sẽ có 60 giờ mua sắm rộn ràng với lễ hội voucher, nhiều doanh nghiệp tung ra chương trình khuyến mại giá trị để khách hàng sử dụng trong hoạt động mua sắm; sẽ có lễ hội quy tụ trên 50 thương hiệu, tại 36 Lý Thái Tổ với kỳ vọng kết nối liên minh xây dựng vả bảo vệ hàng Việt.
Với vai trò là đơn vị đồng hành cùng Online Friday, ông Nguyễn Lâm Thanh cho biết, năm nay trên TikTok, dự kiến có 500 phiên livestream, đến 3.000 doanh nghiệp tham gia và kỳ vọng có khoảng triệu đơn hàng đến từ các phiên livestream. Bên cạnh đó, từ sự lan tỏa của chương trình đến người tiêu dùng trên cả nước, chúng tôi kỳ vọng có 1 tỷ người tiếp cận, 1 tỷ người xem chương trình.
Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, ông Lê Đức Anh cho biết, doanh nghiệp cũng cần phải mạnh dạn trong việc đổi mới vì cChắc chắn kinh doanh trên nền tảng TMĐT sẽ khác với truyền thống. Bên cạnh đó, thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Bộ Công Thương kỳ vọng các Ddoanh nghiệpViệt Nam sử dụng các dịch vụ chuyển phát của các doanh nghiệp Việt Nam để cùng thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ Việt Nam phát triển.
(CLO) Ngày 25/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu (SN 1999, trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng) về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: Thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cho các sàn thương mại điện tử, bảo đảm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đều được xác thực danh tính khi tham gia cung cấp, trao đổi hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, tránh thất thu thuế và các hành vi gian lận.
(CLO) Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhóm đối tượng đã tụ tập, sử dụng máy xúc, gậy, cuốc, kéo, ly thuỷ tinh, gạch đá, bom xăng tự chế chống người thi hành công vụ.
(CLO) Giá dầu đang dao động ở mức cao nhất trong 2 tuần gần đây, sau khi tăng 6% trong tuần trước. Điều này phản ánh sự căng thẳng địa chính trị giữa các cường quốc phương Tây và các quốc gia sản xuất dầu lớn như Nga và Iran, làm tăng lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu.
(CLO) OpenAI vừa công bố việc mở rộng tính năng ChatGPT Search đến người dùng miễn phí, đánh dấu một bước tiến mới trong việc phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đến mọi tầng lớp người dùng trên toàn cầu.
(CLO) Samsung đang đối mặt với một thử thách lớn trong việc chế tạo chip tiến trình 2 nm, khiến tương lai của vi xử lý Exynos 2600 vốn được kỳ vọng là bước đột phá giờ đây trở nên mờ mịt.
(CLO) Sky Mavis - Startup tỷ USD của Việt Nam, đơn vị sở hữu tựa game Axie Infinity sắp phải sa thải 21% nhân sự bất chấp thị trường tiền số đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
(CLO) Thế Giới Di Động (MWG) ngưng mở rộng chuỗi điện máy, đồng thời mảng dược phẩm bán lẻ với chuỗi An Khang cũng đang đi lùi so với 2 đối thủ là Pharmacity và Long Châu
(CLO) CTCP Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) ghi nhận những kết quả kinh doanh tích cực trong tháng 10. Đồng thời công ty dự định tái khởi động lại dự án TC Tower đã bị đình trệ gần 1 thập kỷ.
(CLO) Biến động giá Bitcoin có mối liên hệ tới nhiều sự kiện kinh tế lớn trên thế giới. Kể từ khi ông Donald Trump đắc cử đến nay, giá đồng tiền số này đã tăng 34%. Nhiều chuyên gia nhận định điều này sẽ tạo thêm áp lực lên các ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát cung tiền và ổn định tỷ giá hối đoái
(CLO) Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có ý kiến đề nghị các Liên danh Nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc đoạn Tân Phú- Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương trong tháng 11.
(CLO) Trên tuyến đường Tô Hiệu (quận Hà Đông, Hà Nội) nhiều trụ sở đã bị bỏ hoang, xuống cấp sau khi sáp nhập gây lãng phí, thất thoát lớn nguồn lực từ nhà đất công.
(CLO) UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đối với ông Phan Đoàn Thái do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật về Đảng.
(CLO) Chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 đang trở thành tâm điểm chú ý không chỉ bởi quy mô tổ chức khủng mà còn bởi sức hút từ dàn nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam. Ngày 15/12/2024 tại TP Hạ Long, sự kiện hứa hẹn sẽ là đêm hội sắc đẹp và âm nhạc đỉnh cao, khiến khán giả cả nước đứng ngồi không yên.
(CLO) Khởi động ngày đầu tiên, chuỗi sự kiện VSMCamp và CSMOSummit 2024 với hơn 60 diễn giả chia sẻ gần 40 bài tham luận về xu hướng phát triển bền vững.
(CLO) Vừa qua, Sở Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với 02 huyện Na Rì, Ngân Sơn tổ chức Phiên chợ đưa hàng Việt từ khu sản xuất đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
(CLO) Ngày 13/11, tại huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029 với 85 đại biểu chính thức.
(CLO) Sáng nay (12/11), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
(CLO) Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Điều này tạo nên sức mạnh mềm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
(CLO) Mới đây, Công ty Cổ phần Canifa chính thức được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024 ghi dấu sự nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang “made in Việt Nam”.
(CLO) Sáng 6/8, “Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024” với chủ đề “Phát triển ngành Nước Việt Nam: An ninh, an toàn, hiệu quả và hội nhập” đã được khai mạc tại Hà Nội.
(CLO) Taiwan Excellence vinh dự trở lại với Vietwater 2024, triển lãm có quy mô lớn nhất Đông Nam Á về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải.