'Mang âm nhạc đến bệnh viện' xoa dịu bớt nỗi đau cho các bệnh nhân ung thư
(CLO) Những lời ca, tiếng hát được vang lên tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã mang đến nhiều niềm vui và tình cảm cho những bệnh nhân đang chiến đấu với căn bệnh ung thư.
Theo dõi báo trên:
Các chính sách hạn chế hút thuốc lá đã có tác dụng
Các chính sách để hạn chế việc hút thuốc lá và những chương trình tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc lá của cơ quan quản lý trong những năm qua cũng đã để lại tác dụng khi tỷ lệ hút thuốc giảm từ 22,5% xuống 21,7%, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 22,3% (theo nghiên cứu của Vess). Con số nhỏ đáng khích lệ ấy, dường như chưa đủ so sánh cho những tổn hại mà thuốc lá đã và đang gây ra cho xã hội.
Theo ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm – WHO cảnh báo: ở Việt Nam, sử dụng thuốc lá giết chết hơn 40.000 người mỗi năm. 21% ca tử vong ở nam giới là liên quan đến thuốc lá. Tổn thất kinh tế do tác hại của thuốc lá là khoảng 24.000 tỷ đồng năm 2012, tương đương gần 1% GDP của Việt Nam.
Bộ Y tế cũng thừa nhận: Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới chưa đạt được mục tiêu đề ra là giảm xuống 37% vào năm 2020. (Năm 2020 42,3%).
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc tỷ lệ hút thuốc lá còn cao và giảm chậm ở Việt Nam được cho là do giá thuốc lá vẫn rất rẻ, thậm chí đang ngày càng rẻ đi nếu so với thu nhập.
Tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ thuốc lá ở đang ở mức thấp, chỉ chiếm 38.8% (2020), thấp hơn so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), thấp hơn đa số các quốc gia trong khu vực ASEAN (Brunei 81%, Thái Lan 70%, Singapore 69%, Malaysia 57%, Indonesia 51%; Myanmar 50% và các nước phát triển như: Australia 62%, Đức 75%, Pháp 80%,...), và còn cách xa khuyến cáo của WHO là 75%.
Giá thuốc lá tại Việt Nam ngày càng rẻ so với thu nhập đầu người và lạm phát, khiến cho thuốc lá ngày càng trở nên dễ mua đối với người nghèo. Một bao thuốc lá thông thường chỉ khoảng 15 ngàn đồng và mức giá này hầu như không thay đổi trong 10 năm từ 2010 – 2020.
Từ thực tế nêu trên, các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng thuốc lá cần được tiếp tục kiểm soát hơn nữa và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này theo kiến nghị của WHO là điều cần thiết.
ThS Đào Thế Sơn, cố vấn về thuế của Vital Strategies, nói: “Thanh niên và người nghèo là đối tượng đáp ứng tốt nhất đối với thay đổi về giá”. Như vậy có cơ sở để hiểu rằng, nếu giá tăng, tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ giảm.
Thuốc lá điện tử - nguy cơ trở thành đại dịch đối với thanh thiếu niên?
Theo Bộ Y tế thông tin, những năm gần đây, xuất hiện nhiều sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, được thiết kế đa đạng với nhiều kiểu dáng và hương vị rất hấp dẫn với giới trẻ. Trong khi tỷ lệ hút thuốc lá điếu thông thường giảm thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng nhanh chóng.
Theo điều tra năm 2019 của WHO, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 15-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%. Đến năm 2022, tỷ lệ này đã tăng lên 3,5% ở độ tuổi 13-15 tuổi.
Học sinh là thế hệ trẻ của đất nước, đa phần đang trong quá trình phát triển thể thể chất và trí tuệ. Nếu sử dụng thuốc lá điện tử độc hại sẽ vô cùng đáng lo ngại cho sức khỏe trí tuệ của thế hệ tương lai.
Theo nghiên cứu của ThS. Nguyễn Hạnh Nguyên, Tổ chức HealthBridge Canada Việt Nam, đến nay, WHO đã khẳng định chưa có bằng chứng cụ thể về việc thuốc lá điện tử ít tác hại hơn thuốc lá truyền thống. Cả 2 loại đều gây ra những căn bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm.
"Thuốc lá điện tử cũng gây ra những bệnh về: ung thư, tim mạch, huyết áp. Nghiêm trọng hơn, là những căn bệnh cấp tính như: “hội chứng tổn thương phổi cấp Evali” (phát hiện đầu tiên năm 2019 tại Mỹ); ngoài ra, thuốc lá điện tử sử dụng pin dễ gây cháy nổ, làm chấn thương vùng hàm, mặt; và đáng chú ý nhất, sản phẩm này dễ bị pha trộn với ma túy, các chất gây nghiện cấm khác", ThS. Nguyễn Hạnh Nguyên đánh giá.
Việt Nam hiện nay chưa quyết định chính sách cụ thể về việc cấm hay tăng thuế đối với thuốc lá điện tử. Trong khi, Bộ Y tế cho rằng nên cấm! thì Bộ Công thương đề xuất quản lý (tăng thuế) giống thuốc lá truyền thống.
ThS. Nguyễn Hạnh Nguyên đã chỉ ra bài học các quốc gia không ban hành lệnh cấm đối với thuốc lá điện tử đều không đạt được mục tiêu giảm sử dụng ở thanh thiếu niên. “Như ở Mỹ, chỉ trong một thời gian từ 2011 – 2019, tỉ lệ này dường như trở thành đại dịch, tăng từ 1,5 lên đến gần 30%. Đến 2019, chính phủ Mỹ buộc phải thắt chặt hơn bởi nhiều biện pháp khác”, bà Hạnh Nguyên nói.
Quả thực, nếu trở thành đại dịch cho thế hệ trẻ, sẽ là gánh nặng lớn đối với xã hội. Nhưng việc đưa ra một chính sách “cấm” cũng không hề trơn tru bởi nhẽ nguy cơ gặp rào cản đến từ ngành công nghiệp thuốc lá.
“Như Malaysia, quốc gia láng giềng với Việt Nam, đã mất gần 2 năm mới thông qua dự luật cấm hút thuốc lá đối với trẻ vị thành niên”, ThS Đào Thế Sơn, cố vấn về thuế của Vital Strategie nêu và bình luận rằng: “Ngành công nghiệp thuốc lá đã tác động đến chính sách khiến các quyết định ban hành dự luật bị trì hoãn”.
Ở Việt Nam, chưa biết các cơ quan quản lý nhà nước có phải đối mặt với những rào cản như vậy hay không? Nhưng chắc chắn việc người tiêu dùng ít sử dụng hơn những sản phẩm độc hại sẽ giúp cho quốc gia những lợi ích không hề nhỏ. Và đó là động lực để cho các nhà quản lý đưa ra những quyết sách đúng đắn, có lợi cho sức khỏe người dùng và nền kinh tế.
(CLO) Những lời ca, tiếng hát được vang lên tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã mang đến nhiều niềm vui và tình cảm cho những bệnh nhân đang chiến đấu với căn bệnh ung thư.
(CLO) Cơ quan khí tượng vừa đưa ra nhận định ở vùng núi và trung du Bắc Bộ sẽ xảy ra rét đậm, có nơi rét hại kể từ đêm 23-26/2.
(CLO) Chiều 19/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng có buổi tiếp, làm việc với Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi.
(CLO) Sáng 19/2, Ban Chỉ đạo (BCĐ) xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc họp nhằm rà soát, đánh giá kết quả triển khai chương trình XNT, NDN cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (HN, HCN) trong thời gian qua và đề ra phương hướng thực hiện trong thời gian tới.
(CLO) Chiều ngày 19/2, Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) để thảo luận và biểu quyết thông qua Nghiệ quyết về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
(CLO) Chiều 19/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/2/2025.
(CLO) Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 126-KL/TW (ngày 14/2/2025) “Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025”.
(CLO) Ngày 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Timor-Leste tại Hà Nội.
(CLO) Chiều 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 18 - 20/2.
(CLO) Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương vừa ban hành Công văn số 34-CV/BTGDVTW, chỉ đạo các cơ quan báo chí cấp tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW.
(CLO) Ngày 19/2, Ban Biên tập Báo Bắc Giang tổ chức ra mắt chuyên trang tuyên truyền đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 trên báo Bắc Giang điện tử.
(CLO) Ngày 19/2, tại Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII, ông Dương Tất Thắng - Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh với tỷ lệ đồng ý 100%.
(CLO) Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor vừa vinh danh TP. Hồ Chí Minh trong danh sách 25 điểm đến xu hướng của thế giới năm 2025.
(CLO) Lễ đón nhận danh hiệu Di sản phi vật thể quốc gia - nghề bún Vân Cù diễn ra trong 2 ngày 18-19/2/2025 với chuỗi các sự kiện văn hóa - thể thao sôi động.
(CLO) Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, đêm 19/2 và ngày 20/2, mưa trái mùa ở TP HCM và Nam Bộ có xu hướng gia tăng cho tới ngày 24/2. Thời tiết Nam Bộ ngày 20/2 dự báo nhiều mây, có nơi mưa to, sáng sớm se lạnh với nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu cố gắng quyết tâm rút ngắn tiến độ ít nhất 1 tháng đối với Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
(CLO) Vụ tai nạn khiến 2 miếng sắt lớn của thang cuốn cắm sâu vào bàn chân trái để lại di chứng nặng nề.
(CLO) Để giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh, người bệnh đã sử dụng một loại bột lá để ngâm chân với hiệu quả được quảng cáo có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng chỉ sau vài lần ngâm vùng da cẳng chân và bàn chân xuất hiện nhiều bọng nước phỏng rộp, ngứa dữ dội và đau rát.
(CLO) Theo các bác sĩ, cao điểm có ngày bác sĩ của khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện E (Hà Nội) khám cho gần 40 người bệnh, thì chiến tới hơn một nửa người bệnh mắc cúm.
(CLO) Nhiễm não mô cầu là bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi tốc độ tiến triển và có thể cướp đi sinh mạng con người trong vòng chưa đầy một ngày (24h) kể từ khi khởi phát. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và thường để lại di chứng nặng nề.
(CLO) Ngày 15/2, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là một trong hai đảng bộ cơ sở được chọn tổ chức đại hội điểm của huyện Tuyên Hóa.
(CLO) Ngày 15/02, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã tổ chức thành công Hội nghị Khoa học thường niên lần thứ III, đánh dấu kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025), 03 năm Ngày thành lập Bệnh viện (16/02/2022 - 16/02/2025).
(CLO) Ngày 15/2, Sở Y tế Ninh Bình tổ chức Chương trình Hiến máu tình nguyện ngành Y tế "Giọt hồng-Blouse trắng" năm 2025 tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh.
(CLO) Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin, tại Khoa Bệnh lây đường hô hấp có nhiều bệnh nhân nhập viện vì mắc cúm diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch, đa số là người có bệnh nền, không kiểm soát tốt bệnh nền.
(CLO) Ban Chỉ đạo Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch số 359/KH-BCĐ về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh năm 2025.
(CLO) Quảng Nam vừa ghi nhận 29 ca mắc sởi, trong đó, có 27 trường hợp chưa tiêm hoặc chưa đến tuổi tiêm vắc xin chứa thành phần sởi.