Cổ phiếu Evergrande của Trung Quốc tụt dốc hơn 80%

Thứ ba, 29/08/2023 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 28/8, cổ phiếu Evergrande có thời điểm tụt xuống 0,35 đôla Hong Kong (0,04 USD), kéo vốn hóa công ty về 4,6 tỷ HKD (586 triệu USD). Năm 2017, vốn hóa Evergrande đạt đỉnh hơn 50 tỷ USD.

Khởi động phiên giao dịch đầu tiên trên sàn Hong Kong sau 17 tháng bị tạm dừng, cổ phiếu Evergrande giảm tới 87% khi công bố tiếp tục

Với lý do chậm chễ công bố báo cáo tài chính, cổ phiếu Evergrande, hãng bất động sản lớn nhất nhì Trung Quốc đã bị ngừng giao dịch trên sàn Hong Kong từ tháng 3/2022. Gần đây, hãng nộp đơn xin giao dịch trở lại vì đã cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và cập nhật các quy trình nhằm tuân thủ quy định niêm yết của sàn Hong Kong.

co phieu evergrande cua trung quoc tut doc hon 80 hinh 1

Ảnh: RT.

Theo DW, công ty này đang trải qua quá trình tái cấu trúc nợ, dự kiến kéo dài. Hôm 27/8, họ công bố lỗ ròng 39,3 tỷ Nhân dân tệ (5,4 tỷ USD) nửa đầu năm. Công ty hiện có tổng tài sản 1.740 tỷ Nhân dân tệ. Trong đó có 13,4 tỷ Nhân dân tệ tiền và các khoản tương đương tiền. Trước đó, hãng này cho biết lỗ 582 tỷ Nhân dân tệ (80 tỷ USD) trong năm 2021 và 2022.

Ngày 28/8, Evergrande sẽ có cuộc họp với các chủ nợ. Kết quả kinh doanh nửa đầu năm sẽ giúp các chủ nợ trái phiếu nước ngoài có thêm góc nhìn toàn diện khi đánh giá kế hoạch tái cấu trúc của công ty.

Hồi tháng 4, hãng địa ốc Trung Quốc cho biết 77% nhà đầu tư nắm trái phiếu hạng A đã thông qua kế hoạch này. Trong khi đó, chỉ 30% trái chủ hạng C đồng ý. Công ty này cần ít nhất 75% trái chủ của mỗi nhóm đồng ý, để thực hiện một trong những vụ tái cấu trúc lớn nhất tại Trung Quốc tính đến nay.

Khoản lỗ trên cũng cho thấy sự chật vật của Evergrande trong cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc. Lĩnh vực địa ốc lao đao đã khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trì trệ hai năm qua.

Evergrande, cũng như các hãng bất động sản Trung Quốc khác, rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2021. Nguyên nhân được cho là chính sách "ba lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh, được tung ra nhằm giảm rủi ro hệ thống bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các công ty bất động sản.

Evergrande thiệt hại nặng nhất, do lạm dụng đòn bẩy tài chính để phát triển dự án và kinh doanh đa ngành. Tổng nợ của hãng này cuối tháng 6 vào khoảng 2.400 tỷ Nhân dân tệ (340 tỷ USD). Con số này tương đương 2% GDP Trung Quốc.

Sau Evergrande, nhiều đại gia bất động sản khác tại Trung Quốc, như Kasia, Fantasia và Shimao Group cũng vỡ nợ. Mới đây nhất, hãng bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Country Garden - cảnh báo "đang cân nhắc nhiều phương án xử lý nợ khác nhau".

Lê Na (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh kiến nghị chấm dứt hoạt động dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Cuộc sống mới

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh kiến nghị chấm dứt hoạt động dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Cuộc sống mới

(CLO) Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa có kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quá trình thực hiện Dự án Bệnh viện Cuộc sống mới.

Bất động sản
Sức hút mạnh mẽ từ tiềm năng tăng trưởng của bất động sản Lào Cai

Sức hút mạnh mẽ từ tiềm năng tăng trưởng của bất động sản Lào Cai

Với vị trí địa lý đặc biệt, cùng lợi thế về kinh tế cửa khẩu, hạ tầng và du lịch, thị trường bất động sản Lào Cai đang trở nên vô cùng sôi động, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư đến săn đón, đặc biệt là những dự án đã hoàn thiện pháp lý, sẵn sàng bàn giao.

Bất động sản
Bắc Ninh: Cấp hơn 2.300 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong 6 tháng đầu năm

Bắc Ninh: Cấp hơn 2.300 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong 6 tháng đầu năm

(CLO) Với mục tiêu hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc Sở và Văn phòng Đăng ký đất đai tập trung thực hiện ngay các giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rút gọn quy trình, chi phí, thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Bất động sản
Thị trường bất động sản bước vào chu kỳ mới: 'Sóng' sẽ 'đánh' ở đâu?

Thị trường bất động sản bước vào chu kỳ mới: "Sóng" sẽ "đánh" ở đâu?

(CLO) Từ đầu năm 2026, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào chu kỳ ổn định, người mua ưu tiên tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những loại hình bất động sản có tốc độ tăng giá cao, số lượng ít nhưng thu hút nhiều quan tâm.

Bất động sản
HoREA 'mách nước' tăng nguồn cung nhà ở xã hội

HoREA "mách nước" tăng nguồn cung nhà ở xã hội

(CLO) Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng kiến nghị về việc dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần và quy định hoán đổi quỹ đất 20% ở vị trí khác “có giá trị tương đương”.

Bất động sản