Cổ phiếu “họ FLC" giảm sâu, Vn-Index tiếp tục lao dốc

Thứ ba, 11/01/2022 15:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Họ FLC" có phiên giảm sâu sau thông tin Chủ tịch Trịnh Văn Quyết "bán chui" cổ phiếu. Chỉ số Vn-Index theo đó tiếp tục có thêm một phiên giảm mạnh hơn 11 điểm khi chốt phiên làm việc hôm nay (11/1).

Cụ thể, chốt phiên làm việc hôm nay trên sàn HOSE, chỉ số Vn-Index rơi xuống mức 1.492,31 điểm, giảm 11,4 điểm, tương đương 0,76%. Khối lượng giao dịch đạt 1.251,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 35.944,289 tỷ đồng. Toàn thị trường có 122 mã tăng giá (20 mã tăng trần); 34 mã đứng giá và 346 mã giảm giá (15 mã giảm sàn).

co phieu ho flc giam sau vn index tiep tuc lao doc hinh 1

Thị trường chứng khoán bước sang ngày thứ 2 lao dốc sau khi cổ phiếu FLC bị bán tháo.

Cùng chiều, chỉ số VN30 giữ ở mức 1.499,74 điểm, giảm 14,96 điểm, tương đương 0,99%. Khối lượng giao dịch đạt 198,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 8.597,022 tỷ đồng. Toàn thị trường có 6 mã tăng giá; 2 mã đứng giá và 22 mã giảm giá.

Trong khi đó, trên sàn HNX, chốt phiên làm việc, chỉ số HNX-INDEX rơi xuống mức 481,61 điểm, giảm 1,28 điểm, tương đương 0,27%. Khối lượng khớp lệnh đạt 142,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 4.004,474 tỷ đồng. Toàn thị trường có 80 mã tăng giá (14 mã tăng trần); 49 mã đứng giá và 160 mã giảm giá (4 mã giảm sàn).

Chỉ số HNX30 giữ ở mức 854,85 điểm, tăng 5,77 điểm, tương đương 0,68%. Khối lượng khớp lệnh đạt 43 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.200,053 tỷ đồng. Toàn thị trường có 7 mã tăng giá (2 mã tăng trần); 3 mã đứng giá và 20 mã giảm giá (1 mã giảm sàn).

Trong phiên hôm qua, FLC là điểm nhấn cần phải kể đến, khi ghi nhận kỷ lục cho lịch sử giao dịch của mình, hơn 134 triệu cổ phiếu, tương đương với gần 20% tổng số cổ phiếu lưu hành (710 triệu cổ phiếu) đã được sang tay trong chỉ một ngày. Giá cổ phiếu từ mức trần 24.100 đồng, có thời điểm đã về giá sàn 21.000 đồng, tức là mất tới 14% thị giá cũng trong chỉ 1 phiên.

Trong phiên làm việc hôm nay, cổ phiếu ‘họ FLC’ tiếp tục nổi sóng và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Việc cổ phiếu này nổi sóng xuất phát từ thông tin ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC đăng ký bán ra 175 triệu cổ phiếu từ 10/1 đến 17/1, theo văn bản công bố từ FLC được ông Quyết ký vào ngày 5/1, nhưng không thấy trên website của HOSE.

Sáng nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo, chiều ngày 10/01/2022 (17 giờ 45 phút), Ủy ban mới nhận được Báo cáo đề ngày 10/01/2022 của HOSE về việc ông Trịnh Văn Quyết bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC.

Theo đó, chốt phiên làm việc hôm nay, FLC mặc dù đã thoát sàn nhưng vẫn giảm mạnh 5,9% xuống 19.900 đồng với thanh khoản kỷ lục gần 155 triệu đơn vị. Ngoài ra, các cổ phiếu khác “họ FLC” như ROS cũng giảm sàn 6,7%; HAI giảm sàn 7%; KLF giảm sàn 9,5%; AMD giảm sàn 7%; ART giảm sàn 9,5%.

Ngoài nhóm cổ phiếu FLC, hàng loạt cổ phiếu trong nhóm ngân hàng, chứng khoán chịu áp lực điều chỉnh và phần lớn giảm sâu khiến các chỉ số chao đảo trong phiên làm việc hôm nay.

Theo đó, ở nhóm ngân hàng, CTG giảm 0,9%; HDB giảm 1%; LPB giảm 0,5%; MBB giảm 0,7%; SHB giảm 1,2%; SSB giảm 4,2%; VIB giảm 1,8%; TPB giảm 0,6^; VPB giảm 0,3%...

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng chìm trong sắc đỏ (chỉ duy nhất BCG tăng nhẹ 0,6%). Cụ thể, ART giảm sàn 9,5%; FIT giảm sàn 6,8%; WSS giảm 6,3%; VND giảm 5,4%; VIX giảm 2,6%; VIG giảm 2,3%; VCI giảm 5,3%; TVS giảm 3,3%; TVC giảm 5,4%; SSI giảm 2,9%; SHS giảm 4,1%; PSI giảm 2,2%; ORS giảm 2,9%; MBS giảm 2,6%; IVS giảm 3,4%; IBC giảm 2,7%; HCM giảm 4%; FTS giảm 5,4%; CTS giảm 5,9%; BSI giảm 2,5%...

Ở chiều ngược lại, nhóm bất động sản vẫn diễn ra sôi động và ghi điểm tích cực trong phiên làm việc hôm nay. Đây được xem là động lực quan trọng, hỗ trợ các chỉ số không bị trượt quá sâu. Trong đó, BCM tăng trần 7%; CEO tăng trần 10%; D2D tăng trần 6,9%; DIG tăng trần 7%; LDG tăng trần 6,9%; NBB tăng trần 7%; SGR tăng trần 7%; SZB tăng trần 9,9%; TDC tăng trần 6,9%; TIP tăng trần 7%; VPH tăng trần 6,9%... Ở chiều ngược lại, VIC giảm 1,3%; VHM giảm 2,1%; FLC giảm 5,9%; HAR giảm sàn 7%...

Trên sàn HOSE, MSN là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số Vn-Index khi lấy đi 2,42%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,3 triệu đơn vị; VHM lấy đi 1,99%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,1 triệu đơn vị; VIC lấy đi 1,25%, khối lượng giao dịch đạt hơn 2,24 triệu đơn vị…

Trên sàn HNX, CEO đóng góp tích cực nhất đến chỉ số HNX-Index với mức 1,99%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,3 triệu đơn vị; L14 đóng góp 0,94%; NVB đóng góp 0,49%....

Hạnh Nhi

Bình Luận

Tin khác

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm