Châu Âu trước sức ép từ hàng hóa của cả Trung Quốc lẫn Mỹ
(CLO) Bên cạnh việc bị đẩy vào cuộc chiến thương mại với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) còn đang đứng trước nguy cơ bị hàng hóa Trung Quốc giá rẻ ồ ạt tràn vào lục địa này.
Theo dõi báo trên:
Thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) chiều 24/10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội (đoàn TP HCM) cho biết, hiện nay 7 thủ đoạn rửa tiền khác nhau mà cơ quan công an mất nhiều thời gian để điều tra, xử lý.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội.
Thứ nhất, là rửa riền thông qua hình thức thành lập công ty vỏ bọc để mua bán khống hàng hoá. Theo đại biểu Nguyễn Minh Đức, thực tế, cơ quan điều tra Bộ Công an và các cơ quan tiến hành tố tụng đã làm rõ nhiều vụ án điển hình khi các đối tượng rửa tiền thành lập các công ty vỏ bọc; rồi lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi rửa tiền, biến tiền bẩn thành tiền sạch.
Ông Nguyễn Minh Đức lấy dẫn chứng là vụ việc của vợ chồng Nguyễn Thị Nguyệt và Phạm Anh Tuấn, cùng đồng phạm đã chuyển trái phép ra nước ngoài 30.000 tỷ đồng với hình thức thành lập 8 công ty khác nhau. 8 công ty này kinh doanh các ngành nghề khác nhau, nhưng mục đích chung đều xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, thông qua đó đã chuyển ra nước ngoài 30.000 tỷ đồng.
"Với những thủ đoạn rửa tiền tinh vi như vậy, Luật phòng chống rửa tiền của ta đã đủ hành lang pháp lý để ngăn chặn chưa? Bản thân tôi thấy rằng, các điều khoản trong dự thảo luật chưa đủ hành lang pháp lý để ngăn chặn hành vi này?", đại biểu Nguyễn Minh Đức nêu.
Thứ hai, là thủ đoạn thông qua nền tảng trò chơi trực tuyến. Ông Nguyễn Minh Đức nêu rõ: Điển hình vừa qua là vụ thông qua các trò chơi điện tử để tổ chức đánh bạc trực tuyến lên tới hàng ngàn tỷ đồng liên quan đến Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương. Với hình thức này, người chơi có thể dùng tiền mặt để đổi thẻ (hay còn gọi là xèng) tham gia trò chơi. Khi trò chơi kết thúc, có thể rút và đổi thẻ đó thành tiền mặt.
"Như vậy, trường hợp đối tượng phạm tội rửa tiền, dùng tiền bẩn chơi những trò chơi trực tuyến như vậy, rồi đổi lại lấy tiền mặt, rõ ràng đây là hành vi rửa tiền rất tinh vi", ông Đức nói.
Thủ đoạn thứ ba, là núp bóng gây quỹ làm từ thiện, đi du lịch để rửa tiền. Ông Nguyễn Minh Đức cho biết, trước đây, Ngân hàng nhà nước có quyết định 1437 năm 2001, quy định không được chuyển quá 5.000 USD ra nước ngoài.
Thế nhưng, Nghị định 70 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện pháp lệnh ngoại hối sửa đổi lại không còn quy định giớn hạn chuyển tiền. Mục đích của Nghị định giúp cho các giao dịch được thuận tiện hơn, song có điểm hở đối tượng có thể lợi dụng chuyển tiền cho người thân ra nước ngoài bằng nền tảng giao dịch trực tuyến.
Ông Nguyễn Minh Đức nêu ví dụ như một trường hợp ở quận 7, TP HCM đi du lịch sang Bồ Đào Nha, thông qua luật sư bên đó để mở tài khoản tại Bồ Đào Nha. Cá nhân sở hữu tài khoản này với tư cách là khách du lịch, tham gia vào một tổ chức từ thiện tại Bồ Đào Nha, yêu cầu người nhà chuyển nhanh hơn 2.000 euro ra nước ngoài.
"Vì không bị giới hạn qua nền tảng giao dịch trực tuyến như vậy, các đối tượng lợi dụng kẽ hở này để rửa tiền thì có kiểm soát được không?, đề nghị cơ quan soạn thảo tính toán lại", ông Đức cho hay.
Thủ đoạn thứ tư, là rửa tiền thông qua hình thức chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài cho người được hưởng thừa kế. Ông Nguyễn Minh Đức cho biết, đây là vấn đề mới, chưa có nhiều quy định ràng buộc cần phải được nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng.
Ngoài ra, còn có các thủ đoạn như: Nhờ người thân mua bán, chuyển nhượng hoặc cho tặng bất động sản; mua bán cổ phiếu, trái phiếu; cung cấp các dịch vụ tiền ảo, bitcoin… cũng là những hình thức rửa tiền rất tinh vi.
Nói về tiền ảo, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức cho biết, hiện nay pháp luật nước ta chưa chấp nhập hoạt động này, những đã có các hiệp hội, hoặc các tổ chức thực hiện hoạt động này. Cũng giống như trò chơi trực tuyến là dùng tiền thật để mua tiền ảo rồi đổi lại tiền thật. Như vậy các đối tượng có thể lợi dụng dùng tiền bẩn mua tiền ảo rồi rút ra thành tiền sạch.
Đại biểu Quốc hội Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam) phát biểu tại thảo luận.
Góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam) cho biết, vấn đề về tiền số và tài sản số là một sản phẩm công nghệ xuất hiện rất phổ biến trong thời gian qua. Tiền số và tài sản số rất dễ dàng được trao đổi trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, tiền số và tài sản số là một kênh để tội phạm lợi dụng rửa tiền và tài trợ khủng bố. Vấn đề này đã được nêu tại báo cáo 255 của Bộ Tư pháp ngày 29/10/2018.
"Các báo cáo đã đề cập tiền số và tài sản số có nguy cơ bị lạm dụng để thực hiện các hoạt động phi pháp, trong đó có rửa tiền và tài trợ khủng bố. Do vậy cần nghiên cứu và xây dựng khung pháp lý để quản lý tài sản số, tiền số, ngăn chặn rủi ro.
Bên cạnh đó, cần phải mở rộng phạm vi, đối tượng báo cáo là tổ chức cung cấp tài sản số để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý thanh tra, giám sát", đại biểu Vương Quốc Thắng đề nghị.
Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi (đoàn TP Hà Nội)
Còn theo đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi (đoàn TP Hà Nội) cho biết, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số và việc thanh toán không dùng tiền mặt cùng sự phát triển của thương mại điện tử đặc biệt sau đại dịch COVID-19, cùng với đó nhiều thực tế mới phát sinh như tiền ảo, tiền số, theo đại biểu cũng cần phải có sự xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về mặt quản lý Nhà nước trong đó có phòng chống rửa tiền.
Ông Tạ Đình Thi nhấn mạnh việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế phòng chống rửa tiền trong bối cảnh phát triển nền kinh tế số hiện nay cũng phải đặt trong một tổng thể về phát triển hệ thống ngân hàng số tại Việt Nam và đây cũng là xu thế trên toàn thế giới. Theo đại biểu, trong hội nhập Việt Nam cũng cần có các bước nghiên cứu kịch bản một cách tổng thể để phát triển về vấn đề này.
Cho rằng, hiện Quốc hội đang xem xét Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), theo ông Tạ Đình Thi cho rằng, 2 luật này cần có sự đối sánh và phối hợp trong quá trình soạn thảo giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra.
(CLO) Bên cạnh việc bị đẩy vào cuộc chiến thương mại với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) còn đang đứng trước nguy cơ bị hàng hóa Trung Quốc giá rẻ ồ ạt tràn vào lục địa này.
(CLO) Một chiếc xe khách đang lưu thông trên tuyến Huế - Nha Trang bất ngờ bốc cháy dữ dội khi đến cầu Trà Khúc 2 (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Hậu quả chiếc xe bị thiêu rụi gần như hoàn toàn, 24 người trên xe may mắn thoát nạn.
(CLO) Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… những ngày gần đây, một trào lưu mới mang tên “đóng vỉ chân dung” đang khiến giới trẻ phát sốt. Lấy cảm hứng từ những hộp đồ chơi figure thường thấy trong các cửa hàng, giới trẻ nay sử dụng công nghệ AI – đặc biệt là ChatGPT để tạo nên mô hình đồ chơi 3D mang chân dung chính mình, đi kèm trang phục, phụ kiện thể hiện cá tính và nghề nghiệp riêng.
(CLO) CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) chưa hoàn thành chỉ tiêu doanh thu năm 2024 nhưng vẫn phải đứng ra bảo lãnh khoản vay quy mô lớn cho công ty con.
(CLO) Sự xuất hiện của MG G50 giúp phân khúc MPV cỡ trung sôi động hơn song mức độ cạnh tranh được nhận định là không cao do đối tượng khách hàng khác biệt.
(CLO) Sau khi giật lại 1 điểm từ tay U17 Nhật Bản, đội tuyển U17 Việt Nam bất ngờ nhận được lời chúc mừng đặc biệt từ Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).
(CLO) Dù từng gây sốt đầu năm 2025 với đà tăng 144% trong chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu TMT của CTCP Ô tô TMT (TMT Motors) đã lao dốc hơn 30% sau khi doanh nghiệp công bố khoản lỗ kỷ lục 325 tỷ đồng và gánh nặng nợ vay gấp 5,6 lần vốn chủ. Những con số đáng lo ngại khiến tương lai chiến lược chuyển đổi sang xe điện của TMT trở nên mờ mịt.
(CLO) Các chatbot AI như ChatGPT đã trở thành một công cụ phổ biến với hàng triệu người dùng hàng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc chia sẻ thông tin cá nhân với chatbot có thể dẫn đến rủi ro về quyền riêng tư.
(CLO) Điều hòa ô tô thổi gió nóng bất ngờ, hé lộ rò rỉ gas lạnh từ hệ kín, cảnh báo bảo dưỡng khẩn cấp.
(CLO) Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua đã có hơn 5,5 triệu lượt khách du lịch đổ về Đền Hùng.
(CLO) Ford Việt Nam áp dụng chính sách giảm giá và ưu đãi trong tháng 4/2025 cho các mẫu xe Territory, Ranger và Explorer.
(CLO) Một nhóm du khách nữ khoảng 14 người đã dàn hàng ngang trên Quốc lộ 24 (đoạn qua địa bàn thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum) để chụp hình, khiến giao thông khu vực này bị ách tắc.
(CLO) Lần đầu tiên, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy xác nhận rằng quân đội Ukraine đã tiến hành các hoạt động quân sự ở vùng Belgorod của Nga.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rằng việc bán năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU) sẽ là một trọng tâm chính của chính quyền ông nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại với khối này.
(CLO) Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/1 USD so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD tăng với biên độ phổ biến từ 87-160 VND so với phiên trước.
(CLO) Trong một động thái được xem là sự nhượng bộ trước chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cam kết xóa bỏ thặng dư thương mại của Israel với Hoa Kỳ.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được xây dựng, hướng tới biến các khu phố cổ, tuyến phố, làng nghề thành những trung tâm sầm uất, vừa bảo tồn giá trị truyền thống, vừa thúc đẩy thương mại và du lịch, nâng cao đời sống người dân.
(CLO) UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa phối hợp với Ban Quản lý đồ án và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía tây Vành đai 4 - phân đoạn 1 (Bắc sông Hồng), tỷ lệ 1/2000.
(CLO) Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị, các địa phương, bộ, ngành liên quan, với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
(CLO) Thường trực Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chịu trách nhiệm thực hiện công tác xây dựng dự án và giải phóng mặt bằng để bảo đảm khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc nêu trên trước ngày 2/9/2025.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Kế hoạch). Theo Kế hoạch, sẽ tổng kết việc sắp xếp ĐVHC các cấp trước ngày 20/9/2025.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác như đầu tư, tiêu dùng và các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, các ngành mới nổi.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để đàm phán, chuẩn bị và chuyển tiếp trạng thái; đồng thời tiếp cận và đàm phán với phía Hoa Kỳ để có thỏa thuận song phương, tiến tới cân bằng thương mại bền vững, có lợi cho cả hai bên, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, có lợi cho người tiêu dùng hai bên, không ảnh hưởng tới các cam kết quốc tế của Việt Nam.
(CLO) Hội đàm với Phó Thủ tướng Uzbekistan Jamshid Khodjaev, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai bên cần tiếp tục khai thác tiềm năng và dư địa, nỗ lực đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(CLO) Ngày 7/4, bên lề Hội nghị Đầu tư thường niên (AIM) lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã tiếp bà Nan Li Collins, Giám đốc Ban Đầu tư và doanh nghiệp, Cơ quan về Phát triển và Thương mại của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) và Tiến sĩ Samir Hamrouni, Giám đốc điều hành Tổ chức các Khu tự do thế giới (World Free Zones Organization - WFZO).
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng cạnh tranh chiến lược, rủi ro lạm phát và bất ổn tài chính tiềm ẩn đang tác động tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế. Đặc biệt, chiến tranh thương mại đang leo thang và sẽ dần thiết lập lại trật tự của nền kinh tế toàn cầu.